Đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn ATTP nghiêm ngặt hơn với sữa, thực phẩm bổ sung

Bộ Y tế đề xuất bắt buộc áp dụng hệ thống GMP đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe; áp dụng HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương đối với: Thực phẩm dinh dưỡng y học dùng cho mục đích y tế đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; thực phẩm bổ sung.
Đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn ATTP nghiêm ngặt hơn với sữa, thực phẩm bổ sung

Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng Luật an toàn thực phẩm sửa đổi.

Bộ Y tế cho biết, quy định bắt buộc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã được nêu rõ trong Luật an toàn thực phẩm và Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Khoản 4 Điều 4 Luật an toàn thực phẩm có quy định về Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm: Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định áp dụng GMP đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Đối với quy định về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, theo Bộ Y tế, đến thời điểm hiện tại, chỉ mới bắt buộc áp dụng Thực hành sản xuất tốt (GMP) đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Điều 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP). Một số nhóm sản phẩm thực phẩm có mức độ rủi ro cao về an toàn thực phẩm đối với người sử dụng như: Thực phẩm dinh dưỡng y học dùng cho mục đích y tế đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, thực phẩm bổ sung (sữa công thức dành cho trẻ nhỏ, người già)… hiện vẫn chỉ phải áp dụng "Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm" như hầu hết các nhóm sản phẩm thực phẩm thông thường khác. Giống như các cơ sở kinh doanh thực phẩm, những cơ sở nhập khẩu các nhóm thực phẩm có mức độ rủi ro cao nêu trên hiện nay "không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm" (Điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP). Quy định này gây khó khăn cho công tác hậu kiểm, nhất là yêu cầu truy xuất đối hàng hóa nhập khẩu.

Theo Bộ Y tế, công tác thống kê, rà soát các cơ sở được cấp giấy chứng nhận GMP, ISO 22000, FSC, HACCP hoặc tương đương gặp khó khăn. Mặt khác, chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc quản lý an toàn thực phẩm tương ứng đối với các cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý ATTP ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (FS), Tiêu chuẩn toàn cầu về ATTP (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nhu cầu sử dụng các dịch vụ trực tuyến của người dân gia tăng, vì thế việc kinh doanh thực phẩm online ngày càng phát triển thông qua các trang mạng xã hội như: zalo, facebook, việc kinh doanh này đa phần là nhỏ lẻ, không có giấy phép, nhiều loại thực phẩm được rao bán theo kiểu nhà làm (sản xuất, chế biến theo yêu cầu, đơn đặt hàng của người tiêu dùng), gây khó khăn cho công tác quản lý.

Đảm bảo tất cả các sản phẩm thực phẩm đều an toàn cho người tiêu dùng

Với mục tiêu xây dựng và duy trì hệ thống để đảm bảo tất cả các sản phẩm thực phẩm đều an toàn cho người tiêu dùng và không gây hại đến sức khỏe; đảm bảo tổ chức tuân thủ các quy định pháp lý, tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế liên quan đến an toàn thực phẩm, như HACCP, ISO 22000… và các quy định cụ thể của từng quốc gia, khu vực và quốc tế, Bộ Y tế đề xuất giải pháp bắt buộc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng GMP đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe; áp dụng HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương đối với: (i) Thực phẩm dinh dưỡng y học dùng cho mục đích y tế đặc biệt; (ii) Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; (iii) Thực phẩm bổ sung.

Các cơ sở khác phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn ATTP nghiêm ngặt hơn với sữa, thực phẩm bổ sung

Bộ Y tế cho biết, khi các quy định an toàn thực phẩm được áp dụng hiệu quả, sẽ giảm số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh tật liên quan đến thực phẩm. Điều này làm giảm gánh nặng tài chính cho hệ thống y tế công cộng, giảm chi phí điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe.

Môi trường an toàn và ổn định trong ngành thực phẩm làm tăng sự tin tưởng của nhà đầu tư và doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến việc tăng cường đầu tư vào ngành chế biến thực phẩm và mở rộng quy mô sản xuất, từ đó tạo ra việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm giúp các sản phẩm thực phẩm của quốc gia có cơ hội gia nhập thị trường quốc tế dễ dàng hơn. Điều này có thể làm tăng xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại và tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho nền kinh tế quốc gia.

Các quy định rõ ràng và hệ thống quản lý chất lượng giúp Nhà nước quản lý hiệu quả hơn các hoạt động liên quan đến thực phẩm. Điều này dẫn đến việc sử dụng tài nguyên và ngân sách công một cách hợp lý hơn, và cải thiện năng suất trong các hoạt động kiểm tra và giám sát.

Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, để đảm bảo tính thống nhất và công bằng, khi công bố chấp nhận một bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn, các cơ quan có thẩm quyền phải triển khai đánh giá sự tương đương/phù hợp của bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn này so với nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt tương ứng của Tổ chức Y tế thế giới, như vậy, đòi hỏi phải có kinh phí, nhân lực có trình độ chuyên môn cao.

Tuân thủ GMP giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp

Theo Bộ Y tế, việc tuân thủ GMP giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác và thị trường. Các sản phẩm có chứng nhận GMP thường được coi là có chất lượng cao và đáng tin cậy, từ đó tăng cường thương hiệu của doanh nghiệp.

Nhiều quốc gia và khu vực yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn GMP. Do đó, việc áp dụng GMP có thể giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường quốc tế, tăng khả năng xuất khẩu và cạnh tranh toàn cầu.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Chi phí đầu tư vào các quy trình mới, công nghệ và đào tạo nhân viên có thể tăng cao, gây áp lực tài chính và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong một số trường hợp, việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt có thể làm tăng giá thành sản phẩm. Điều này có thể dẫn đến phản ứng tiêu cực từ người tiêu dùng trong nước, đặc biệt nếu giá cả trở nên không phù hợp với mức thu nhập của người dân.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn thực phẩm

Đối với người tiêu dùng, theo Bộ Y tế, các quy định về kiểm nghiệm thực phẩm thúc đẩy việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn thực phẩm. Người dân hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm an toàn và có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm có kiểm định chất lượng.

Người tiêu dùng có thể nhận được giá trị tốt hơn từ số tiền họ bỏ ra, khi sản phẩm có thời gian sử dụng lâu hơn và chất lượng dinh dưỡng cao hơn. Sử dụng thực phẩm chất lượng tốt hơn có thể dẫn đến sức khỏe tốt hơn về lâu dài, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì và tim mạch.

Tuy nhiên, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao có thể trở nên xa xỉ đối với một bộ phận người tiêu dùng có thu nhập thấp. Điều này có thể dẫn đến phân biệt tiêu dùng, nơi người tiêu dùng có thu nhập thấp chỉ có thể mua được các sản phẩm rẻ hơn nhưng kém chất lượng hơn, gây ra bất bình đẳng trong tiếp cận thực phẩm an toàn.

Kiểm soát các mối nguy hại từ nguyên liệu đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng

Theo Bộ Y tế, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa các quy trình sản xuất và dịch vụ, từ đó đảm bảo chất lượng ổn định và đồng nhất trong mọi sản phẩm hoặc dịch vụ.

Trong lĩnh vực thực phẩm, áp dụng QMS như HACCP, ISO 22000 giúp kiểm soát các mối nguy hại từ nguyên liệu, quá trình chế biến đến sản phẩm cuối cùng, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, đạt các chứng nhận quốc tế, các chứng nhận QMS quốc tế như ISO 9001, ISO 22000 giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và mở rộng thị trường, đặc biệt là trong các thị trường yêu cầu cao về chất lượng và an toàn.

Đề nghị nâng mức doanh thu không chịu thuế trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) Đề nghị nâng mức doanh thu không chịu thuế trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Đề xuất sửa đổi 7 luật để tháo gỡ ngay các vướng mắc cấp bách Đề xuất sửa đổi 7 luật để tháo gỡ ngay các vướng mắc cấp bách
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, sáng 18/8, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước đã rời Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc, từ ngày 18 đến 20/8/2024.
Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ được khai mạc vào ngày mai (19/8)

Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ được khai mạc vào ngày mai (19/8)

Theo dự kiến, Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 19/8/2024 đến ngày 22/8/2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Tại phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến với 4 dự án Luật.
Nhiều trường đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn xét tuyển 2024 từ hôm nay

Nhiều trường đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn xét tuyển 2024 từ hôm nay

Từ 17h hôm nay (17/8), các trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn đại học 2024 và kết quả xét tuyển.
Công nhận 5 huyện về đích nông thôn mới

Công nhận 5 huyện về đích nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 5 huyện về đích nông thôn mới.
Đề xuất sửa đổi 7 luật để tháo gỡ ngay các vướng mắc cấp bách

Đề xuất sửa đổi 7 luật để tháo gỡ ngay các vướng mắc cấp bách

Thủ tướng cơ bản thống nhất đề xuất của Bộ Tài chính về việc xây dựng một luật để sửa đổi, bổ sung 7 luật trong lĩnh vực tài chính; đồng thời yêu cầu tiếp tục rà soát để xử lý các vướng mắc mang tính cấp bách, từ đó góp phần tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế…
Đề nghị nâng mức doanh thu không chịu thuế trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Đề nghị nâng mức doanh thu không chịu thuế trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Góp ý quy định về đối tượng không chịu thuế trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại Phiên họp Chuyên đề pháp luật tháng 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số đại biểu đề nghị bỏ quy định đối với trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng đầu ra nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào; đồng thời đề nghị điều chỉnh nâng mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 8 năm 2024.
Cần làm rõ trách nhiệm, tăng chế tài đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo

Cần làm rõ trách nhiệm, tăng chế tài đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo dự kiến trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (10/2024) tới đây. Góp ý vào dự án luật, một số ý kiến chuyên gia cho rằng, cần rõ trách nhiệm; tăng cường chế tài xử lý, mức phạt, mức bồi thường đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo.
Đắk Lắk: Trao 2 suất học bổng làm hành trang vào năm học mới cho học sinh mồ côi

Đắk Lắk: Trao 2 suất học bổng làm hành trang vào năm học mới cho học sinh mồ côi

Cả 2 học sinh mồ côi và gia đình có hoàn cảnh khó khăn đã được nhận 2 suất học bổng hơn 10 triệu đồng, đây là một phần quà giúp 2 học sinh này vươn lên và cố gắng đạt thành tích tốt trong năm học mới.
Độc đáo trào lưu: “Mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”

Độc đáo trào lưu: “Mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”

Mong muốn lan tỏa tình yêu quê hương đất nước, người dân tại nhiều tỉnh thành phố quyết định vẽ và sơn ngôi sao vàng 5 cánh trên mái nhà lợp tôn đỏ, tường nhà,... tạo thành hình cờ Tổ quốc Việt Nam.
“Di sản địa chất” không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Di sản văn hóa

“Di sản địa chất” không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Di sản văn hóa

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và cơ quan chủ trì soạn thảo đã thảo luận và thống nhất: “Di sản địa chất” được điều chỉnh tại Luật Bảo vệ môi trường và Luật Địa chất khoáng sản (sửa đổi), không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Di sản văn hóa.
Đánh giá đầy đủ tác động đối với các chính sách mới trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Đánh giá đầy đủ tác động đối với các chính sách mới trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Sáng 14/8, tại Phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu các quy định liên quan đến đối tượng chịu thuế; thuế suất 0%; về chuyển phân bón và các máy móc thiết bị nông nghiệp từ diện không chịu thuế sang diện áp dụng thuế suất 5%...
Đất nông nghiệp bỏ hoang bao lâu sẽ bị Nhà nước thu hồi?

Đất nông nghiệp bỏ hoang bao lâu sẽ bị Nhà nước thu hồi?

Theo quy định của Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 thì những trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, trong đó có đất nông nghiệp bỏ hoang sẽ bị thu hồi.
Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là luật quan trọng

Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là luật quan trọng

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, trong quá trình sửa đổi luật, cần bám sát định hướng, chỉ đạo đã nêu trong Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghiên cứu giải trình, tiếp thu nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản

Nghiên cứu giải trình, tiếp thu nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản

Sáng 12/8, tại Phiên họp Chuyên đề pháp luật tháng 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản. Trước khi thảo luận về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày tóm tắt báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.
Nhiều thay đổi lớn liên quan đến “sổ đỏ” mới áp dụng từ ngày 1/8/2024

Nhiều thay đổi lớn liên quan đến “sổ đỏ” mới áp dụng từ ngày 1/8/2024

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực từ ngày 1/8.
Hướng dẫn quản lý tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

Hướng dẫn quản lý tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 57/2024/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và hoạt động chôn lấp chất thải tại Quỹ Bảo vệ môi trường.
Lan tỏa ý nghĩa Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Lan tỏa ý nghĩa Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Hòa chung với khí thế thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, sáng nay (10/8) Đảng ủy, UBND phường Phúc La tổ chức Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” với nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa.
Tân Phó Chủ tịch HĐND thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) là ai?

Tân Phó Chủ tịch HĐND thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) là ai?

Bà H’Thúy Mlô – Bí thư Đảng ủy phường An Lạc (thị xã Buôn Hồ) đã được bầu làm Phó Chủ tịch HĐND thị xã Buôn Hồ.
Đề xuất quy định thời gian quan trắc xâm nhập mặn

Đề xuất quy định thời gian quan trắc xâm nhập mặn

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định kỹ thuật về quan trắc và điều tra khảo sát xâm nhập mặn. Trong đó, Bộ đề xuất quy định thời gian quan trắc xâm nhập mặn.
Bảo đảm tính minh bạch, nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế

Bảo đảm tính minh bạch, nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế

Đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành, tuy nhiên các ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần giải trình, thuyết minh rõ hơn về các chính sách nhằm bảo đảm tính minh bạch, nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế.
Đẩy nhanh tiến độ tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Đẩy nhanh tiến độ tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

05 tỉnh Vùng Tây Nguyên đã phân bổ 99% kế hoạch vốn đầu tư năm 2024 và 100% dự toán vốn sự nghiệp năm 2024. Tuy nhiên, kết quả triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của các địa phương vùng Tây Nguyên vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc; tỷ lệ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp còn rất thấp (khoảng 4,4% kế hoạch).
Huyện Giao Thủy đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Huyện Giao Thủy đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 761/QĐ-TTg công nhận huyện Giao Thủy, Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt”

Sáng 5/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7. Cùng dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương
“Xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

“Xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu bài viết của Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tạo cơ sở pháp lý cao hơn, ổn định hơn cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội và HĐND thực hiện

Tạo cơ sở pháp lý cao hơn, ổn định hơn cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội và HĐND thực hiện

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn là một trong những hình thức giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp. Góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND về nội dung này, các đại biểu và chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát lần này là cơ hội tốt để nghiên cứu luật hóa một số nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 96/2022/QH15, tạo cơ sở pháp lý cao hơn, ổn định hơn cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội và HĐND thực hiện theo quy định.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Sự đoàn kết, thống nhất là sức mạnh của chúng ta

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Sự đoàn kết, thống nhất là sức mạnh của chúng ta

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ thời gian tới, công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ được tiếp tục triển khai mạnh mẽ như trong thời gian qua.
Toàn văn phát biểu nhậm chức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu nhậm chức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Sáng ngày 3/8/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được Hội nghị Trung ương Đảng bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Đồng chí Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Đồng chí Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII khai mạc sáng 3/8 tại Thủ đô Hà Nội và đã bầu đồng chí Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam với số phiếu bầu đạt tuyệt đối.
Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng sản xuất

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng sản xuất

Tại Nghị định số 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Chính phủ nêu rõ tiêu chí, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang mục đích khác.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động