Sâm Lai Châu mở hướng làm giàu cho nông dân miền núi

Là loại thực vật có giá trị dược liệu lớn, tuy nhiên trước đây sâm Lai Châu chỉ được khai thác từ cây hoang trên rừng. Nhận thấy hiệu quả của loại cây trồng này, người dân đã mở rộng diện tích trồng sâm quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia Lai: Dành 5.200 tỷ đồng để bảo tồn và phát triển cây dược liệu Cây ké hoa đào - Dược liệu quý trong đông y Hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý 1 tỷ đồng/dự án
Nhiều diện tích sâm Lai Châu do người dân trồng tự phát đang phát triển tốt.
Nhiều diện tích sâm Lai Châu do người dân trồng tự phát đang phát triển tốt.

Sâm đặc biệt quý hiếm

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, sâm Lai Châu có nguồn gen đặc biệt quý hiếm, khi củ có thành phần saponin phong phú với 52 loại hoạt chất quý hiếm và tất cả bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.

Từ nguồn cây giống được người dân lấy từ rừng về, đến nay bà con và các tổ chức trên địa bàn đã nhân rộng diện tích lên tới hàng chục ha và được coi là cây làm giàu của người dân địa phương.

Năm 2018, Hợp tác xã sâm Lai Châu - Khun Há (huyện Tam Đường) ra đời, với 8 thành viên là người dân địa phương tự góp vốn với nhau để đi mua sâm của người dân về trồng. Từ vài chục mét vuông trồng sâm ban đầu, đến nay hợp tác xã đã phát triển được hơn 1.000 m2. Không chỉ tự ươm giống để nhân rộng diện tích, hợp tác xã còn đang chăm sóc, bảo tồn các cây sâm có tuổi đời 3 - 20 năm tuổi.

Anh Cứ A Chinh, thành viên Hợp tác xã Sâm Lai Châu - Khun Há, huyện Tam Đường chia sẻ, hợp tác xã hình thành khi một số người dân đi rừng mang xuống núi một số cây lạ và bán được cho du khách mấy chục triệu đồng. Ban đầu bà con bảo là tam thất đen và sau này nói là sâm, dùng làm thuốc rất tốt cho sức khỏe. Cây sâm không chỉ là dược liệu quý cần được bảo tồn, mà còn mang lại kinh tế rất lớn, giúp bà con làm giàu.

"Bây giờ nếu tính số cây trên 10 triệu đồng trong vườn của hợp tác xã có khoảng hơn 300 cây; tính cả cây con lẫn cây mẹ thì chúng tôi ước tính có khoảng từ 5.000- 6.000 cây. Ở trong vườn hiện có cây giá trị kinh tế cao nhất là 60 - 70 triệu đồng/cụm/cây. Vườn của gia đình tôi ước tính là chúng tôi sẽ nhân giống cho hợp tác xã là từ 1 vạn đến trên 10 vạn cây/năm. Riêng năm vừa rồi chúng tôi đã ươm được 5.000 cây giống và thu được trên 250 triệu đồng" - anh Chinh cho biết.

Sâm Lai Châu có nguồn gen đặc biệt quý hiếm đối với Việt Nam và Thế giới, mới chỉ phát hiện thấy duy nhất ở tỉnh Lai Châu.
Sâm Lai Châu có nguồn gen đặc biệt quý hiếm đối với Việt Nam và Thế giới, mới chỉ phát hiện thấy duy nhất ở tỉnh Lai Châu.

Ông Sùng A Mang, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã sâm Lai Châu - Khun Há, huyện Tam Đường cho biết, dù là cây sinh sống tự nhiên từ rừng, nhưng sâm Lai Châu lại dễ thuần hóa, bởi không đòi hỏi phân bón, kỹ thuật nhiều. Để cây sâm phát triển tốt cần lựa chọn đất từ trên các tảng đá, lấy phần đen có chất dinh dưỡng cao để trồng. Sau khi trồng lấy lớp lá phủ lên trên, kiểm tra thường xuyên, khi phát hiện cây bị bệnh hoặc con gì ăn thì chỉ cần thực hiện các biện pháp bảo vệ.

Theo ông Mang: "Để cây sâm phát triển tốt, mình sẽ lấy đất ở trên đá, lấy phần đen sẽ có chất dinh dưỡng cao hơn. Sau khi trồng, khi chăm sóc mình phải lấy lớp lá phủ lên trên gốc. Thường cây sâm thường bị bệnh về gỉ sét hoặc thối củ; thậm chí có những củ thối có giá trị từ 100 - 300 triệu đồng. Sau thời gian đầu thiệt hại, bây giờ hợp tác xã đã rút ra được kinh nghiệm là lựa chọn đất có độ thoát nước nhiều hơn, chuyển sang trồng vào giỏ và vào mùa mưa thì che bạt để tránh mưa xuống tiếp xúc với củ.

Vừa bảo tồn và trồng sâm quy mô lớn

Đến nay, toàn tỉnh Lai Châu đang bảo tồn khoảng 1.200 cây sâm mẹ ngoài tự nhiên, gây trồng trên 1.600 cây mô hình và phát triển trồng khoảng 50ha. Do đặc tính của sâm Lai Châu sống dưới tán rừng, nên khu vực được lựa chọn để phát triển chủ yếu là các cánh rừng già. Ngoài diện tích do hơn 200 hộ dân tự thuần hóa cây tự nhiên và nhân rộng, hiện nay đã thu hút được gần 30 doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư.

Ông Vàng Páo Ly, Phó Chủ tịch UBND xã Khun Há, huyện Tam Đường cho biết: "Đến thời điểm này trên địa bàn xã Khun Há có 14 bản, trên 18 nhóm hộ tham gia trồng sâm. Đến thời điểm hiện tại, một số nhóm hộ đã thành lập HTX sâm Khun Há, còn chủ yếu người trồng là dân làm tự phát.

Tới đây một số khu vực phù hợp có địa hình người dân đi lại thuận lợi, chúng tôi sẽ quy hoạch thành vùng để bảo tồn và phát triển cây sâm. Hiện tại chúng tôi cũng đã quy hoạch một số khu vực, như Ma Sao Phìn Cao, Ma Sao Phìn Thấp, Lao Chải 1. Hiện nay toàn xã có khoảng trên 4ha và đến năm 2030 định hướng của xã là trồng được 400ha".

Các vườn sâm phát triển tốt dưới các tán rừng già và hứa hẹn là cây trồng cho thu nhập tiền tỷ mỗi ha.
Các vườn sâm phát triển tốt dưới các tán rừng già và hứa hẹn là cây trồng cho thu nhập tiền tỷ mỗi ha.

Tỉnh Lai Châu có diện tích rừng trên 479.000ha, trong đó có gần 445.600ha rừng tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các huyện: Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường. Hiện trên địa bàn có trên 38.000ha rừng tự nhiên có khả năng phát triển cho sâm Lai Châu; trong đó, diện tích rất thích hợp để phát triển là khoảng 10.000 ha. Dựa trên tiềm năng đó, các huyện, các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn đã và đang tích cực tham gia trồng, phát triển vùng nguyên liệu theo hướng sản xuất hàng hóa.

Theo ông Nguyễn Trọng Lịch, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu, để phát triển cây sâm Lai Châu, góp phần giảm nghèo, giúp người dân làm giàu, hiện tỉnh đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa phát triển sâm Lai Châu vào chương trình phát triển sâm Việt Nam. Khi được Chính phủ phê duyệt sẽ là cơ sở, định hướng quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Địa phương cũng đang vận dụng cơ chế, chính sách, huy động các nguồn lực, khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp và người dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Ông Lịch cũng nhấn mạnh: "Tỉnh Lai Châu có tiềm năng lớn để phát triển cây sâm này. Thứ nhất là tỉnh có sự phân bố tự nhiên của sâm Lai Châu. Thứ 2 điều kiện sinh thái, nhiệt độ, không khí, độ cao, lượng mưa và đặc biệt là Lai Châu có diện tích rừng khá lớn, thuận lợi để phát triển cây sâm. Những khu vực có điều kiện để phát triển cây sâm đều có cảnh quan rất đẹp, thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái và từ phát triển du lịch sinh thái thì sẽ quảng bá được cho cây sâm. Đặc biệt, hiện trên thị trường đang có nhu cầu lớn về cây sâm và các sản phẩm từ cây sâm vì đây là loại dược liệu quý".

Sâm Lai Châu đang được người dân địa phương thuần hóa và nhân rộng, mở ra cơ hội làm giàu. Sau khi thành lập vào quý IV/2021, Hiệp hội sâm Lai Châu cũng đang tích cực hỗ trợ các tổ chức, cá nhân liên kết, chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc để mở rộng diện tích.

Tới đây Lễ hội Sâm Lai Châu lần thứ nhất sẽ diễn ra, nhằm quảng bá và bảo tồn nguồn gen, cũng như đưa ra định hướng phát triển với quy mô vùng trồng tương xứng; đưa cây sâm trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế ở địa phương./.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Sáng 21/3, tại Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025, kỷ niệm 1777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.
An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Thời gian qua, các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh An Giang đều được quản lý, trùng tu, tôn tạo để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định Luật Di sản văn hóa.
20 năm “Người gác đền xứ biển”

20 năm “Người gác đền xứ biển”

Cậu Vũ Ngọc Chinh - Thủ nhang Đền thờ Đức Thánh Cả, người gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình cho việc trùng tu tôn tạo ngôi đền. Từ năm 2005 Thủ nhang Đền thờ Đức Thánh Cả đã gắn bó với ngôi Đền đến nay cũng đã tròn 20 năm.
Lễ hội Đền Đức Thánh Cả - Những giá trị truyền thống còn mãi về sau

Lễ hội Đền Đức Thánh Cả - Những giá trị truyền thống còn mãi về sau

Lễ hội truyền thống Đền Đức Thánh Cả diễn ra từ ngày 13, 14, 15 tháng 2 âm lịch hàng năm lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa tâm linh của nhân dân xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá), thu hút nhiều du khách thập phương về dâng hương, chiêm bái.
Về Đa Lộc nghe kể chuyện “đất linh”

Về Đa Lộc nghe kể chuyện “đất linh”

Khu di tích Đền Đức Thánh Cả, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá) trải qua thăng trầm của thời gian, nơi đây là một địa điểm di tích tâm linh cấp tỉnh đặc biệt thu hút đông đảo Nhân dân và du khách về dâng hương, chiêm bái hàng năm.
Công nhận nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Công nhận nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Tại Trung tâm thiết kế sáng tạo giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, UBND huyện Gia Lâm đã long trọng tổ chức Lễ công bố các quyết định công nhận nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và công nhận điểm du lịch Kim Lan.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Dấu mốc về bước tiến mới của cà phê Việt Nam

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Dấu mốc về bước tiến mới của cà phê Việt Nam

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 lần đầu tiên đã đón người đứng đầu Tổ chức cà-phê quốc tế (ICO) đến tham và có bài phát biểu tại Lễ Khai mạc. Đây có thể nói là một dấu mốc đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao vị thế cà-phê Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Lễ hội truyền thống phường Định Công: Nơi tôn vinh giá trị văn hóa, khuyến học, khuyến tài

Lễ hội truyền thống phường Định Công: Nơi tôn vinh giá trị văn hóa, khuyến học, khuyến tài

Lễ hội truyền thống phường Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) không chỉ là sự kiện văn hóa quan trọng, tôn vinh bề dày lịch sử và truyền thống địa phương, mà còn là nguồn động lực để các thế hệ tiếp nối. Đây không chỉ là dịp để con cháu bày tỏ niềm tự hào với di sản cha ông, mà còn là cơ hội tổng kết, báo cáo những thành tựu đạt được trong năm qua.
Cà phê vào hội

Cà phê vào hội

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 đã chính thức khai mạc vào tối qua (10/3). Đây là sự kiện nhằm tôn vinh những nông dân, các nhà chế biến, kinh doanh, xuất khẩu... cà phê.
Phú Thọ tung loạt combo du lịch hấp dẫn dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Phú Thọ tung loạt combo du lịch hấp dẫn dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 với chủ đề "Âm vang nguồn cuội" sẽ có loạt sự kiện, sản phẩm, dịch vụ mới và các gói ưu đãi với các gói combo hấp dẫn cho du khách khi về trẩy hội Đền Hùng.
Hải Phòng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Kỳ Phúc

Hải Phòng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Kỳ Phúc

Lễ hội Kỳ Phúc với tuổi đời hơn 300 năm không chỉ là một nghi lễ tín ngưỡng, mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khẳng định giá trị của truyền thống lịch sử.
Công nhận tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Công nhận tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành quyết định đưa tri thức trồng và chế biến cà phê của tỉnh Đắk Lắk vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia, ghi nhận giá trị đặc sắc của nền nông nghiệp và văn hóa dân gian vùng cao nguyên.
Về làng Đường Yên xem nam nhân thi tài "kén rể"

Về làng Đường Yên xem nam nhân thi tài "kén rể"

Lễ hội kén rể ở làng Đường Yên mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, tái hiện những công việc thường ngày của cư dân lúa nước, gửi gắm trong đó những ước vọng về một cuộc sống ấm no, mùa màng tươi tốt.
Bản Cát Cát giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá cổ của người Mông

Bản Cát Cát giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá cổ của người Mông

Không chỉ là một trong những ngôi làng cổ được mệnh danh là đẹp bậc nhất Tây Bắc, bản Cát Cát luôn là điểm đến hấp dẫn du khách khi đến Sapa bởi công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị truyền thống, nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng dân tộc Mông Sapa.
Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch

Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, những năm qua, tỉnh Hoà Bình đã có nhiều giải pháp khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội đền Hai Bà Trưng” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được tổ chức vào sáng 5/3/2025 (tức ngày 6 tháng Hai năm Ất Tỵ).
Nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?

Nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?

Sự cố liên quan đến tình trạng mất kiểm soát của trâu chọi số 17 tại lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) diễn ra vào ngày 14/2/2025 dẫn đến tin đồn trâu bị “chích điện chết trên sân đấu”. Nhiều tranh luận gay gắt về việc nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?
Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu không chỉ là nghi lễ độc đáo có ý nghĩa tâm linh cầu phúc, góp phần bảo tồn các giá trị vật chất, tinh thần mà còn thiết thực góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái.
Bảo tồn và phát huy tính chất thiêng liêng của lễ hội cổ truyền

Bảo tồn và phát huy tính chất thiêng liêng của lễ hội cổ truyền

Lễ hội truyền thống là nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Thế nhưng những năm gần đây, hiện tượng "tam sao thất bản" hay mất tính nguyên gốc... khiến nhiều người cảm giác đó là một festival du lịch thì. Vậy làm sao để giữ được tính thiêng của lễ hội?
Những điểm mới trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

Những điểm mới trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

So với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 sẽ có nhiều điểm nhấn mới.
Lễ hội chùa Tây Phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội chùa Tây Phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Về đền Tranh "cầu gì được nấy"

Về đền Tranh "cầu gì được nấy"

Đền Tranh (Hải Dương) được người dân cùng du khách thập phương truyền tụng "cầu gì được nấy”. nhưng ít ai biết được những giá trị mà Lễ hội đền Tranh mang lại trong đời sống tín ngưỡng, văn hóa, tinh thần của nhân dân địa phương.
Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

Với bề dày lịch sử hơn 500 năm, nghề làm bún tại làng Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đặc sắc Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường

Đặc sắc Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường

Trong 2 ngày 15 và 16/2, xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã tổ chức Ngày hội Văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường, xã Tiến Xuân năm 2025, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Vì sao hàng vạn người chen nhau mong giành được ấn ở đền Trần?

Vì sao hàng vạn người chen nhau mong giành được ấn ở đền Trần?

Không chỉ riêng năm nay mà năm nào cũng xuất hiện tình trạng người dân người dân xếp hàng dài, chen lấn nhau trước giờ diễn ra lễ khai ấn đền Trần. Vậy lý do nào đã khiến cho đền Trần những ngày đầu năm luôn "chật cứng” bởi hàng vạn người từ tứ xứ đổ về?
Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì để "kích hoạt" tài lộc?

Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì để "kích hoạt" tài lộc?

Trong văn hóa Việt Nam, lễ cúng Rằm tháng Giêng vô cùng quan trọng bởi đây là ngày rằm đầu tiên trong năm. Vậy mâm cỗ cúng trong ngày này, phải chuẩn bị những gì để "kích hoạt" tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ?
Đi chùa Rằm tháng Giêng: 7 điều chớ cầu, 3 điều không nguyện

Đi chùa Rằm tháng Giêng: 7 điều chớ cầu, 3 điều không nguyện

Từ rất xa xưa người Việt thường có phong tục đi chùa lễ Phật với mục đích lễ chùa cầu an cho bản thân gia đình. Khi đi lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng thì nên nhớ kỹ những điều tuyệt đối không được cầu khi đi lễ chùa kẻo phạm phải cấm kỵ.
Những việc nên làm trong Rằm tháng Giêng để phúc lộc ngập nhà

Những việc nên làm trong Rằm tháng Giêng để phúc lộc ngập nhà

Theo các chuyên gia phong thủy, có 4 việc cần làm trong ngày Rằm tháng Giêng năm 2025 mà gia chủ nên lưu ý để cầu nguyện sức khỏe, bình an, hạnh phúc, sung túc, kinh doanh buôn bán nhiều may mắn…
Quốc gia nào “tẩy chay” Valentine, thậm chí bị bắt giữ nếu tổ chức?

Quốc gia nào “tẩy chay” Valentine, thậm chí bị bắt giữ nếu tổ chức?

Lễ tình nhân 14/2 ngày càng được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng ở một số quốc gia, các cặp tình nhân có thể bị bắt giữ, bị cắt tóc hoặc bôi đen nếu như bị phát hiện đang kỷ niệm Valentine, chuyện tưởng như đùa này nhưng lại hoàn toàn có thật.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động