"Phá băng" nhà ở xã hội

DKRA Group cho rằng về lâu dài, Việt Nam cần triển khai chương trình nhà ở quốc gia, đẩy nhanh việc sửa đổi các quy định pháp luật liên quan và bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội độc lập tương tự các nước phát triển.
Nhà thương mại giá thấp được đề xuất giảm thuế Giải “cơn khát” Nhà ở xã hội tại Bình Định, Ecohome Nhơn Bình bàn giao hút người ở thực Đến 2030, hoàn thành xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Ông Võ Hồng Thắng - Phó Giám đốc R&D DKRA Group trình bày Diễn biến thị trường bất động sản Nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận Quý 3 và Dự báo thị trường Quý 4/2022

Báo cáo thị trường Bất động sản Nhà ở TPHCM và vùng phụ cận quý III/2022 vừa được Tập đoàn dịch vụ bất động sản DKRA (DKRA Group) công bố với chủ đề "Phá băng nhà ở xã hội", đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết nhằm giải tỏa vướng mắc liên quan nhà ở xã hội (NOXH).

Tại thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận, nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ trong Quý 3/2022 có sự sụt giảm so với quý trước ở hầu hết các phân khúc chủ chốt, riêng nhà phố/biệt thự ghi nhận tăng nhẹ. Đối với loại hình bất động sản nghỉ dưỡng ghi nhận một số tín hiệu lạc quan ở phân khúc condotel. Mặt bằng giá sơ cấp tăng đáng kể so quý trước, tuy nhiên mặt bằng giá thứ cấp có sự điều chỉnh giảm ở một số phân khúc.

Cụ thể, phân khúc đất nền trong Quý 3/2022 ghi nhận 9 dự án mở bán với nguồn cung khoảng 1,057 sản phẩm, giảm 65.6% so với Quý 2/2022. Lượng tiêu thụ đạt khoảng 550 nền, tương đương 52% nguồn cung mới, giảm 77.8% so với quý trước. Thị trường đất nền vùng phụ cận tiếp tục giữ vị thế chủ lực, nguồn cung tập trung chủ yếu ở thị trường Bình Dương khi chiếm hơn 59% nguồn cung mới. Riêng tại TP.HCM, thị trường tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới.

Phân khúc căn hộ trong Quý 3/2022 đón nhận nguồn cung mới khoảng 4,873 căn đến từ 31 dự án mở bán, giảm 63.8% so với Quý 2/2022. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 52% nguồn cung mới, tương đương 2,531 căn, giảm 77.5% so với quý trước. Thị trường TP.HCM và Bình Dương vẫn duy trì vị trí dẫn đầu nguồn cung mới toàn thị trường khi chiếm 91.2% tổng lượng căn hộ mở bán mới trong quý. Căn hộ hạng A và hạng C dẫn dắt nguồn cung mới toàn thị trường. Trong khi căn hộ hạng A là phân khúc chủ đạo tại thị trường TP.HCM thì căn hộ hạng C tập trung chủ yếu tại Bình Dương và các tỉnh giáp ranh. Giá bán sơ cấp bình quân tăng từ 5% - 8% so với quý trước, cá biệt một số dự án tại khu Đông ghi nhận mức tăng giá sơ cấp lên đến 12% - 16% so với thời điểm cuối năm 2021.

Nguồn cung mới nhà phố/biệt thự khu vực TP.HCM và vùng phụ cận ghi nhận khoảng 3,081 căn đến từ 30 dự án, tăng 22,4% so với quý trước. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ chỉ đạt 47%, tương đương 1,449 căn. Nguồn cung mới tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Dương, Long An, chiếm 85% tổng nguồn cung toàn thị trường. Giá bán sơ cấp tăng 5% - 8% so với giai đoạn trước đó (mỗi giai đoạn cách nhau 3 - 6 tháng) do áp lực của chi phí nguyên vật liệu, lạm phát, lãi suất tăng, kiểm soát tín dụng và phát hành trái phiếu đối với lĩnh vực bất động sản,… Tuy nhiên, song song với việc tăng giá, nhiều chủ đầu tư hỗ trợ khách hàng bằng các chính sách bán hàng linh hoạt, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết mua, thuê lại,…

Loại hình bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ghi nhận sự gia tăng nguồn cung mới ở phân khúc condotel. Cụ thể nguồn cung mới trong quý khoảng 1,474 căn, tăng 53% so với Quý 2/2022 và đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, nguồn cung phân bổ không đồng đều và tập trung cục bộ tại một số dự án ở Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Nam. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 63%, tương đương 928 căn. Đối với phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng và nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng, sự sụt giảm diễn ra ở cả nguồn cung lẫn sức cầu do động thái tăng cường kiểm soát tín dụng trong thời gian qua chưa được tháo gỡ. Tuy nhiên, mặt bằng giá bán sơ cấp vẫn tiếp tục tăng so với Quý 2/2022 và cùng kỳ năm 2021. Những dự án được vận hành bởi các thương hiệu Quốc tế 4* - 5* vẫn là điểm sáng thu hút sự quan tâm của khách hàng, đa phần các dự án này đạt tỷ lệ bán hàng tích cực hơn so với mặt bằng chung toàn của thị trường.

Ở phân khúc căn hộ, TP.HCM và Bình Dương tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu tỷ trọng nguồn cung mới toàn thị trường

Theo dự báo từ DKRA Group, nguồn cung mới của phân khúc đất nền trong 3 tháng cuối năm sẽ tăng nhẹ, đạt khoảng 1,500 - 2,000 nền, tập trung chủ yếu ở các thị trường vùng ven TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Thị trường thứ cấp có khả năng duy trì ở mức ổn định, khó có sự tăng giá đột biến trong giai đoạn cuối năm. Ngược lại, mặt bằng giá trên thị trường sơ cấp vẫn tiếp tục đà tăng do chịu ảnh hưởng của các loại chi phí đầu vào.

Ở phân khúc căn hộ, nguồn cung mới Quý 4/2022 có thể sẽ tăng, đạt mức khoảng 6,000 - 7,000 căn. Trong đó, TP.HCM với khoảng 3,000 - 5,000 căn, Bình Dương duy trì ở mức khoảng 2,000 - 3,000 căn; Long An khoảng 350 căn và Bà Rịa - Vũng Tàu với khoảng 500 căn hộ dự kiến mở bán mới. Sức cầu chung cũng như thanh khoản thị trường có thể tiếp tục bị ảnh hưởng bởi động thái tăng lãi suất, tăng cường kiểm soát tín dụng,… trong những tháng cuối năm 2022. Căn hộ hạng A tiếp tục giữ vững vị thế chủ đạo tại thị trường TP.HCM trong khi căn hộ hạng B và C dẫn dắt nguồn cung mới các tỉnh giáp ranh.

Nguồn cung mới phân khúc nhà phố/biệt thự có thể sụt giảm so với Quý 3/2022, dao động khoảng 2,500 căn, tập trung chủ yếu ở Đồng Nai và Bình Dương. Sức mua thị trường duy trì ở mức tương đương Quý 3/2022. Mặt bằng giá sơ cấp dự báo sẽ tăng nhẹ, thị trường thứ cấp ổn định, trong ngắn hạn sẽ khó có những đột biến về thanh khoản.

Với bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn cung condotel dự kiến giảm so với Quý 3/2022, cung cấp ra thị trường khoảng 800 - 900 căn, tập trung phần lớn ở những thị trường quen thuộc như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Định và Quảng Bình. Nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng và nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng trong 3 tháng cuối năm duy trì ở mức tương đương Quý 3/2022. Sức cầu chung thị trường có thể giảm nhẹ nếu động thái kiểm soát tín dụng chưa được tháo gỡ. Những dự án nằm trong khu nghỉ dưỡng phức hợp, đầy đủ tiện nghi và có vị trí tốt tiếp tục nhận được sự quan tâm của khách hàng.

Nhà ở xã hội (NOXH) là một trong những chương trình nhà ở có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Trong nhiều thập kỷ qua, mô hình NOXH đã được một số nước trên giới quan tâm và phát triển thành công như Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc,... Tại Việt Nam, việc triển khai chương trình NOXH đã trải qua khoảng 12 năm. Bên cạnh những kết quả tích cực giúp hàng trăm nghìn hộ gia đình thu nhập thấp và công nhân được cải thiện nhà ở, quá trình triển khai thực hiện các chính sách về NOXH đã bộc lộ một số hạn chế và thách thức:

Trước hết, cơ chế - chính sách phát triển NOXH còn tồn tại những nội dung chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được điều chỉnh - bổ sung kịp thời như: quy trình thủ tục hành chính khá phức tạp, thời gian xin cấp phép đầu tư quá dài, thậm chí 1 thủ tục có thể dài đến 3 năm; các chính sách ưu đãi và hỗ trợ vốn vay chưa đủ hấp dẫn để thu hút chủ đầu tư triển khai các dự án NOXH.

Đối với chủ đầu tư, việc tổng hợp chi phí đầu vào khá khó khăn khi thủ tục pháp lý kéo dài. Điều này làm cho quá trình xác định giá thành sản phẩm mất nhiều thời gian hơn, gây ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. Bên cạnh đó, quy định khung giá căn hộ thuộc dự án NOXH không vượt quá 16 triệu đồng/m2 không còn phù hợp trong bối cảnh thị trường hiện nay, khi chi phí đầu vào liên tục tăng cao (nhân công, nguyên vật liệu, quỹ đất,…); Chủ đầu tư phải dành 20% quỹ đất phát triển NOXH nhưng lợi nhuận phát triển lại bị giới hạn ở mức 10% tổng chi phí đầu tư, khiến loại hình này trở nên kém hấp dẫn,... Do đó, hầu hết các chủ đầu tư lựa chọn phương án nộp phí/lệ phí cho phần diện tích đất dùng làm NOXH thay vì triển khai dự án để tối ưu hiệu quả kinh doanh.

Đối với người mua nhà, khả năng tiếp cận sản phẩm NOXH bị hạn chế trên nhiều phương diện do thông tin về các dự án NOXH hiện nay chưa được công bố rộng rãi, quy trình thẩm định, chọn đối tượng kéo dài và xét duyệt phức tạp trong các gói vay ưu đãi mua NOXH. Song song đó, điều kiện ràng buộc thời gian sở hữu từ đủ 5 năm mới cho phép người mua sang nhượng lại căn hộ là quá dài,… Những thách thức này đã và đang trở thành rào cản phát triển của loại hình NOXH tại Việt Nam trong nhiều năm qua.

Để có thể khắc phục những tồn đọng, bất cập hướng đến mục tiêu từ nay tới năm 2030 sẽ đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NOXH cho công nhân, người thu nhập thấp, các chuyên gia đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của NOXH. Theo đó, bà Lương Thị Thanh Huyền - Trưởng phòng Pháp lý DKRA Group cho rằng, trong ngắn hạn, doanh nghiệp và khách hàng cần được rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ, thủ tục pháp lý xây dựng dự án cũng như hồ sơ mua nhà. Đồng thời, cần nghiên cứu, xây dựng lại khung lợi nhuận phù hợp cho doanh nghiệp thay vì mức 10%/tổng chi phí đầu tư như hiện tại để thu hút các chủ đầu tư tham gia vào thị trường.

Nguồn cung mới phân khúc nhà phố/biệt thự tăng nhẹ trong Quý 3/2022

Về lâu dài, Việt Nam cần triển khai chương trình nhà ở quốc gia, đẩy nhanh việc sửa đổi các quy định pháp luật liên quan và bổ sung quỹ đất xây dựng NOXH độc lập tương tự các nước phát triển. Thêm vào đó, việc xây dựng hành lang pháp lý xét duyệt đối tượng được mua NOXH phù hợp với đặc thù kinh tế từng khu vực, địa phương và vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp, người mua tiếp cận với nguồn vốn vay có lãi suất ưu đãi cần được quan tâm xúc tiến.

Theo DKRA Group, cơ chế - chính sách phát triển NOXH còn tồn tại những nội dung chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được điều chỉnh - bổ sung kịp thời như: quy trình thủ tục hành chính khá phức tạp, thời gian xin cấp phép đầu tư quá dài, thậm chí 1 thủ tục có thể dài đến 3 năm; các chính sách ưu đãi và hỗ trợ vốn vay chưa đủ hấp dẫn để thu hút chủ đầu tư triển khai các dự án NOXH.

Điều này làm cho quá trình xác định giá thành sản phẩm mất nhiều thời gian hơn, gây ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. Bên cạnh đó, quy định khung giá căn hộ thuộc dự án NOXH không vượt quá 16 triệu đồng/m2 không còn phù hợp trong bối cảnh thị trường hiện nay, khi chi phí đầu vào liên tục tăng cao; chủ đầu tư phải dành 20% quỹ đất phát triển NOXH nhưng lợi nhuận phát triển lại bị giới hạn ở mức 10% tổng chi phí đầu tư, khiến loại hình này trở nên kém hấp dẫn,...

Do đó, hầu hết chủ đầu tư lựa chọn phương án nộp phí, lệ phí cho phần diện tích đất dùng làm NOXH thay vì triển khai dự án để tối ưu hiệu quả kinh doanh.

Đối với người mua nhà, khả năng tiếp cận sản phẩm NOXH bị hạn chế trên nhiều phương diện do thông tin về các dự án NOXH hiện nay chưa được công bố rộng rãi, quy trình thẩm định, chọn đối tượng kéo dài và xét duyệt phức tạp trong các gói vay ưu đãi mua NOXH. Song song đó, điều kiện ràng buộc thời gian sở hữu từ đủ 5 năm mới cho phép người mua sang nhượng lại căn hộ là quá dài,… Những thách thức này đã và đang trở thành rào cản phát triển của loại hình NOXH tại Việt Nam trong nhiều năm qua.

Để có thể khắc phục những tồn đọng, bất cập hướng đến mục tiêu từ nay tới năm 2030 sẽ đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NOXH cho công nhân, người thu nhập thấp, các chuyên gia đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của NOXH. Theo đó, bà Lương Thị Thanh Huyền - Trưởng phòng Pháp lý DKRA Group cho rằng, trong ngắn hạn, doanh nghiệp và khách hàng cần được rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ, thủ tục pháp lý xây dựng dự án cũng như hồ sơ mua nhà. Đồng thời, cần nghiên cứu, xây dựng lại khung lợi nhuận phù hợp cho doanh nghiệp thay vì mức 10%/tổng chi phí đầu tư như hiện tại để thu hút các chủ đầu tư tham gia vào thị trường.

Về lâu dài, Việt Nam cần triển khai chương trình nhà ở quốc gia, đẩy nhanh việc sửa đổi các quy định pháp luật liên quan và bổ sung quỹ đất xây dựng NOXH độc lập tương tự các nước phát triển. Thêm vào đó, việc xây dựng hành lang pháp lý xét duyệt đối tượng được mua NOXH phù hợp với đặc thù kinh tế từng khu vực, địa phương và vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp, người mua tiếp cận với nguồn vốn vay có lãi suất ưu đãi cần được quan tâm xúc tiến.

DKRA Vietnam: Năm 2022 là thời điểm phù hợp để định vị lại thị trường BĐS DKRA Vietnam: Năm 2022 là thời điểm phù hợp để định vị lại thị trường BĐS
DKRA Libra - thành viên của DKRA Vietnam khai trương văn phòng mới DKRA Libra - thành viên của DKRA Vietnam khai trương văn phòng mới
DKRA Group kỷ niệm 10 năm thành lập và đặt mục tiêu doanh thu đến năm 2030 đạt 20.000 tỷ đồng DKRA Group kỷ niệm 10 năm thành lập và đặt mục tiêu doanh thu đến năm 2030 đạt 20.000 tỷ đồng
Đăng Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Cùng với việc chủ động và linh hoạt trong việc thực thi chính sách, để giảm thiểu tác động do chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đối với kinh tế nước ta, Chính phủ cần tiếp tục thực thi các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Chính phủ đàm phán với Mỹ điều chỉnh thuế đối ứng cho thủy sản, đồng thời muốn Việt Nam giảm thuế nhập hàng Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Phấn đấu đến 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Phấn đấu đến 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 157/TB-VPCP ngày 5/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.
Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 1/2025, cung cấp nhiều thông tin về việc chuẩn bị đàm phán với Mỹ khi nước này áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Thuế nhập khẩu hàng Việt vào Mỹ lên tới 46% có thể đẩy xuất khẩu vào thế khó. Không chỉ là thuế, đây là bài toán chiến lược, Việt Nam sẽ ứng phó ra sao?
Tăng trưởng GRDP quý I/2025 của Hà Nội cao nhất 5 năm

Tăng trưởng GRDP quý I/2025 của Hà Nội cao nhất 5 năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hà Nội quý I/2025 tăng 7,35%, mức cao nhất trong 5 năm gần đây, cùng với đó là kết quả tích cực từ thu ngân sách, đầu tư, du lịch và xuất nhập khẩu.
Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

"Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% phía Mỹ đưa ra. Cần làm rõ ngoài yếu tố thuế thì yếu tố gì, lý do gì để Mỹ đưa ra thuế đối ứng 46%, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp", đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng kịch bản tăng trưởng theo hướng rất tích cực, phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025 (cao hơn 2% so với mục tiêu Chính phủ giao là 9%).
Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex cho hay, với thị trường Mỹ, xuất khẩu cà phê tiêu không đáng lo ngại vì cà phê là mặt hàng thị trường Mỹ cần, nên sử dụng công cụ thuế ảnh hưởng cho người tiêu dùng Mỹ.
Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Vài giờ sau thông báo của Tổng thống Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng, website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng đăng tải công thức tính.
Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Theo các chuyên gia, Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu sẽ thách thức các nhà sản xuất lẫn các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Đặc biệt, mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam lại thấp hơn chúng ta.
Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Theo số liệu từ Hải Quan Việt Nam, trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hóa có trị giá 119,5 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này 15,1 tỷ USD.
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam có thể ảnh hưởng đến hàng loạt ngành nghề mũi nhọn như đồ gỗ nội thất, dệt may, linh kiện điện tử hay thủy sản.
Việt Nam xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu, xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý I/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Đạt hơn tỷ USD trong tháng 3, xuất khẩu cà phê hướng tới kỷ lục 8 – 10 tỷ USD

Đạt hơn tỷ USD trong tháng 3, xuất khẩu cà phê hướng tới kỷ lục 8 – 10 tỷ USD

Khối lượng xuất khẩu cà phê tháng 3 ước đạt 200.000 tấn với giá trị đạt 1,16 tỉ USD, nếu mức giá cao duy trì được trong 3 quý còn lại, cả năm có thể thiết lập mốc kỷ lục 8 tỷ USD.
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025) chính thức khai mạc sáng nay (2/4) tại Hà Nội. Hội chợ đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả "đi được đường dài"

Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả "đi được đường dài"

Rau quả được coi điểm sáng nhất trong xuất khẩu nhóm nông sản năm 2024. Tuy nhiên, bước sang năm 2025, xuất khẩu những mặt hàng này lại giảm 3 tháng liên tiếp, các chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng này kéo dài sẽ khó đạt chỉ tiêu 8 tỉ USD đã đề ra.
Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó

Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó

Ngày 1/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cung cấp thông tin về tình hình sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2025.
VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VietNam Expo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội.
Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Theo các sàn thương mại điện tử, lý do các sàn thương mại điện tử vẫn chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4 vì đến thời điểm này Nghị định quy định chi tiết về cách thức thực hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt và ban hành.
Singapore chính thức mở cửa thị trường một số sản phẩm thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam

Singapore chính thức mở cửa thị trường một số sản phẩm thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam

Việc Singapore mở cửa thị trường đối với một số sản phẩm thịt và trứng của Việt Nam được kỳ vọng sẽ mang lại cú huých đáng kể đối với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Cherry, táo, nho khô được giảm thuế nhập khẩu, nông sản Việt có bị "lép vế"?

Cherry, táo, nho khô được giảm thuế nhập khẩu, nông sản Việt có bị "lép vế"?

Từ 31/3, một số mặt hàng như ô tô, gỗ, ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry, nho khô... sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới. Đây là áp lực lớn cho ngành nông sản Việt, đòi hỏi phải có sức cạnh tranh tốt hơn để không rơi vào tình cảnh thua trên “sân nhà”.
Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát hàm lượng asen trong sản phẩm

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát hàm lượng asen trong sản phẩm

Theo TS. Ngô Xuân Nam – Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, trước việc EU kiểm soát asen vô cơ trong cá và một số loại thủy sản nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu đã và đang chủ động thích ứng, kiểm soát nâng cao chất lượng để sẵn sàng xuất khẩu vào thị trường EU.
Giảm thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ôtô: Khách hàng, nhà nước cùng có lợi

Giảm thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ôtô: Khách hàng, nhà nước cùng có lợi

Bộ Tài chính đang đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với các dòng xe ô tô thuộc mã HS 8703.23.63, 8703.23.57 và 8703.24.51 nhằm đa dạng hóa nguồn cung xe nhập khẩu, thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động