Nho Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam được kiểm soát an toàn thực phẩm ra sao? Hà Nội rà soát toàn bộ cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm Hà Nội: Lập kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết |
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi tới Sở Y tế, Sở An toàn thực phẩm, Ban Quản lý An toàn thực phẩm và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tại các tỉnh, thành phố.
Nội dung văn bản tập trung vào việc tăng cường quản lý và giám sát hoạt động tự công bố, đăng ký sản phẩm, đặc biệt nhấn mạnh việc thanh, kiểm tra các sàn thương mại điện tử và nền tảng trực tuyến kinh doanh thực phẩm chức năng chưa được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố hoặc chưa nộp bản tự công bố theo đúng quy định.
Cục cho biết thời gian gần đây, nhiều tổ chức, cá nhân đã phản ánh về các vướng mắc trong việc thực hiện tự công bố và đăng ký bản công bố sản phẩm. Các khó khăn thường gặp bao gồm: Phân loại sản phẩm là thực phẩm bổ sung hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thủ tục công bố, yêu cầu dịch thuật hồ sơ sang tiếng Việt và công chứng, nội dung giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), thời hạn hiệu lực của hồ sơ, kiểm nghiệm định kỳ và tiêu chí chất lượng khi công bố sản phẩm…
Tăng cường thanh kiểm tra các sàn thương mại điện tử kinh doanh thực phẩm chức năng chưa cấp phép |
Trước thực trạng này, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các địa phương tập trung thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về phân loại sản phẩm, tiếp nhận hồ sơ tự công bố và đăng ký bản công bố. Đồng thời, cần tăng cường công tác hậu kiểm để tránh tình trạng tự công bố không đúng loại, đặc biệt với thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Việc kiểm tra, giám sát các nền tảng thương mại điện tử kinh doanh thực phẩm chức năng là một nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đảm bảo các sản phẩm lưu hành trên thị trường tuân thủ quy định pháp luật.
Cục cũng nhấn mạnh vai trò của các địa phương trong việc tổ chức tuyên truyền, tập huấn và hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện phân loại sản phẩm, nộp hồ sơ công bố theo quy định. Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác và các tài liệu liên quan, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt quy định về an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, Cục An toàn thực phẩm khuyến khích các địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý hoạt động tự công bố và đăng ký sản phẩm, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia. Việc này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và đảm bảo tính minh bạch trong thực hiện.
Các đơn vị địa phương cũng được yêu cầu giải quyết nhanh chóng các vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình công bố và đăng ký sản phẩm, tránh tình trạng vượt cấp. Trường hợp phát sinh khó khăn ngoài thẩm quyền, có thể liên hệ trực tiếp với Phòng Quản lý sản phẩm thực phẩm – Cục An toàn thực phẩm để được hỗ trợ.
Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh, việc quản lý chặt chẽ hoạt động tự công bố và đăng ký bản công bố sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy môi trường kinh doanh minh bạch và tuân thủ quy định. Các địa phương cần khẩn trương triển khai đồng bộ những hướng dẫn trên để đảm bảo hiệu quả và thống nhất trong thực hiện.