Hà Nội rà soát toàn bộ cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm Tăng cường thanh kiểm tra các sàn thương mại điện tử kinh doanh TPCN chưa cấp phép Hà Nội đẩy mạnh kiểm soát an toàn thực phẩm |
Trong những năm gần đây, hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm tại Việt Nam đã nhận được sự quan tâm và đầu tư mạnh mẽ, góp phần thay đổi đáng kể diện mạo ngành kiểm nghiệm thực phẩm. Tuy nhiên, sự phong phú và đa dạng của các loại thực phẩm trên thị trường hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, cơ quan quản lý đã triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Đồng thời, các hoạt động xây dựng chính sách, thanh tra, kiểm tra, và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm cũng được đẩy mạnh. Đặc biệt, năng lực kiểm nghiệm tại các địa phương đang được chú trọng nâng cao thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư thiết bị hiện đại, chuyển giao công nghệ và đào tạo chuyên môn.
Kiểm nghiệm thực phẩm đưa ra kết quả chính xác sẽ đáp ứng kịp thời yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước trong về an toàn thực phẩm (Ảnh minh họa) |
Chia sẻ thêm thông tin về lĩnh vực kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) cho biết thêm, khoa học kiểm nghiệm thực phẩm là một chuyên ngành đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ và hiệu quả từ phát triển nguồn nhân lực chuyên môn sâu đến xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc tiên tiến và hiện đại nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Trong những năm gần đây, hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm tại Việt Nam được chú trọng đầu tư, nhờ đó đã làm thay đổi đáng kể diện mạo của ngành kiểm nghiệm thực phẩm. Tuy nhiên, từ tình hình thực tế các sự cố an toàn thực phẩm gần đây cho thấy vẫn còn những mối nguy hiện diện trong các sản phẩm thực phẩm tiêu thụ hằng ngày.
"Do đó, ngoài việc đầu tư phát triển về các kỹ thuật kiểm nghiệm hiện đại, chuyên sâu, các phòng kiểm nghiệm cần chú trọng đẩy mạnh hoạt động đánh giá nguy cơ nhằm cung cấp các bằng chứng khoa học hỗ trợ công tác quản lý an toàn thực phẩm" - PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo nhấn mạnh.
Tổ chức Y tế thế giới đã nhấn mạnh việc tăng cường sử dụng bằng chứng khoa học thông qua đánh giá nguy cơ để đưa ra các quyết định quản lý an toàn thực phẩm dựa trên nguy cơ và truyền thông nguy cơ để mỗi quốc gia đều đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu bệnh truyền qua thực phẩm lên người.Với vai trò đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao nhất của ngành Y tế, Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia đã được giao nhiệm vụ thành lập Trung tâm Đánh giá Nguy cơ về An toàn Thực phẩm. Viện mong muốn kết nối các phòng thí nghiệm, trường đại học và tổ chức quốc tế để xây dựng mạng lưới đánh giá nguy cơ. Mạng lưới này sẽ không chỉ tập trung vào kỹ thuật kiểm nghiệm mà còn thiết lập những chuẩn mực đánh giá nguy cơ phù hợp với hướng dẫn Codex, tạo nền tảng cho công tác quản lý an toàn thực phẩm tại Việt Nam.