Đến 2030, hoàn thành xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân là trách nhiệm, là nghĩa vụ, là đạo đức của người làm quản lý nhà nước, của xã hội, của các doanh nghiệp và của người dân.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Xử lý nghiêm những trường hợp không minh bạch khi mua nhà ở xã hội Bộ Xây dựng đề nghị ''siết'' chặt việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội Phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm, nghĩa vụ, đạo đức của cả hệ thống chính trị, nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Phát triển nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân là trách nhiệm, là nghĩa vụ, là đạo đức của người làm quản lý nhà nước, của xã hội, của các doanh nghiệp và của người dân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Phát triển nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân là trách nhiệm, là nghĩa vụ, là đạo đức của người làm quản lý nhà nước, của xã hội, của các doanh nghiệp và của người dân.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 242/TB-VPCP ngày 10/8/2022 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự tham gia tích cực, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, đặc biệt là vai trò của các địa phương, các doanh nghiệp đã hoàn thành hàng trăm dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (7,8 triệu m2) giúp cho hàng trăm nghìn hộ gia đình thu nhập thấp và hàng trăm nghìn công nhân được cải thiện nhà ở, có chỗ ở an toàn.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục nhằm thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, giải quyết tốt hơn nhu cầu cải thiện nhà ở của các đối tượng chính sách xã hội.

4 nhóm tồn tại, khó khăn cần tập trung khắc phục

Hội nghị thống nhất, chỉ ra 4 nhóm tồn tại, khó khăn cần tập trung khắc phục trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp, cụ thể:

Thứ nhất, cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân còn một số nội dung chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời, như: trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, lựa chọn chủ đầu tư, quản lý mua - bán, thực hiện các chính sách ưu đãi nhà ở xã hội phải thực hiện qua nhiều bước nên thời gian thực hiện thủ tục đầu tư bị kéo dài; chưa tính đủ các chi phí hợp lý hợp lệ; các chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chưa đủ hấp dẫn, không thực chất, không thu hút, khuyến khích chủ đầu tư; trình tự đầu tư còn rườm rà, thủ tục nhiều bước, chưa có cơ chế huy động hợp tác công - tư.

Thứ hai, ngân sách nhà nước còn khó khăn, chưa bố trí được nguồn vốn ưu đãi cho vay phát triển nhà ở xã hội, các chính sách chưa thực tế để thu hút nhà đầu tư.

Thứ ba, nhiều địa phương chưa quan tâm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động khu công nghiệp; chưa thực hiện phủ kín quy hoạch làm cơ sở xác định quỹ đất nhà ở xã hội; chưa đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; người đứng đầu chưa quan tâm, linh hoạt, vận dụng, đôn đốc, kiểm tra.

Thứ tư, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp chưa quan tâm đến nhà ở cho công nhân, người lao động của mình...

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Về quan điểm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, để thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển kinh tế và chăm lo đời sống cho người dân, nhất là người lao động, người thu nhập thấp, việc phát triển nhà ở xã hội cần gắn với các quan điểm, định hướng lớn sau:

Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân là trách nhiệm, là nghĩa vụ, là đạo đức của người làm quản lý nhà nước, của xã hội, của các doanh nghiệp và của người dân. Người đứng đầu các Bộ, ngành và địa phương phải quan tâm, có trách nhiệm, quyết liệt thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp theo cơ chế thị trường, đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng người thu nhập thấp đô thị, công nhân khu công nghiệp về nhà ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội, “không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”.

Đến 2030, hoàn thành xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
Đến 2030, hoàn thành xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp tại các địa phương gắn với phát triển thị trường bất động sản nhà ở, phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn của địa phương và tuân thủ pháp luật về nhà ở, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn và xác định việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân là một nhiệm vụ chính trị, trong đó cấp ủy, chính quyền địa phương là cấp quyết định sự thành công của chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân.

Cần xác định vai trò của người dân trong việc phát triển nhà trọ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; hoàn thiện cơ chế, chính sách, quản lý của địa phương để các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng, phát triển nhà trọ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nhằm đảm bảo an ninh, công bằng xã hội.

Huy động sức mạnh tổng hợp của xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh bất động sản lớn; tiếp tục có cơ chế, thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển nhà ở xã hội.

Thống nhất một đầu mối thực hiện các thủ tục lập, phê duyệt dự án nhà ở xã hội

Nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên và tiếp tục thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp gắn với những quan điểm nêu trên trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

Về nhiệm vụ, giải pháp chung, khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phát triển và quản lý nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp, lưu ý tới nhà ở cho các chuyên gia, nhà khoa học tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; trước hết là các văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương đảm bảo đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nhà ở cho các đối tượng này.

Thống nhất một đầu mối thực hiện các thủ tục lập, phê duyệt dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp tại các địa phương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu.

Các Bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp.

Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các Nghị định, Thông tư để phù hợp với tình hình hiện nay, huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn nhà trọ do các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng đảm bảo chất lượng, không gian, môi trường sống tối thiểu cho công nhân, người lao động thuê.

Phân cấp, phân quyền, rà soát các thủ tục hành chính; kiên quyết cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, cắt giảm thời gian thực hiện các thủ tục trong đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nhằm tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính,... để huy động các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động và người dân tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để cho người dân, công nhân lao động... được thuê, thuê mua và mua để cải thiện chỗ ở.

Lập, phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Về nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, lập, phê duyệt “Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp (giai đoạn 2021-2030)”.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, trên cả nước hoàn thành đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, để thực hiện mục tiêu đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị:

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ Xây dựng trước ngày 15/8/2022 các nội dung sau: Các dự án đang triển khai; các dự án đã có vị trí; có chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai; các vị trí, quỹ đất quy hoạch nhà ở xã hội.

Lập kế hoạch triển khai (số lượng dự án, số lượng căn hộ, diện tích xây dựng, tiến độ cụ thể của từng dự án) thực hiện đầu tư các dự án nhà ở xã hội (giai đoạn từ nay đến năm 2030) đảm bảo nhu cầu của địa phương.

Trong tháng 8 năm 2022, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp các Bộ ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan, trên cơ sở báo cáo của các địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp (giai đoạn 2021-2030)”.

Các địa phương phải có trách nhiệm công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành và địa phương triển khai Đề án sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các bộ, ngành và địa phương theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng, hoàn thiện Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ đúng thời hạn.

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm tăng trưởng tích cực

5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 334,5 triệu USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Còn nhiều khó khăn cho ngành tôm

Còn nhiều khó khăn cho ngành tôm

Xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức như giá xuất khẩu giảm, áp lực cạnh tranh mạnh từ các nguồn cung đối thủ, chi phí vận chuyển và giá đầu vào tăng mạnh…
Hè tưng bừng, chọn SeABank - nhiều lợi ích - ít âu lo

Hè tưng bừng, chọn SeABank - nhiều lợi ích - ít âu lo

Nhân dịp hè 2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, Hose: SSB) triển khai chương trình ưu đãi “Chọn SeABank - Nhiều lợi ích - Ít âu lo” với nhiều lợi ích thiết thực dành cho khách hàng cá nhân khi vay mua nhà, vay kinh doanh với lãi suất chỉ 5,5%/năm, chi tiêu thẻ không lo phí, an tâm sống khỏe.
Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia lên 100%

Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia lên 100%

Với rượu 20 độ trở lên, Bộ Tài chính chọn phương án áp thuế 80% vào năm 2026, tăng dần lên 100% vào 2030. Rượu dưới 20 độ chịu thuế 50% sau đó tăng lên cao nhất 70%. Bia các loại cũng tăng dần từ 80% lên 100%.
Vượt Philippines, Việt Nam thành nước đứng đầu về xuất chuối sang Trung Quốc

Vượt Philippines, Việt Nam thành nước đứng đầu về xuất chuối sang Trung Quốc

Việt Nam đã xuất khẩu 354.500 tấn chuối sang Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm, chiếm 48,6% tổng sản lượng chuối nhập khẩu vào Trung Quốc.
Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia

Việt Nam liên tục là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia kể từ năm 2012 đến nay. Việc nhập khẩu cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) từ Việt Nam của quốc gia Nam Mỹ này cũng duy trì ở mức ổn định và tăng trưởng dần trong suốt 11 năm qua.
Tăng cường quản lý hoạt động thương mại điện tử

Tăng cường quản lý hoạt động thương mại điện tử

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện nay Bộ Công Thương đã cung cấp cho Tổng cục Thuế thông tin về 929 sản giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) và 284 ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT.
Kết nối thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua du lịch trực tuyến

Kết nối thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua du lịch trực tuyến

Thương mại điện tử không chỉ thay đổi cách thức mua sắm của người tiêu dùng mà còn mở ra những cơ hội mới cho các nhà sản xuất nhỏ lẻ ở khắp các địa phương. Việc kết nối sản phẩm của các địa phương với các nền tảng trực tuyến không chỉ giúp mở rộng thị trường tiêu thụ mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh.
Xuất khẩu dưa hấu có thể đạt 100 triệu USD/năm

Xuất khẩu dưa hấu có thể đạt 100 triệu USD/năm

Với việc Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dưa hấu từ Việt Nam sang Trung Quốc có hiệu lực từ 12/6 tới sẽ thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sản phẩm nông nghiệp truyền thống của Việt Nam nói chung và dưa hấu nói riêng sang thị trường tỷ dân.
Canada áp mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với dây thép từ Việt Nam

Canada áp mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với dây thép từ Việt Nam

Canada đã ban hành kết luận sơ bộ trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng dây thép nhập khẩu từ Việt Nam.
Thêm nhiều nông sản Việt Nam có cơ hội xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Thêm nhiều nông sản Việt Nam có cơ hội xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Nhiều nông sản Việt Nam như dừa tươi, sầu riêng đông lạnh, cá sấu, gia cầm… có thể được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc trong thời gian tới, mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho nông dân nhiều địa phương.
Cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đã có mặt ở hơn 65 thị trường

Cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đã có mặt ở hơn 65 thị trường

Hiện các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đã tiếp cận được hơn 65 thị trường. Trong đó, Mỹ, EU và Israel là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất.
Nâng cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào các hệ thống phân phối quốc tế

Nâng cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào các hệ thống phân phối quốc tế

Ngày 7/6, Vụ Thị trường châu Âu –châu Mỹ, Bộ Công Thương, chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Xu hướng thị trường và cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào các hệ thống phân phối quốc tế”.
Gia hạn điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực thêm 6 tháng

Gia hạn điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực thêm 6 tháng

Bộ Công Thương thông báo gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc thêm 6 tháng.
Doanh nghiệp thủy sản gặp khó tại thị trường EU

Doanh nghiệp thủy sản gặp khó tại thị trường EU

Các doanh nghiệp thủy sản mong muốn sớm được tháo gỡ vướng mắc liên quan đến thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ New Zealand, để không ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu vào châu Âu nói chung.
5 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước

5 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước

Tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam mua lượng lớn điều thô của Campuchia

Việt Nam mua lượng lớn điều thô của Campuchia

Campuchia sản xuất được 716.000 tấn hạt điều thô từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2024. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Việt Nam là 667.000 tấn, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu thanh long sang Mỹ, Anh, Đức bất ngờ tăng vọt

Xuất khẩu thanh long sang Mỹ, Anh, Đức bất ngờ tăng vọt

Xuất khẩu thanh long Việt sang Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Australia, Ấn Độ bất ngờ tăng vọt. Trong đó, xuất khẩu sang Đức và Anh tăng mạnh nhất gấp 2,3-2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tận dụng hiệu quả các FTA

Đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tận dụng hiệu quả các FTA

Những năm qua, thực hiện chủ trương, định hướng của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, hoạt động xuất khẩu nói riêng, công tác kinh tế đối ngoại, hội nhập quốc tế về kinh tế nói chung đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Nhập siêu quay lại sau 23 tháng: Nên mừng hay lo?

Nhập siêu quay lại sau 23 tháng: Nên mừng hay lo?

Sau 23 tháng xuất siêu liên tục, Việt Nam đã nhập siêu trở lại vào tháng 5/2024 với 1 tỉ USD. Mặc dù, nhập siêu sẽ tăng thêm áp lực tỷ giá nhưng khi phân tích kỹ lưỡng từng số liệu, đây lại có thể là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế.
Sầu riêng Phú Yên sẽ được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Sầu riêng Phú Yên sẽ được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Hội Nông dân tỉnh Phú Yên, Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Phát triển nông nghiệp Việt Nam và tập đoàn ShengXiang Trade Group (Trung Quốc) đã ký kết hợp tác xuất khẩu sầu riêng dưới sự chứng kiến của đại diện một số sở, ban, ngành, các hộ trồng sầu riêng tại huyện Sông Hinh và tỉnh Đắk Lắk.
OPEC+ thống nhất cắt giảm sản lượng dầu thô tới cuối năm 2025

OPEC+ thống nhất cắt giảm sản lượng dầu thô tới cuối năm 2025

Mới đây, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (OPEC+) đã thống nhất gia hạn các mức cắt giảm sản lượng dầu thô chính thức đến năm 2025; đồng thời kéo dài hai biện pháp hạn chế nguồn cung khác trong các giai đoạn khác nhau.
Xuất khẩu cá ngừ, cua ghẹ bứt phá mạnh mẽ

Xuất khẩu cá ngừ, cua ghẹ bứt phá mạnh mẽ

Xuất khẩu cá ngừ và cua ghẹ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, trong khi xuất khẩu cá tra, mực, bạch tuộc tăng nhẹ.
Sợ bỏ lỡ ưu đãi tốt, nhiều người “chốt” mua nhanh bất động sản

Sợ bỏ lỡ ưu đãi tốt, nhiều người “chốt” mua nhanh bất động sản

Tâm lý sợ bỏ lỡ thời điểm tốt để mua nhà khiến nhiều khách hàng nhanh chóng “chốt đơn” ngay khi tìm được sản phẩm có giá trị, ưu đãi thực, có lợi cho dòng tiền đầu tư.
Lạm phát là vấn đề cần đặc biệt lưu ý!

Lạm phát là vấn đề cần đặc biệt lưu ý!

Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 diễn ra vào sáng 1/6.
Xuất khẩu rau quả tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu rau quả tăng trưởng 2 con số

5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả thu về gần 3 tỷ USD, tăng 28,1%. Xuất khẩu rau quả của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục thuận lợi trong thời gian tới nhờ nguồn cung nội địa dồi dào.
"Đại bàng" nhộn nhịp đầu tư vào Việt Nam

"Đại bàng" nhộn nhịp đầu tư vào Việt Nam

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tháng 5/2024 ghi nhận lượng vốn đầu tư điều chỉnh, tăng thêm lớn nhất trong các tháng đầu năm 2024, gấp 2,8 lần tháng Tư, tăng 72% so với tháng Ba, gấp 4,1 lần tháng Hai và gấp hơn 3,6 lần tháng Một năm 2024.
Việt Nam xuất siêu 8,01 tỷ USD trong 5 tháng

Việt Nam xuất siêu 8,01 tỷ USD trong 5 tháng

5 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 305,53 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó xuất khẩu tăng 15,2%; nhập khẩu tăng 18,2%; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,01 tỷ USD.
Chuyển đổi logistics xanh trong thương mại điện tử là yêu cầu cần thiết

Chuyển đổi logistics xanh trong thương mại điện tử là yêu cầu cần thiết

Logistics xanh là một phương pháp quản lý chuỗi cung ứng và vận chuyển hàng hóa nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động