Sống khỏe: Một số công dụng chữa bệnh từ cây sâm bố chính Thực hư thông tin sâm Lai Châu chứa hơn 50 thành phần Saponin Mọc ở vùng núi cao, tưởng cây dại hoá ra là sâm quý 350.000 đồng/kg |
Hai "cô gái nhân sâm" Nguyễn Phượng Hoàng Cương (trái) và Phan Thị Ngọc Bích |
Sau khi tốt nghiệp một trường đại học chuyên về tài chính tại TP.HCM, chị Phan Thị Ngọc Bích (quê ở Đức Huệ, Long An) đã chọn nghề… kinh doanh lĩnh vực du lịch. Ngày qua ngày, chị Bích vất vả làm việc trên thành phố, kiếm từng đồng dành dụm, nhưng bản thân luôn không ngừng đau đáu trông về quê nhà.
Giữa năm 2018, chị gặp lại một cô bạn, trong lần tâm sự về ý tưởng khởi nghiệp với cô bạn thân Hoàng Cương, Ngọc Bích không ngờ bạn mình cũng có chung ý tưởng. Và sau những ngày tìm tòi, nghiên cứu, đi thực tế tham quan học hỏi các mô hình về dược liệu, cuối cùng, họ phát hiện được giống nhân sâm có tác dụng đặc biệt tốt cho khớp, an thần dễ ngủ với tên gọi “sâm bố chính” hay còn gọi là “sâm tiến vua”. Và quyết định chọn cây này để khởi nghiệp.
Ngọc Bích tâm sự: “Tụi em xuất thân từ gia đình nông dân. Vùng Đức Huệ này xưa giờ cây lúa là chủ lực, nhưng đất nhiễm phèn nên năng suất rất không cao, canh tác cũng vất vả hơn các vùng ít nhiễm phèn. Từ khi mới 5 - 6 tuổi, em đã phải cùng các anh chị theo ba mẹ ra đồng phụ nhổ cỏ, cắt lúa, dắt trâu đi cày, chăn trâu, vừa chăn trâu vừa học bài nên hồi đó thường xuyên bị thầy cô la rầy vì tập sách nhem nhuốc bùn đất.
Sống cảnh nhà nông nên em hiểu rất rõ, làm lúa mà muốn giàu thì ít nhất phải có vài chục mẫu, chứ vài sào hay vài mẫu thì chỉ đủ ăn, hoặc kha khá. Người nông dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, nhưng sau một vụ lúa, chỉ đủ gạo cho gia đình dùng vài tháng và chút tiền chi phí sinh hoạt hàng ngày. Không riêng gì gia đình em mà cả những người dân làm nông nghiệp đây cũng vậy.
Chị Bích nói tiếp: “Đi làm và sống ở TP.HCM tốn chi phí quá nhiều, tiền tích góp ít ỏi. Nhiều lúc em suy nghĩ hay để có vốn nhiều thì hãy làm, nhưng nếu bản thân đợi thì biết bao giờ mới đủ, do đó tôi quyết định có bao nhiêu thì làm bấy nhiêu”.
Khu vườn rộng 5 ha của chị Ngọc Bích - Hoàng Cương |
Năm 2019, chị Bích quyết định mua 2 kg hạt giống (8 triệu đồng/kg) về trồng trên mẫu đất 5 ha được chị thuê gần nhà. Lấy ngắn nuôi dài, chị còn trồng thêm các loại nông sản khác như ổi nữ hoàng, cây đinh lăng, và một số loại dược liệu khác.
“Em phải đi học hỏi từ trên mạng đến những nhà nông lành nghề về cách trồng sâm bố chính. Người ta nói cây này dễ sống, không cần chăm sóc gì hết. Tuy nhiên, đợt đầu trồng, do tôi không có kinh nghiệm để cỏ lên um tùm, số lượng sâm thu hoạch được khá ít”, Ngọc Bích cho biết.
Mặc dù thất bại, 2 cô gái trẻ không nản chí, vẫn quyết tâm theo đuổi. Sau nhiều lần tìm hiểu nguyên nhân, rút kinh nghiệm, trồng đi trồng lại nhiều lần, cuối cùng, họ gặt hái thành công bước đầu. Năm 2019, mô hình sâm của Ngọc Bích - Hoàng Cương đã thành công, đạt năng suất 6 tấn/ha. “Nếu làm đúng, sâm có thể cho năng suất tối đa đến 10 tấn/ha”, Ngọc Bích nói.
Hoàng Ngọc Global đã liên kết với hơn chục hộ dân trồng sâm bố chính trên diện tích 5ha, và đang mở rộng diện tích lên 20 - 30ha |
“Sâm bố chính của Việt Nam có chất lượng không thua kém bất cứ loại sâm nào trên thế giới, nên tụi em mong một ngày gần đây, các sản phẩm sâm bố chính có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Còn ở Việt Nam, sẽ có thêm nhiều mô hình trồng sâm nữa, để vừa giúp phát triển kinh tế địa phương, vừa góp phần chăm sóc sức khoẻ cho người nông dân, vì đây là một trong những loại sâm có giá khá bình dân”, Phan Thị Ngọc Bích, Giám đốc công ty sâm Hoàng Ngọc Global. |
Theo chị Bích, sâm rất kén đất. Mặc dù sâm có thể trồng được ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhưng trên một cánh đồng, có thửa trồng được, có thửa không. Sâm không chịu đất có độ ẩm cao, mưa nhiều ngập úng dễ bệnh, một khi đã bệnh thì rất khó trị.
“Trong cây sâm có chất nhờn… nên khó trồng, khi đất ẩm thấp cây dễ bị bệnh. Người trồng phải diệt cỏ liền. Thường những cây lấy củ dễ bị bệnh thoái hóa cổ rễ, thối củ và một khi bị bệnh là không chữa được nên quan trọng là mình phải xử lý đất ngay từ đầu, không để giá thể bị ngập úng, phủ lớp nano Mỹ để không bị côn trùng xâm nhập. Sau khi thu hoạch xong, em trồng thêm loại cây khác (lúa) khoảng 4 - 5 tháng để đất có thời gian nghỉ ngơi”, chị Bích thông tin.
Chị Bích nói tiếp: “Em may mắn được chính quyền địa phương hỗ trợ, có người nước ngoài đầu tư, hợp tác, lai tạo thêm giống sâm, đảm bảo đầu ra. Bên cạnh đó, em vẫn muốn đưa sâm này ra thị trường theo cách của mình để thương hiệu sâm Việt Nam ngày càng phổ biến...”.
Hiện tại, chị Bích cho ra thị trường gần 30 sản phẩm về sâm như bột, trà, ngũ cốc, rượu, chè... Trong đó, củ sâm tươi có giá hơn 300.000 - gần 1 triệu đồng/kg. Các thành phần khác của cây sâm như hoa, thân, lá đều tận dụng phơi khô, chế biến thành trà… “Loại sâm này trồng khoảng một năm là cho thu hoạch, có những cây phát triển tốt, 3 củ đã được 1 kg, 5 - 7 tấn/ha. Mỗi tháng doanh thu của em được hơn 500 triệu đồng”, chị Bích hào hứng nói.
Cũng theo chị Bích, cây sâm bố chính có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ cây sâm này còn nhiều tiềm năng. Chị còn kết hợp với công ty du lịch cho khách đến tham quan, trải nghiệm thực tế, sử dụng những sản phẩm về sâm.
“Khách chụp hình với hoa, đào củ sâm. Sau đó, họ đem đi chế biến món ăn, thức uống như nước sâm, lẩu gà sâm... Để hút khách tham quan, em trực tiếp đưa đón, hướng dẫn, cũng như kể câu chuyện khởi nghiệp của mình”, chị Bích nói.
Một số sản phẩm làm từ sâm Bố Chính của Hoàng Ngọc Global |
Trong năm 2019, 2 cô gái Ngọc Bích - Hoàng Cương đã thành lập công ty TNHH Hoàng Ngọc Global, chuyên các sản phẩm về sâm. Hiện nay, công ty có nhà xưởng chế biến, kho bảo quản, sơ chế và ra cho ra thị trường gần 30 sản phẩm. Trong đó, củ sâm tươi loại đặc biệt có giá gần 1 triệu đồng/kg, hay bình rượu ngâm củ sâm bố chính tươi 5 lít có giá gần 1,5 triệu đồng. Các thành phần khác của cây sâm như hoa, thân, lá, đều tận dụng phơi khô, chế biến thành trà.
Mặc dù gắn bó với cây sâm mới hơn 4 năm, lại chẳng có chuyên môn gì về cây trồng, nhưng nay cô gái 35 tuổi này đã nói như một “chuyên gia” về cây sâm: “Em muốn chia sẻ thông tin này để nhiều người biết, nhất là bà con nông dân muốn chuyển đổi cây trồng. Đó là cây sâm bố chính có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ cây sâm này còn nhiều tiềm năng.
Tuy nhiên, đây là loại cây rất kén đất, không phải chất đất nào cũng trồng được. Mặc dù nó có thể trồng được ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhưng trên một cánh đồng, có thửa trồng được, có thửa không. Sâm không chịu đất có độ ẩm cao, mưa nhiều ngập úng dễ bệnh, một khi đã bệnh thì rất khó trị”
“Sâm bố chính là một loại sâm quý của Việt Nam, được phát hiện cách đây khoảng 300 năm tại châu Bố Chính (nay là xã Bố Trạch, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Chính vì thế, nó có tên là sâm bố chính. Theo nhiều tài liệu thì sâm bố chính có nhiều dược chất giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp. Ngày xưa sâm bố chính là sản vật quý dùng tiến vua”, Ngọc Bích nói. |
Điện Biên: Tận dụng lợi thế, nhận chuyển giao công nghệ trồng sâm từ Hàn Quốc |
Sống khỏe: Một số công dụng chữa bệnh từ cây sâm bố chính |
Thực hư thông tin sâm Lai Châu chứa hơn 50 thành phần Saponin |