Đa dạng các sản phẩm vùng miền tại phiên chợ nông sản, tuần hàng OCOP Thủ đô Hà Nội có thêm 8 xã được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu Tiêu huỷ hơn 5.000 chiếc bánh trung thu nhập lậu |
Đảm bảo ATTP mùa tết Trung thu |
Đảm bảo ATTP dịp tết Trung thu
Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội (Cơ quan Thường trực ban Chỉ đạo 389 thành phố) đã ban hành Kế hoạch số 19/KH-QLTTHN về tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) Tết Trung thu trên địa bàn Hà Nội năm 2024.
Theo đó lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội tập trung vào kiểm tra sản phẩm bánh trung thu và nguyên liệu, bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn các quận, huyện Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Trì; Các cơ sở kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng có sản xuất, kinh doanh bánh trung thu.
Kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận; Kiểm tra hóa đơn chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa; Kiểm tra chấp hành quy định pháp luật về giá, niêm yết giá hàng hóa. Đồng thời tổ chức ký cam kết trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định pháp luật.
Chủ động công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm để cảnh báo cho người tiêu dùng biết và không sử dụng những sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm. Kiên quyết không để các sản phẩm bánh Trung thu không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ… bày bán tại các cơ sở kinh doanh mà không được kiểm tra, kiểm soát.
Cần thực hiện phòng, chống lợi ích nhóm trong ATTP |
Thực hiện phòng, chống lợi ích nhóm trong ATTP
Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 34-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới trên địa bàn TP Hà Nội.
Theo đó, để chủ động khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của công tác bảo đảm an ninh, ATTP, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của thành phố tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17-CT/TW và các văn bản chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, trước hết là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố về ý nghĩa, tầm quan trọng của ATTP.
Chỉ thị nêu rõ, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, ATTP, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, ATTP; Chủ động phòng chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực an ninh, ATTP.
Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, ATTP |
Người đứng đầu chính quyền phải chịu trách nhiệm về công tác ATTP
Theo Thành ủy Hà Nội, hiện nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm tại thủ đô vẫn chưa đầy đủ. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Đặc biệt, thực phẩm nhập lậu, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm bị ô nhiễm vẫn còn phổ biến. Ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua đường thực phẩm diễn biến phức tạp.
Hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về an ninh, an toàn thực phẩm còn hạn chế.
Đồng thời, Thành ủy Hà Nội yêu cầu phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chính quyền các cấp.
"Chỉ đạo đưa các tiêu chí về đảm bảo an toàn thực phẩm vào chương trình hoạt động, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, từng giai đoạn của địa phương. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm theo nhiệm vụ được giao trên địa bàn quản lý, theo lĩnh vực phụ trách" - chỉ thị nêu.
Đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh an toàn thực phẩm |
Khen thưởng và bảo vệ người tố giác hành vi vi phạm ATTP
Chỉ thị 34-CT/TU cũng nêu rõ cần "Đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; Tạo dư luận xã hội, người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm.”
Cùng với đó, cần có chính sách thỏa đáng, kịp thời khen thưởng và biện pháp phù hợp để bảo vệ người tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm. Đồng thời xử lý nghiêm hành vi lợi dụng bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm để hạ uy tín, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh lành mạnh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Để đạt được những mục tiêu trên, Thành ủy Hà Nội cho rằng cần kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh...
Đẩy mạnh xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; Ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.
Chú trọng giám sát diễn biến, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, việc kinh doanh, sử dụng các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi; Rà soát, chấn chỉnh việc thực hiện quy định về an toàn thực phẩm tại các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.