Sau tôm hùm, cua Hoàng đế ở Hà Nội giảm giá "sốc" Việt Nam đang trở thành thị trường tiêu thụ tôm hùm, cua hoàng đế Giá cua hoàng đế tăng chóng mặt, gần 3 triệu đồng/kg cũng không có để mua |
Cua Hoàng đế là loài thuộc hàng đắt đỏ bậc nhất trong thế giới hải sản. Có những người ao ước nhưng cả đời vẫn không có cơ hội được thưởng thức loại cua này. Cua Hoàng đế thường chỉ xuất hiện tại các nhà hàng sang trọng hoặc bữa ăn của những gia đình giàu có. Trên thế giới có tất cả 40 loài cua Hoàng đế. Trong đó đắt nhất là cua Hoàng đế Alaska (ở Mỹ) và cua Hoàng đế Nga. Tại Việt Nam, chúng ta phải nhập khẩu cua này từ nước ngoài chứ không tự đánh bắt được.
Thông thường mỗi con cua Hoàng đế có kích thước khá lớn. Phần thân chiếm khối lượng nhiều nhất. Không giống những loại cua khác, cua Hoàng đế chỉ có 6 chân và 2 càng. Trong những năm gần đây, cua hoàng đế được người tiêu dùng vô cùng yêu thích, nhiều blogger chuyên về ăn uống và youtoube sẽ mua cua hoàng đế về để ăn và quay video.
Nếu bạn có thể ăn một con cua hoàng đế chính thống và tươi ngon, đó chắc chắn sẽ là một điều rất thú vị. Khi nhiều người đi ăn hải sản, thứ họ muốn nhất là một con cua hoàng đế. Nhưng không biết các bạn có bao giờ để ý một điều, đó là khi ăn cua hoàng đế thường chỉ ăn chân cua chứ không ăn cua.
Tại sao chỉ ăn chân cua Hoàng đế còn phần thân lại bỏ đi?
Khi ăn các loại cua khác, chúng ta thường ăn phần thân cua, phần chân cua quá nhỏ, có khi bị vứt bỏ, tại sao cua hoàng đế thì ngược lại? Tại sao cua hoàng đế chỉ ăn chân cua mà không ăn thân cua? Không phải vì không có tiền mua mà vì lý do rất đơn giản.
Lý do thứ nhất: Phần thân của cua Hoàng đế gần như không có thịt mà chỉ là nội tạng và vỏ. Duy chỉ có vài loại cua Hoàng đế là ăn được gạch ở thân nhưng cũng tùy mùa. Phần thịt ngon nhất của cua này nằm ở càng và nhất là chân cua.
Lý do thứ 2: Nếu cua bị nhiễm ký sinh trùng, kim loại nặng thì chúng thường tập trung ở thân cua. Khi ăn vào sẽ khiến cơ thể có nguy cơ bị nhiễm giun sán, kim loại gây ngộ độc và ảnh hưởng gan, thận. Trong khi đó thịt ở chân và càng cua thường sạch hơn.
Ở các nước châu Âu và những nước có thể đánh bắt được cua Hoàng đế họ thường đỏ đi thân cua, bán riêng chân; kích thước chân và càng cua càng lớn thì giá càng cao, khoảng 1,2 triệu/kg. Đôi khi thân cua chỉ được bày cho đẹp mắt.
Tuy nhiên, khi về Việt Nam thì chúng ta lại phải mua cua Hoàng đế cả con chứ chẳng mấy khi được mua riêng phần chân. Cua Hoàng đế đông lạnh có giá trên dưới 1,5 triệu/kg. Như vậy có thể thấy người Việt phải mua cua với mức giá rất đắt nhưng phần có thể ăn được chỉ chiếm khối lượng ít.
Cách chọn cua Hoàng đế
Quan sát phần móng chân cua: Trong khi vận chuyển, cua dễ bị xô xát dẫn đến gãy móng. Những con này sẽ không chết ngay mà sống thêm vài ngày nhưng dần yếu đi và ăn ít nên thịt rất gầy vì vậy bạn không nên mua.
Cầm cua lên tay để kiểm tra:Cầm cua lên tay xem có chắc và nặng không. Con nào thấy nặng hơn thì nên mua.
Quan sát phần khớp cua xem có bị lỏng lẻo không. Nếu có thường là những con yếu và sắp chết.
Xem lớp da lụa ở các khớp chân cua, nếu lớp da có màu hồng đậm hoặc đỏ hồng thì chứng tỏ chân cua có rất nhiều thịt, nên chọn.
Bóp nhẹ chân cua, nếu lớp vỏ chân không cứng, thấy chắc tay thì đó là con có rất nhiều thịt.