Chủ tịch VinCaphe Hoàng Trung Kiên. |
Ông có thể chia sẻ về con đường đến với ngành cà phê?
Hoàng Trung Kiên:Tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại, những năm đầu, tôi làm nhiều công việc khác nhau. Sau một thời gian, may mắn được làm nhân viên cho một thương hiệu lớn VinaCaphe Biên Hòa. 10 năm làm việc tại đây, kinh qua tất cả các vị trí trong công ty giúp tôi phát triển bản thân và điều tôi ấn tượng nhất là đã tổ chức sự kiện “Ly cà phê kỷ lục thế giới” cho VinaCaphe Biên Hòa thành công vang dội.
Sau sự kiện đó, VinaCaphe Biên Hòa trở thành một thương hiệu cà phê hàng đầu, đồng thời thương hiệu này cũng được bán cho một tập đoàn lớn. Đây cũng là mốc thời gian tôi chia tay công ty đã gắn bó 10 năm, bắt tay vào mở doanh nghiệp và bắt đầu con đường lập nghiệp của riêng mình.
Tôi từ vị trí người làm thuê chuyển thành khách hàng, nhà phân phối của các hãng cà phê, ngoài VinaCaphe Biên Hòa còn có Trung Nguyên, Nestle, Phố. Trong quá trình phát triển, song song với phân phối, tôi làm tổng thầu của nhiều hãng, quá trình đó đã tích lũy được tất cả các kinh nghiệm về bán hàng, về quản lý, về làm thương hiệu. Năm 2020, nhận thấy Việt Nam rất cần có thêm những thương hiệu để ngành cà phê phát triển bền vững, phát triển xứng tầm với một đất nước có sản lượng cà phê hàng đầu thế giới, tôi quyết định cho ra đời thương hiệu VinCaphe, đó là viết tắt của Việt Nam với mong muốn sẽ trở thành một thương hiệu quốc gia trong ngành cà phê.
10 năm làm việc ở một doanh nghiệp lớn trong ngành cà phê, ông đã rút ra được bài học gì cho doanh nghiệp của mình?
Hoàng Trung Kiên: Có rất nhiều điểm đến bây giờ tôi vẫn áp dụng và cảm thấy nó thực sự giá trị đấy là chất lượng sản phẩm luôn luôn phải tốt nhất, phải giữ nguyên những giá trị cốt lõi của sản phẩm cà phê.
Trong môi trường văn hóa kinh doanh tôi học được rất nhiều. Đó là, cách ứng xử văn hóa trong một doanh nghiệp, văn hóa với những đối tác kinh doanh, bán hàng phải thật tâm, tận tình. Ngoài ra, phải đa dạng hóa sản phẩm, những phương án về marketing, bán hàng cũng cần áp dụng và đổi mới nhiều hơn nữa.
Vùng trồng cây cà phê của thương hiệu VinCaphe. |
Theo ông, đâu là thách thức đối với Vincaphe trong một thị trường cà phê rộng lớn và có nhiều đối thủ mạnh?
Hoàng Trung Kiên: Thách thức đối với Vincaphe là phải làm gốc rễ, bài bản và chuẩn nhất, tất cả phải quản trị được từ vùng nguyên liệu. Tức là phải biết cách chọn ra những vùng nguyên liệu tổt nhất. Dùng những nguyên liệu để tạo ra sản phẩm tốt nhất, khi chất lượng tốt rồi phải làm sao cho cái thương hiệu phổ biến để mọi người ai cũng có thể dùng được.
Điều quan trọng, phải biết đưa vào sản phẩm những câu chuyện để đem lại giá trị cho vùng trồng, cho bà con vùng nguyên liệu. Tôi luôn đau đáu làm sao VinaCaphe xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới bằng thương hiệu tự thân để đem lại cái giá trị cao nhất thì mới quay trở lại đầu tư cho vùng nguyên liệu được.
Vậy ông đã xử lí bài toán vùng nguyên liệu như thế nào để tạo nên chất lượng cho sản phẩm đầu ra?
Hoàng Trung Kiên: Để có một ly cà phê ngon thì ngoài yếu tố chất lượng phải có yếu tố địa danh, địa lí. Ví dụ, cà phê ngon nhất của Việt Nam đang được trồng ở khu vực Cầu Đất của Lâm Đồng. Sản phẩm cà phê Cầu Đất ngon như vậy là do người trồng đã dùng những loại phân bón tốt nhất phù hợp khu vực đất, cùng cách canh tác đặc biệt của bà con. Arabica Cầu Đất đã được tiêu chuẩn hóa bằng VinCaphe là từ lúc trồng cho đến lúc sơ chế, rang xay để có một ly cà phê mà mọi người đánh giá là ly cà phê ngon nhất Việt Nam.
Khách hàng có thể đến trụ sở không gian quán VinCaphe Việt Nam tại An Khánh, Hoài Đức (Hà Nội) để thưởng thức ly cà phê ngon nhất Việt Nam. Không phải bản thân tôi tự hào đâu mà có rất nhiều khách uống 5 đến 6 cốc 1 ngày vẫn thấy ngon, vẫn thấy tin tưởng vào chất lượng, vẫn thấy sạch.
Người tiêu dùng có thể mua sản phẩm của VinCaphe tại siêu thị |
Hoặc mua trên các sàn thương mại điện tử. |
Yếu tố khác biệt của sản phẩm VinCaphe đối với những sản phẩm cà phê đang có mặt trên thị trường là gì, thưa ông?
Hoàng Trung Kiên: Yếu tố khác biệt chính là chiến lược của VinCaphe ngay từ ban đầu. Thứ nhất, tên thương hiệu VinCaphe có từ Việt Nam. Thứ hai, đã chọn ra những sản phẩm chất lượng nhất về vùng nguyên liệu để mọi người tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Thứ ba, tất cả những chiến lược, chính sách bán hàng đều phải đem lại giá trị cho cả người bán lẫn người tiêu dùng. Thêm nữa, chính sách quảng bá giới thiệu sản phẩm và tất cả những cái đó phải là giá trị. Tức là tôi luôn luôn có tư duy thắng bằng chiến lược, không phải bí quyết dùng hương liệu, dùng chất độn.
Và quan trọng sản phẩm VinCaphe luôn luôn kể những câu chuyện về thương hiệu của toàn dân và đem những giá trị, thành quả của thương hiệu phục vụ lại cho bà con, đầu tiên là bà con vùng trồng, rồi cả xã hội, đồng thời góp phần xây dựng đất nước. Câu chuyện lớn lao như vậy tự nhiên sẽ tạo ra sự khác biệt, đó cũng là yếu tố mà tất cả các thương hiệu trong ngành Cà phê cũng hướng tới để thành công.
Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh khi vào vụ thu hoạch mới |
Doanh nghiệp nào đang đứng đầu bảng xếp hạng xuất khẩu cà phê? |
Giá cà phê tăng trở lại bất chấp nguồn cung phục hồi sau 2 năm thiếu hụt |