Cần đề cao trách nhiệm của quản lý nhà nước trong đấu tranh chống ngộ độc thực phẩm tập thể

Tính trong 5 tháng đầu năm, cả nước đã xảy ra 4 vụ ngộ độc tập thể với hàng trăm người mắc phải. Trước thực trạng ngộ độc thực phẩm tập thể liên tiếp xảy ra như hồi chuông cảnh báo về sự lỏng lẻo trong quản lý an toàn thực phẩm. Việc tăng cường trách nhiệm của quản lý Nhà nước trong giám sát là yêu cầu cấp bách và thiết yếu để bảo vệ sức khỏe người dân và xây dựng môi trường sống an toàn.
Xử phạt quán bún chả “rửa thịt” bằng nước than 3,5 triệu đồng Tác hại của việc ăn đồ ăn quá nóng và đồ ăn quá lạnh Nguy hại tiềm ẩn từ việc ăn gỏi cá sống
Cần đề cao trách nhiệm của quản lý nhà nước trong đấu tranh chống ngộ độc thực phẩm tập thể

Nguyên nhân sảy ra ngộ độc thực phẩm tập thể

Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, các bữa ăn tập thể thường ẩn chứa nhiều rủi ro dẫn đến ngộ độc thực phẩm tập thể. Các nguyên nhân có thể kể đến như:

Thứ nhất, các bữa ăn tập thể phải phục vụ số lượng người lớn, tương ứng cần số lượng thức ăn lớn, từ nhiều nhà cung cấp nguyên liệu. Việc đảm bảo nguyên liệu từ tất cả các nhà cung cấp có chất lượng và độ an toàn đồng nhất và đạt tiêu chuẩn là việc khó khăn.

Thứ hai, khi có số lượng thực khách lớn, bên chế biến cũng cần nhiều nhân lực để xử lý và chế biến. Rủi ro an toàn thực phẩm có thể xuất phát từ đây nếu có một nhân sự nào đó không tuân thủ các quy định về an toàn khi chế biến. Đặc biệt ở những bữa ăn tập thể tự phát như ăn cỗ, ăn tiệc gia đình…

Cần đề cao trách nhiệm của quản lý nhà nước trong đấu tranh chống ngộ độc thực phẩm tập thể
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội

Thứ ba, bảo quản nguyên liệu. PGS.TS Thịnh cho rằng ở những bữa ăn tập thể, thực phẩm thường phải được mua trước, sơ chế trước có khi nửa ngày, một ngày mới đem ra chế biến. Nhiều thực phẩm đáng ra cần được bảo quản lạnh nhưng với nhiều bữa ăn tập thể tự phát thì cũng không thể làm hoàn hảo được. Thời gian chế biến thực phẩm cũng không ngắn. Nếu có vi khuẩn, vi sinh vật xâm nhập vào trong thực phẩm thì chúng sẽ có thời gian sinh sôi, phát triển, tăng khả năng gây ra ngộ độc.

Một trong những nguyên nhân khác đáng được nhắc đến nữa là dụng cụ ăn uống. Trong nhiều trường hợp dụng cụ ăn uống tuy đã được rửa sạch nhưng số lượng nhiều, không kịp phơi khô cũng sẽ nảy sinh vi khuẩn, tăng nguy cơ nhiễm độc.

Chia sẻ về vấn đề này, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cũng có cùng ý kiến khi cho rằng vi khuẩn, vi rút, nguyên nhân gây ngộ độc thực chất luôn tồn tại ở môi trường xung quanh. Tuy nhiên việc để những tác nhân gây ngộ độc xâm nhập và tồn tại được trong thực phẩm và lên được bàn ăn mới là vấn đề cần truy cứu.

“Những vụ ngộ độc thực phẩm tập thể liên quan đến rất nhiều người, mà xảy ra lặp đi lặp lại. Rất nhiều vụ liên quan đến vi khuẩn Samonella. Là do không ổn từ khâu nguyên liệu, khâu sản xuất, rồi đến khâu giết mổ, khâu vận chuyển rồi đến tận bếp cũng không tiêu diệt hết vi khuẩn, không nấu chín kỹ, cảm nhiễm chéo… Thực ra, chúng ta thấy là hở cả 1 chuỗi, từ gốc đến ngọn, từ khâu nguyên liệu đến nơi chế biến, không kiểm soát được.” - BS Nguyên cho biết.

Cần đề cao trách nhiệm của quản lý nhà nước trong đấu tranh chống ngộ độc thực phẩm tập thể
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai

Người tiêu dùng không thể phòng tránh nguy cơ

Đối với các bữa ăn tập thể, BS Nguyên cho rằng việc nhận biết và phòng tránh nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm là rất khó. Người tiêu dùng thường chỉ có công cụ nhận định là niềm tin đối với nhà cung cấp thực phẩm. Niềm tin này có thể được xây dựng trên mắt nhìn, khi quan sát cơ sở cung cấp thực phẩm có khu phục vụ sạch sẽ hay không, thức ăn được phục vụ có tươi mới, lành lặn hay không, chứ không được tiếp cận nơi lưu trữ, chế biến để đánh giá.

Niềm tin cũng có thể xây dựng dựa trên việc tìm hiểu cơ sở cung cấp thực phẩm đó có đầy đủ giấy tờ về đăng ký kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy tờ về nguồn gốc xuất xứ và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm hay không. Tuy nhiên nhiều cơ sở dù đầy đủ chứng nhận an toàn vẫn để xảy ra ngộ độc thực phẩm cho thực khách. Việc này xảy ra ở cả các nước phát triển chứ không chỉ ở Việt Nam.

“Dựa vào niềm tin, chứ người tiêu dùng không có năng lực để khẳng định là sản phẩm này chuẩn hay không, an toàn hay không. Kể cả cơ quan chức năng cũng chỉ có một số bên chuyên môn mới có khả năng để xác định nó có thực sự có vấn đề hay không” - BS Nguyên cho biết.

Cần đề cao trách nhiệm của quản lý nhà nước trong đấu tranh chống ngộ độc thực phẩm tập thể

Trách nhiệm của cơ quan quản lý

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, một sản phẩm thực phẩm khi đi đến bàn ăn phải chịu sự quản lý của ba bộ ngành. Cụ thể, khi còn ở khâu nguyên liệu và tiền nguyên liệu, như chăn nuôi, trồng trọt, trách nhiệm quản lý và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn được tuân thủ thuộc về Bộ Nông nghiệp. Đến khi nguyên liệu được đưa vào lưu thông, đưa ra thị trường thì cần Bộ Công thương quản lý. Còn từ bếp ăn trở đi mới thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế.

Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm là luôn tồn tại xung quanh và có thể xuất hiện ở tất cả các khâu ngay từ đầu chuỗi cung ứng nguyên liệu. Ví dụ vi khuẩn Samonella thậm chí xuất hiện từ trong dạ dày vật nuôi khi còn sống. Vì vậy nếu nói về trách nhiệm kiểm soát ngộ độc thực phẩm là phải thuộc về cả ba bộ Nông nghiệp, Công thương và Y tế.

Ngoài ra, người tiêu dùng ở vị trí thụ động vì không thể nhận biết sản phẩm thực phẩm có vấn đề hay không, còn người sản xuất kinh doanh ở vị trí bị lợi nhuận chi phối, rất dễ có nguy cơ làm sai, kể cả ở các nước phát triển. Do vậy quản lý nhà nước đóng vai trò then chốt trong việc thực phẩm được đảm bảo an toàn, từ khâu sản xuất, chế biến, kinh doanh đến tiêu dùng.

TS.BS Nguyên nhấn mạnh: “Các sản phẩm thực phẩm thương mại có an toàn hay không phụ thuộc gần như tuyệt đối vào công tác quản lý Nhà nước, vai trò của cơ quan chức năng. Đây là giải pháp duy nhất chúng ta cần phải làm để có thể kiểm soát ngộ độc thực phẩm tập thể.”

Cần đề cao trách nhiệm của quản lý nhà nước trong đấu tranh chống ngộ độc thực phẩm tập thể

Ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho rằng, về cơ bản, thể chế và các quy định của pháp luật về công tác quản lý an toàn thực phẩm khá đầy đủ nhưng việc thực hiện chưa tốt. Một số cơ quan, cơ sở còn buông lỏng quản lý, đặc biệt là đối với hoạt động giám sát nguyên liệu đầu vào. Thậm chí, một số cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm kinh doanh nông sản nhưng nhập nguyên liệu nông sản trôi nổi, không kiểm soát được chất lượng để cung cấp cho các đơn vị, người dân. Việc phối hợp liên ngành trong công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm ở một số địa phương chưa được thực hiện tốt.

Để công tác quản lý an toàn thực phẩm đạt hiệu quả, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng cho rằng, UBND các cấp quan tâm công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn, trong đó tăng cường bố trí đầy đủ nguồn nhân lực, kinh phí. Cùng với đó, nâng cao năng lực hiệu quả, hiệu lực quản lý đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn.

Đồng thời, tổ chức đánh giá nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ngăn ngừa ngộ độc và nhất là chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc nguyên liệu nông sản. Kiên quyết không để các cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, không có giấy phép kinh doanh được cung cấp thực phẩm trên thị trường.

Chỉ khi có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả của các cơ quan chức năng nhà nước mới có thể đẩy lùi vấn nạn ngộ độc thực phẩm tập thể và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng

Hơn 2.100 người ngộ độc thực phẩm, 6 người tử vong trong 5 tháng Hơn 2.100 người ngộ độc thực phẩm, 6 người tử vong trong 5 tháng
Nâng cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào các hệ thống phân phối quốc tế Nâng cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào các hệ thống phân phối quốc tế
Mì ăn liền Việt Nam được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU Mì ăn liền Việt Nam được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU
Bùi Huyền - Hoàng Quốc Khánh T02

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ăn mít có nóng không?

Ăn mít có nóng không?

Đông y xếp mít vào nhóm trái cây có tính ấm, tuy nhiên nhiều chuyên gia y học hiện đại lại cho rằng đây là quan điểm sai lầm. Vậy ăn mít có thực sự gây nóng người hay không?
Tác dụng bất ngờ từ vỏ tôm

Tác dụng bất ngờ từ vỏ tôm

Vỏ tôm là một phần thường bị bỏ đi khi chế biến món ăn. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn vỏ tôm cũng có tác dụng nhất định khi được sử dụng đúng cách.
Nguy hại tiềm ẩn từ việc ăn gỏi cá sống

Nguy hại tiềm ẩn từ việc ăn gỏi cá sống

Gỏi cá sống được nhiều người ưa thích, bởi hương vị độc đáo từ món ăn này mang lại. Tuy nhiên khi ăn gỏi cá sống sẽ tiềm ẩn một số nguy cơ như: Ngộ độc thực phẩm, mắc bệnh…
Glutathione - dưỡng chất giúp trẻ hóa da một cách tự nhiên

Glutathione - dưỡng chất giúp trẻ hóa da một cách tự nhiên

Glutathione (GSH) là một tripeptit nội sinh được sản xuất tự nhiên bởi gan và được tìm thấy trong trái cây, rau, thịt và được tổng hợp từ tế bào bằng 3 amin gồm: Cysteine, glutamic và glycine.
Tác hại của việc ăn đồ ăn quá nóng và đồ ăn quá lạnh

Tác hại của việc ăn đồ ăn quá nóng và đồ ăn quá lạnh

Ăn uống là một nhu cầu thiết yếu của con người. Thế nhưng việc sử dụng đồ ăn không đúng cách sẽ vô tình gây hại đến sức khỏe của con người.
Tăng cường sức khỏe với nước rau diếp cá

Tăng cường sức khỏe với nước rau diếp cá

Rau diếp cá là loại rau quen thuộc trong bữa ăn Việt Nam. Không chỉ là món ăn ngon, diếp cá còn được chế biến thành nước uống tốt cho sức khỏe và sắc đẹp.
Một tuần nên ăn bao nhiêu gói mì tôm

Một tuần nên ăn bao nhiêu gói mì tôm

Mì tôm được ưa chuộng bởi sự tiện lợi và giá thành rẻ, tuy nhiên khi sử dụng mì tôm quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe. Vậy để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, 1 tuần nên ăn mấy gói mì?
Kiêng ăn gì sau khi niềng răng

Kiêng ăn gì sau khi niềng răng

Để an toàn và hiệu quả trong quá trình niềng răng thì sau đây là "danh sách đen" những thực phẩm cần tuyệt đối tránh xa.
Cây màng tang - nguồn tài nguyên quý báu

Cây màng tang - nguồn tài nguyên quý báu

Trong kho tàng dược liệu phong phú của Việt Nam, cây màng tang (Litsea cubeba Pers) nổi bật như một viên ngọc quý với nhiều giá trị y học và ứng dụng đa dạng. Tinh dầu chiết xuất từ quả và lá của cây màng tang đã chứng minh được hiệu quả trong việc điều trị nhiều loại bệnh, từ viêm nhiễm, rối loạn tiêu hóa đến các vấn đề về da. Bài viết này sẽ đưa bạn khám phá sâu hơn về giá trị của cây màng tang, những nghiên cứu khoa học đã chứng minh hiệu quả của nó, và cách mà loại cây này đang được ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Đậu bắp - "nhân sâm xanh" cho cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai

Đậu bắp - "nhân sâm xanh" cho cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai

Quả đậu bắp ngày càng được ưa chuộng và trở thành món ăn quen thuộc trên mâm cơm của mỗi gia đình bởi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cùng hương vị thơm ngon.
Thói quen tốt trước khi đi ngủ giúp phụ nữ luôn có làn da đẹp

Thói quen tốt trước khi đi ngủ giúp phụ nữ luôn có làn da đẹp

Trước khi đi ngủ, nếu phụ nữ có những thói quen tốt như: Tẩy trang và rửa mặt, sử dụng kem dưỡng ẩm qua đêm và giữ ẩm cho da,… sẽ có thể đẩy lùi lão hóa, làn da luôn căng mướt, trắng hồng.
Lợi ích "vàng" của mỡ lợn đối với sức khỏe

Lợi ích "vàng" của mỡ lợn đối với sức khỏe

Mỡ lợn lâu nay là một món khiến nhiều người thường e ngại sử dụng vì lo lắng về nguy cơ tăng cân, béo phì hay các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, quan niệm này không hoàn toàn chính xác.
Những loại thức uống tốt cho xương khớp

Những loại thức uống tốt cho xương khớp

Bổ sung các loại nước, thức uống giàu canxi, vitamin D và chất chống oxy hóa là chìa khóa để duy trì sức khỏe xương khớp. Dưới đây là một số lựa chọn tốt cho sức khỏe xương khớp.
Tác hại của việc ăn sáng không đúng cách

Tác hại của việc ăn sáng không đúng cách

Bữa sáng là bữa đầu tiên trong ngày, giúp cung cấp năng lượng để bắt đầu một ngày làm việc. Tuy nhiên, nếu ăn sáng sai cách sẽ khiến bữa sáng của chúng ta kém phần hiệu quả.
5 loại thực phẩm tốt cho làn da khô

5 loại thực phẩm tốt cho làn da khô

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc da. Theo đó, một số loại thực phẩm nhất định có thể giúp bạn giải quyết được những vấn đề này. Cụ thể như sau:
Sử dụng quạt điện sai cách sẽ gây hại như thế nào ?

Sử dụng quạt điện sai cách sẽ gây hại như thế nào ?

Quạt điện là phương tiện không thể thiếu trong mùa hè, quạt điện giúp giảm đi cái nóng bức mùa hè. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe, nếu chúng ta không sử dụng đúng cách.
Cách thoát hiểm khỏi chung cư khi xảy ra cháy

Cách thoát hiểm khỏi chung cư khi xảy ra cháy

Gần đây xảy ra rất nhiều vụ cháy, trong số đó phải kể đến các vụ cháy tại các chung cư, vì vậy việc trang bị kỹ năng thoát khỏi đám cháy tại chung cư là cực kỳ cần thiết.
Mẹo nhỏ giúp diệt gián hiệu quả

Mẹo nhỏ giúp diệt gián hiệu quả

Gián là một loại côn trùng gây hại cho sức khỏe của chúng ta, có nhiều cách diệt gián khác nhau mà ít chi phí, không gây hại cho sức khỏe của con người.
Nguồn dinh dưỡng tuyệt vời của quả chanh cho sức khỏe

Nguồn dinh dưỡng tuyệt vời của quả chanh cho sức khỏe

Chanh là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Ngoài ra, chanh cũng là nguồn chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách bảo vệ các tế bào, chống lại tổn thương do gốc tự do.
Trẻ em dễ mắc bệnh tai mũi họng vì những thói quen thường ngày này

Trẻ em dễ mắc bệnh tai mũi họng vì những thói quen thường ngày này

Bên cạnh yếu tố môi trường, nhiều thói quen tưởng chừng vô hại của trẻ cũng góp phần gia tăng nguy cơ mắc bệnh tai mũi họng. Dưới đây là một số thói quen phổ biến cha mẹ cần lưu ý.
Sinh tố mùa hè vừa giải khát vừa bổ sung dinh dưỡng

Sinh tố mùa hè vừa giải khát vừa bổ sung dinh dưỡng

Sinh tố là thức uống tuyệt vời để giải nhiệt cho mùa hè nóng bức. Vị ngọt thanh mát từ trái cây, kết hợp với đá xay nhuyễn tạo nên sự sảng khoái và cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
Những việc cần tránh vào mùa hè nắng nóng

Những việc cần tránh vào mùa hè nắng nóng

Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những hoạt động ngoài trời, nhưng cũng là thời điểm cần lưu ý đến sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số điều bạn nên tránh làm vào mùa hè nóng bức:
Viêm họng có nên uống nước dừa?

Viêm họng có nên uống nước dừa?

Nước dừa từ lâu đã trở thành thức uống phổ biến và được coi là một loại "nước giải khát tự nhiên" với nhiều khoáng chất. Vậy khi bị viêm họng có nên uống nước dừa không?
Tác dụng bất ngờ từ bột giặt

Tác dụng bất ngờ từ bột giặt

Bột giặt được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày, ngoài công dụng như giặt quần áo, bột giặt còn có một số tác dụng như: Diệt gián, hút ẩm và khử mùi, làm sạch đồ trang sức…
Bí quyết giúp phụ nữ đẹp da và tóc hiệu quả từ ngải cứu

Bí quyết giúp phụ nữ đẹp da và tóc hiệu quả từ ngải cứu

Ngải cứu không chỉ có tác dụng phòng chữa một số bệnh mà còn làm đẹp da và tóc hiệu quả.
Tác dụng bất ngờ từ xà phòng

Tác dụng bất ngờ từ xà phòng

Xà phòng được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết hết tác dụng cũng như cách sử dụng xà phòng sao cho hợp lý nhất.
Những thói quen xấu khiến nhiều người có nguy cơ mắc bệnh trĩ

Những thói quen xấu khiến nhiều người có nguy cơ mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ rất phổ biến và thường gặp sau tuổi 30, đặc biệt là ở những người làm việc văn phòng. Dưới đây là những thói quen có thể gây ra bệnh trĩ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động