Bánh làm từ hạt hoa, nghe lạ mà lại là đặc sản nổi tiếng Vì sao trái xoài Đồng Tháp vốn nổi tiếng lại càng trở nên đặc biệt? |
Sự tích câu chuyện tình Phú - Nhi
Tích bánh tẻ Phú Nhi xưa bắt đầu từ chuyện tình của chàng Nguyễn Phú và nàng Hoàng Nhi. Làng Phú Nhi xưa có nghề nấu bánh đúc, còn gọi là làng Bần Nhi, nay là phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Nguyễn Phú ở Giáp Ðoài, thông minh, sáng sủa, con bà Trọng làm nghề bán dầu vỏ, bố là người nông dân hiền lành chất phác. Hoàng Nhi là con bà Hương làm nghề nấu bánh đúc hằng ngày đem bán – và nàng Nhi thường đem hàng cho mẹ.
Bảnh tẻ Phú Nhi - thức bánh đậm chất thôn quê |
Phú và Nhi biết nhau qua những buổi chợ hằng ngày, vì Nhi phải đem hàng cho mẹ. Cuộc tình cứ thế lớn dần theo ngày tháng. Nguyễn Phú đánh bạo sang nhà nàng chơi - đúng lúc Nhi đang khuấy nồi bánh đúc. Vì vội ra mở cổng mời chàng Phú vào nhà mà nàng quên bẵng việc cho vôi vào nồi bột. Rồi mải trò chuyện, tâm tình họ quên mất nồi bánh đúc đang nấu dở trên bếp lửa. Khi biết thì lửa đã tắt, nồi bánh đúc thành nửa sống, nửa chín không dùng được nữa.
Bố Hoàng Nhi là người rất nghiêm khắc, phong kiến biết chuyện bực lắm, bèn đuổi chàng Phú về cùng chỗ bánh đúc hỏng và cấm hai người gặp nhau, cấm Hoàng Nhi mang hàng cho mẹ. Thế là đôi trẻ mãi chẳng có dịp được gặp nhau, khiến Hoàng Nhi vì chuyện này mà buồn bã, ốm nặng rồi qua đời.
Chàng Phú thì đem chỗ bánh đúc hỏng về, nghĩ bỏ đi thì tiếc nên ra vườn lấy lá dong, lá chuối khô, làm nhân mộc nhĩ, thịt nạc gói lại thành bánh đem luộc lại. Khi có mùi thơm bốc lên, Phú dỡ bánh ra, thấy ăn cả lúc nóng và khi nguội đều ngon hơn bánh đúc.
Vào ngày giỗ của Hoàng Nhi, Phú tự tay làm lại nồi bánh… và đã mày mò cách nấu loại bánh mới cho mẹ đem ra chợ bán. Loại bánh mới nhanh chóng được ưa chuộng, bán rất chạy và nhà Phú trở nên giàu có hơn. Chiếc bánh tẻ Phú Nhi ra đời theo truyền thuyết đó.
Kết thúc chuyện tình chàng Phú – nàng Nhi là những ngày giỗ nàng chàng tự tay làm những chiếc bánh thật ngon gửi sang nhà nàng cúng và tưởng nhớ người yêu xưa. Chàng không lấy vợ, chỉ chuyên tâm cho nghề. Thứ bánh ngon tâm huyết chàng cũng không để làm của riêng, mà dạy lại cho dân làng để món bánh tẻ được lưu truyền mãi mãi – và tâm nguyện của Phú đã thành hiện thực.
Bánh tẻ Phú Nhi giờ vẫn nổi tiếng ngon, có mặt trong các đám tiệc, đám cỗ, giỗ. Ai đi qua Phú Nhi, khi ra về cũng tự tay chọn những chiếc bánh thơm lừng làm quà biếu.
Nhân bánh tạo nên hương vị khác biệt so với bánh tẻ nơi khác |
Bánh tẻ Phú Nhi nổi danh với OCOP 4 sao
Khác với cách làm bánh tẻ của nhiều nơi, bánh tẻ Phú Nhi được làm từ loại gạo ngon nhất, xay thành bột để ráo, rồi nấu qua cho dẻo. Thịt ba chỉ, mộc nhĩ và hành khô băm nhỏ, cho chút tiêu, chút muối xào vừa vặn làm nhân. Bánh gói bằng lá dong, bọc ngoài thêm hai lượt lá chuối khô và lấy lạt buộc lại.
Bánh tẻ Phú Nhi mang một hương vị không thể nào lẫn với thức bánh nơi khác. Điểm khác biệt tạo nên đó chính là cách thái thịt làm nhân. Thịt làm nhân ở đây được thái chứ không xay như các nơi khác, thịt được thái con chì do vậy khi ăn bùi bùi.
Hiện sản phẩm bánh tẻ thường được bán ở các chợ quê với giá thành bình dân khoảng 7.000đ/ chiếc. Đặc biệt, để mở rộng thị trường, bánh tẻ còn được bán online cho khách hàng khắp nơi, trở thành thức quà không thể thiếu tại các điểm du lịch của Đường Lâm.vào ổn định, bánh tẻ Phú Nhi lại đỏ lửa mỗi ngày, phục vụ nhu cầu của bà con mỗi khi dừng chân ghé lại xứ Đoài.
Hiện nay bánh tẻ Phú Nhi đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Bà con nơi đây quyết tâm lưu giữ và phát triển nghề làm bánh tẻ Phú Nhi, mong muốn quảng bá một thức bánh mang đậm vị thôn quê.
Bánh tẻ Văn Giang nối tiếng xa gần |
Hội thi gói bánh chưng, bánh giầy nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2022 |
Điện Biên: Đưa búp chè Shan Tuyết trở thành sản phẩm OCOP 3 sao |