Review Sapa: Chợ phiên Bắc Hà - Nét độc đáo của vùng cao Tây Bắc Review Sapa: Top 10 món đặc sản nổi tiếng không nên bỏ lỡ khi đến với Sapa Review Sapa: Mặc gì khi đi du lịch Sapa |
![]() |
Chợ phiên Cán Cấu nằm trên địa bàn xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai |
Từ thị trấn Bắc Hà, đi theo đường 153 (lộ trình duy nhất nối với huyện Si Ma Cai), khoảng 30km thì đến chợ Cán Cấu, chợ nằm giữa một không gian được bao bọc bởi những thửa ruộng bậc thang tầng tầng, lớp lớp nối tiếp nhau bám vào sườn những ngọn núi, phía xa xa, núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, trùng trùng, điệp điệp ngút tầm mắt.
![]() |
Chợ họp vào ngày Thứ Bảy hàng tuần và các ngày lễ, tết trong năm |
Chợ phiên Cán Cấu là chợ của người Mông Hoa và người Dzáy nhưng lại thực hiện theo lối buôn bán của người Dao. Chợ họp vào ngày Thứ Bảy hàng tuần và các ngày lễ, tết trong năm. Khi vào phiên chợ, từ tờ mờ sáng, từng dòng người Mông Hoa, Dzáy từ các bản làng, đổ về chợ: người đi bộ, người đi ngựa mang theo các sản phẩm dệt may, nông sản và gia súc...
![]() |
Các mặt hàng thổ cẩm được bày bán tại chợ phiên Cán Cấu |
Chợ Can Cấu được chia thành những khu vực riêng dành cho đủ mọi mặt hàng. Chợ bày bán các mặt hàng thủ công và đặc sản địa phương như dược thảo, rau củ, đồ thêu mĩ nghệ…, những món ăn của người dân tộc (rượu ngô, cốm, thắng cố) và đồ dùng gia đình như đèn pin, bàn chải, nồi, chảo, chén, bát… và các sản phẩm thổ cẩm đủ màu sắc thể hiện tài năng khéo léo của phụ nữ Mông Hoa, tập trung thành một khu và được bày lên những tấm nilon dải trên mặt đất.
![]() |
Từng dòng người lần lượt kéo về phiên chợ - Ảnh: Retlaw Snellac |
Chợ Cán Cấu là một trong những chợ ở Lào Cai còn giữ lại được những nét văn hóa sinh hoạt truyền thống hàng trăm năm của người Mông Hoa, Dao đen, Tày, Nùng và người Dzáy. Tuy không khí họp chợ Cán Cấu không bằng chợ phiên Bắc Hà nhưng cứ mỗi lần chợ Cán Cấu được mở, rất đông du khách không ngại đường xa đến chợ tham quan, mua sắm quà lưu niệm. Chợ chỉ được họp vào thứ 7 hàng tuần từ 6h sáng đến giữa trưa.
![]() |
Nhiều du khách thích thú không khí họp chợ nhộn nhịp của người dân ở đây |
Nhìn từ xa, khung cảnh chợ phiên Cán Cấu thật đẹp và sinh động. Chợ họp ngay ven đường 153 - con đường đất đỏ duy nhất nối thị trấn Bắc Hà với thị trấn biên ải Si Ma Cai.
Khi được hòa mình vào dòng người tấp nập, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng những chiếc váy thổ cẩm vô cùng lộng lẫy như những con bướm hoa khổng lồ. Hay những chiếc túi được dệt bằng đôi bàn tay khéo léo của các cô gái nơi đây.
![]() |
Hàng thổ cẩm ở đây được bầy bán rất đơn giản có khi chỉ cần trải manh áo tơi ra là đã thành những sạp hàng. Bên cạnh váy áo, còn có chỉ thêu đủ màu, những phụ kiện đính kèm như hạt cườm trang trí trên váy áo rất phong phú...
![]() |
Phiên chợ tập trung nhiều người dân bản đến buôn bán, chủ yếu là người Mông và người Dzáy |
Bên cạnh đó, khu vực dành cho các món ăn truyền thống của người dân tộc cũng khá sôi động. Hòa trong làn khói nghi ngút bốc lên từ những căn lều tranh lụp xụp, là vô số các âm thanh khác nhau: tiếng nói chuyện ầm ì, tiếng bát đũa va vào nhau tanh tách và trong không khí náo nhiệt đó.
Đến chợ phiên Cán Cấu, du khách không những có dịp biết về một phiên chợ vùng cao nhiều màu sắc mà còn có cơ hội hiểu thêm về các sinh hoạt đời thường của người dân vùng cao.
![]() |
Khu vực ẩm thực của chợ tập trung rất nhiều đặc sản Sapa đầy hấp dẫn - |
Ngoài ra, du khách còn vừa được thưởng thức một số món ăn dân tộc vừa được nhâm nhi ly rượu táo mèo - đặc sản của người vùng cao nơi đây.
Trong tất cả các món ở đây, món thắng cố có lẽ được người dân tộc yêu thích nhất. Đây là món pha trộn tất cả các loại nội tạng của một số con vật như: lợn, bò, trâu...
Chợ phiên Cán Cấu được chia thành nhiều khu, khu bán thổ cẩm, khu bán hoa quả, nông sản, dụng cụ, vật nuôi phục vụ sản xuất, thuốc đông y, dược liệu,rượu, khu hàng ăn và khu chuyên mua, bán gia súc, gia cầm.
Trong đó nổi bật nhất có lẽ lại là khu vực bán gia súc, gia cầm vì người Mông Hoa, người Dzáy rất thích gia súc. Đối với người dân tộc gia súc (đặc biệt là trâu) được xem là một phần không thể thiếu trong cuộc sống làm nông của họ. Mỗi lần họp chợ, họ đều muốn mua được những giống gia súc tốt nhất để phục vụ tốt hơn cho công việc làm nông của mình.
![]() |
Khu chợ Châu tại chợ phiên Cán Cấu Sapa |
Nên mỗi lần mở chợ, có hàng trăm con gia súc, đặc biệt là trâu được người dân bản mang ra đây bán. Chính vì thế, chợ Cán Cấu còn có tên gọi là chợ trâu.
Giữa “rừng” trâu, người đến bán, kẻ đến mua, có cả những người dân và khách du lịch Sapa hiếu kỳ cũng đến xem, thưởng thức không khí nhộn nhịp. Tuy không ồn ào, náo nhiệt như ở khu chợ trên, nhưng chợ trâu lại có sự sôi động riêng.
![]() |
Mỗi lần chợ được mở, nhiều dân bản dẫn rất nhiều trâu và gia súc đến bán, trao đổi |
Chợ trâu Cán Cấu thường kéo dài đến tận quá trưa. Khi những lái buôn đã gom đủ số trâu và lùa lên ô tô hoặc tập trung thành từng tốp trên con đường liên huyện, thì cũng là lúc người dân tranh thủ mua sắm những vật dụng cần thiết rồi đưa đàn trâu còn lại về bản.
![]() |
Lái buôn sau khi bán được trâu tại chợ phiên Cán Cấu |
Ngoài trâu là gia súc chiếm đa số, khu vực gia súc còn bán cả bò, ngựa, lừa, chim và cả chó nữa. Những loài động vật gắn liền với cuộc sống của con người đều tập trung lại tại phiên chợ tạo nên sự đa dạng về mặt hàng buôn bán trong chợ, khiến người mua có thêm nhiều lựa chọn hơn.