Sông Nhật Lệ được hợp thành bởi sông Kiến Giang và sông Long Đại, đoạn chảy qua thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh và Võ Ninh có chiều dài sông đi qua khoảng 3 km, chiều rộng 1 km là nơi có môi trường phù hợp cho hàu cửa sông phát triển.
Thời gian gần đây, huyện Quảng Ninh(Quảng Bình) đang xây dựng mô hình nuôi hàu để nhân giống và phát triển trên diện rộng
Từ năm 2009, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã thử nghiệm sản xuất giống hàu đơn. Đây là loài hàu không có tính năng bám vật bám, khi nuôi phải tạo giá thể bằng lồng treo bè. Hiện tại, đơn vị đang cung cấp con giống cho bà con nuôi ở nhiều vùng miền trên cả nước. Ở miền Trung, giống hàu này được nuôi tại nhiều đầm phá ven biển như: Đầm Nại, Đầm Nha Phu, Vũng Chao, vịnh Văn Phong, Lăng Cô mang lại kết quả tốt.
Tại huyện Quảng Ninh đã qua nhiều thế hệ, nhiều người dân quanh năm sống bằng nghề khai thác, thu hoạch hàu trên sông Nhật Lệ. Sản lượng khai thác hằng năm khoảng 15 - 20 tấn, không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, do việc khai thác tùy tiện nên nguồn lợi ngày càng bị cạn kiệt dần.
Trước thực trạng này, huyện Quảng Ninh đã có những giải pháp nhằm phát triển nguồn lợi này như: thả thử nghiệm giống hàu Thái Bình Dương, bổ sung giống hàu cửa sông, thả vật bám, thu gom, khoanh vùng cho hàu sinh trưởng... Tuy nhiên, do thực hiện thiếu đồng bộ nên hiệu quả mang lại chưa cao, ý thức người dân khai thác còn hạn chế khiến nguồn lợi ngày càng bị cạn kiệt.
Hàu là loại thủy sản ngon, bổ dưỡng được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Các món ăn về hàu ở thị trấn Quán Hàu (Quảng Ninh, Quảng Bình) không chỉ là món khoái khẩu của nhiều người dân trong tỉnh Quảng Bình mà còn nổi tiếng khắp cả nước. Các món ăn về hàu ở thị trấn Quán Hàu (Quảng Ninh, Quảng Bình) không chỉ là món khoái khẩu của nhiều người dân trong tỉnh Quảng Bình mà còn nổi tiếng khắp cả nước.
Quảng Ninh khảo sát quy hoạch phát triển vùng nuôi Hàu thương phẩm
Gần đây nhất, UBND huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã tổ chức đoàn khảo sát trên sông Nhật Lệ (đoạn bờ bắc thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh) Đoàn khảo sát do đồng chí Phạm Trung Đông, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng đoàn . Cùng đi có đồng chí Lê Ngọc Huân, Phó chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Tài nguyên-Môi trường, Phòng Kinh tế-Hạ tầng, Văn phòng HĐND&UBND huyện, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện và lãnh đạo thị trấn Quán Hàu.
Theo đó, buổi khảo sát nhằm mục đích để xây dựng quy hoạch phát triển vùng nuôi hàu, khai thác hàu tự nhiên, góp phần nâng tầm thương hiệu hàu Quán Hàu
Theo khảo sát, huyện Quảng Ninh có khoảng 500 ha mặt sông Nhật Lệ (từ đoạn thuộc thôn Trúc Ly xã Võ Ninh đến đoạn tiếp giáp với thành phố Đồng Hới) có con hàu sinh sống, phát triển, trong đó trên 70 ha thuộc thị trấn Quán Hàu có nhiều hàu sinh sống và hàu ở đây có giá trị dinh dưỡng cao nhất.
Hiện, Thị trấn Quán Hàu hiện có khoảng 150 hộ với gần 400 lao động thường xuyên khai thác, buôn bán và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ ăn uống liên quan đến hàu, (trong đó có 1 tổ hợp tác khai thác kinh doanh hàu với 18 thành viên cho thu nhập khá ổn định). Sản lượng khai thác hàu thịt của thị trấn Quán Hàu đạt hơn 60 tấn/năm, trị giá từ 7-9 tỷ đồng.
Sau khi khảo sát thực tế trên sông Nhật Lệ, UBND huyện Quảng Ninh đã thống nhất quy hoạch phát triển vùng nuôi hàu thương phẩm và tự nhiên trên sông Nhật Lệ đoạn qua thị trấn Quán Hàu với diện tích 70 ha, trong đó có 30 ha thực hiện nuôi quảng canh và 5 ha nuôi thâm canh.
Chủ tịch UBDN huyện cũng đã giao cho các phòng, ban chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành các hồ sơ, thủ tục quy hoạch vùng nuôi hàu phù hợp, cho thuê mặt sông, mặt nước; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ các hộ nuôi (Sau khi có sản phẩm hàu thương phẩm); đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm hàu Quán Hàu để nâng tầm thương hiệu.
Mai Quỳnh