Hà Nội xử lý 239 vụ vi phạm an toàn thực phẩm Giải pháp nào để tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm liên hoàn? Cần đề cao trách nhiệm của quản lý nhà nước trong đấu tranh chống ngộ độc thực phẩm tập thể |
Thực phẩm trong và xung quanh các trường học tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn thực phẩm |
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học
Kế hoạch này được triển khai ngay trước thềm năm học mới 2024-2025 được kỳ vọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm, hạn chế các vụ ngộ độc xảy ra với học sinh.
Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Hà Nội) Đặng Thanh Phong cho biết, mục tiêu được đặt ra trong kế hoạch này là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học.
Cùng với đó, đề cao vai trò, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực hiện quy định về an toàn thực phẩm. Đặc biệt, kiểm soát an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học nhằm đẩy mạnh công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm đối với học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố.
Trong kế hoạch này, thành phố chú trọng triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học có trọng tâm, trọng điểm, tập trung nhóm thực phẩm có nguy cơ cao, các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn.
Ông Phong cho biết, Thành phố Hà Nội luôn đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh công tác quản lý an toàn thực phẩm trường học; phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trường học. Bởi nó có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển về thể chất và trí tuệ của thế hệ trẻ.
Vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay là tình trạng các quán hàng, gánh hàng rong tự phát xung quanh cổng trường |
Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong và xung quanh các trường học
Theo Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đặng Thanh Phong, Hà Nội có hơn 4 nghìn bếp ăn tập thể trường học. Hiện nay, đa số các trường đã đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng bếp ăn theo nguyên tắc một chiều. Tuy nhiên, một số bếp ăn có diện tích khu sơ chế và chế biến chật hẹp; chưa vận hành theo nguyên tắc một chiều; kho bảo quản thực phẩm còn sắp xếp lộn xộn, chưa có lưới chắn côn trùng; nhân viên tham gia chế biến chưa chấp hành đầy đủ chế độ vệ sinh cá nhân theo quy định… Mặt khác, việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm cung cấp cho bếp ăn tập thể có nơi chưa được triển khai thường xuyên và đến tận cơ sở nuôi trồng, giết mổ.
Bên cạnh đó, vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay là tình trạng các quán hàng, gánh hàng rong tự phát xung quanh cổng trường. Tại các quán hàng này, nguồn gốc thực phẩm không rõ ràng kéo theo nguy cơ gây hại cho sức khỏe của học sinh. Thế nhưng, nhân lực tại các quận, huyện, thị xã được phân công theo dõi về chất lượng, an toàn thực phẩm đa số đều kiêm nhiệm, thiếu cán bộ chuyên trách và chuyên môn phù hợp, luôn thay đổi vị trí công tác. Mặt khác, việc xử lý vi phạm ở tuyến xã, phường, thị trấn đã được đẩy mạnh nhưng kết quả còn hạn chế - Ông Phong cho biết.
Cần chủ động cảnh giác trước các mối nguy về an toàn thực phẩm trường học |
Cần chủ động cảnh giác trước các mối nguy về an toàn thực phẩm trường học
Ông Đặng Thanh Phong cho rằng vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm trường học không chỉ là trách nhiệm của các cấp chính quyền, của nhà trường mà còn của cả phụ huynh và học sinh.
Theo ông Phong việc cần làm là đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm cho học sinh. Qua đó, giúp các em biết cách lựa chọn các thực phẩm bảo đảm an toàn, nói không với các quán hàng, thức ăn đường phố không an toàn.
Bên cạnh đó, người dân, nhất là phụ huynh học sinh khi phát hiện thấy quán hàng không bảo đảm an toàn thực phẩm trước cổng trường hoặc phát hiện cơ sở có dấu hiệu vi phạm an toàn thực phẩm cần thông tin đến cơ quan chức năng để cùng vào cuộc xác minh, xử lý.
Đồng thời, các trường cần tăng cường giám sát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào hằng ngày, tổ chức các đoàn kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm mà đơn vị ký hợp đồng cung cấp cho trường.
Ngành y tế Hà Nội phấn đấu trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế |
Kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội |
Nghề ướp trà sen Quảng An trở thành Di sản phi vật thể quốc gia |