Sống khỏe: Bài thuốc ít người biết đến từ cây nhàu Sống khỏe: Một số công dụng chữa bệnh từ cây sâm bố chính Sống khỏe: Bài thuốc chữa bệnh ít người biết từ cây cam thảo đất |
Cây vấn vương |
Cây vấn vương có tên khoa học là Galium aparine L., là một loại thảo mộc được tìm thấy trên khắp thế giới.
Ở nước ta cây chỉ mọc ở vùng núi cao như Sapa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng).
Bộ phận dùng làm dược liệu: Rễ và toàn thân cây vấn vương đều được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh.
Ngoài ra, quả, hạt cũng có thể được sấy khô và rang để làm đồ uống nóng tương tự như cà phê.
Đặc điểm cây vấn vương
Đây là loại cây thảo phân nhánh nhiều, sống hằng năm, mọc bò và leo cao 3-5m; thân có 4 góc, có gai nhọn dạng móc.
Các lá của vòng (6-8) cũng lớm chớm những gai móc nhỏ hướng về chiều ngược lại ở mặt trên của phiến và trên các mép lá. Cụm hoa xim cao 3-4cm ở nách lá, có cuống; hoa trắng và lục nhạt.
Quả màu đen, có hai hạt, to 2-3 mm, phủ lông mọc dày dạng móc. Ra hoa tháng 11.
Một số công dụng chữa bệnh của cây vấn vương
Chữa bệnh lậu
Trước đây, trong y học xưa, người ta tin rằng cây vấn vương từng được cho là có thể chữa khỏi bệnh lậu.
Tuy nhiên, ngày nay thuốc kháng sinh là một cách hiệu quả và đáng tin cậy hơn rất nhiều để điều trị căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm này.
Loét da, bỏng và mụn trứng cá
Cây vấn vương là loại cây có khả năng làm giảm kích thước loét ở chân. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kháng khuẩn, làm mát da.
Cây vấn vương có tác dụng làm giảm các vết bỏng, loét da,… |
Làm giảm sưng hoặc phù nề
Tác dụng lợi tiểu của cây vấn vương được cho là giúp giảm sưng và thúc đẩy sự trao đổi của chất lỏng khắp cơ thể.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Trong y học thay thế, nhiễm trùng bàng quang có liên quan đến viêm và nhiệt.
Tác dụng làm mát và lợi tiểu của cây vấn vương được cho là có thể làm giảm bớt các vấn đề về đường tiết niệu.
Lưu ý khi sử dụng cây vấn vương
Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc theo chỉ định nên thận trọng khi sử dụng cây vấn vương.
Bên cạnh đó, khi sử dụng cây vấn vương cần xử lý cẩn thận vì lá có nhiều lông, có thể gây kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc.
Mặc dù hỗ trợ làm giảm vết bỏng, nhiễm trùng đường tiết niệu, tuy nhiên, với những trường hợp bỏng nặng hay bị nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính thì nên đến các cơ sở y tế để kịp thời thăm khám, điều trị.
* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham vấn ý kiến chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng vào mục đích điều trị bệnh.