Chuồng nuôi rắn hổ hèo |
Rắn hổ hèo thuộc loài rắn hổ, là loài rắn nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Tên gọi của loài rắn này tùy vào nơi nó sống.
Ở miền Đông người ta gọi rắn có trong Sách Đỏ này là rắn Long Thừa, miền Tây gọi là rắn hổ hèo, miền Trung gọi là rắn ráo trâu và miền Bắc là rắn hổ trâu.
Rất nhiều tên gọi nhưng tên chung của loài rắn này là hổ dện (hổ vện) vì trên mình nó có nhiều vằn vện. Đây không phải là loài rắn độc, nguy hiểm mà có nhiều công dụng trong y học, nhất là sản xuất thuốc chữa bệnh.
Ngoài ra rắn hổ hèo còn là loại thực phẫm bổ dưỡng, thơm ngon nên rắn hổ hèo đang được bán trên trị trường với mức giá khá cao, bình quân từ 400.000 đồng/kg.
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, những năm gần đây nhiều mô hình nuôi rắn hổ hèo thương phẩm đã được nhiều nông dân lựa chọn phát triển kinh tế, cho hiệu quả cao và mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân.
Mô hình nuôi rắn của gia đình anh Thư |
Một trong những điển hình đã làm giàu nhờ nghề này chính là chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thư ở Xã Quảng Trị, huyện Đạ Tẻh (tỉnh Lâm Đồng).
Nhờ sự sáng tạo, mạnh dạn khởi nghiệp với nghề nuôi rắn độc đáo này đã giúp chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thư không chỉ thoát nghèo bền vững mà trở nên giàu có trên chính mảnh đất quê hương.
Trong khuôn viên chỉ hơn 500m2 nhưng có đến hơn 3.000 con rắn hổ vện theo nhiều kích thước, lứa tuổi khác nhau đang được anh Nguyễn Anh Thư chăm sóc phát triển. Cho biết về quá trình nuôi rắn của mình ban đầu anh nuôi thử 200 con rắn hổ vện, thế những chỉ mới hơn một năm phát triển, trại rắn của gia đình anh đã quy mô như thế này, ngoài các loại rắn bố mẹ, rắn lứa, anh Thư còn tự nhân giống đặc biệt là nuôi rắn để lấy trứng bán cho thương lái.
Cũng theo anh Thư giống rắn hổ vện là loài rắn hoang dã, không có nọc độc nguy hiểm. Rắn hổ vện tuy dễ nuôi nhưng muốn đạt hiệu quả cao, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc, từ thức ăn đến nước uống, nhất là môi trường phải bảo đảm vệ sinh. Rắn là loại thích ăn các loại động vật sống như chuột, ếch, cóc, nhái nhưng trong quá trình nuôi, ngay từ đầu anh Nguyễn Văn Thư đã tập cho rắn ăn các loại thức ăn nguội đó là gà con thải loại được chế biến cấp đông nên đã chủ động được nguồn thức ăn cũng như giảm chi phí chăn nuôi lớn.
Để đảm bảo chất lượng và từng bước tăng đàn từ hơn 3.000 con rắn hiện có, anh Thư còn tự mày mò, sáng tạo cách nuôi bằng việc phận định các khu chuồng như khu dưỡng rắn con, nuôi rắn mẹ và khu phối giống. Một con rắn anh nuôi đẻ trung bình 12 – 20 trứng. Khi rắn nở, anh phân loại cụ thể nếu trứng đạt thì để bán giống, nếu trứng không đạt thì chuyển qua nuôi thương phẩm. Trung bình rắn nuôi một năm có trọng lượng khoảng 3kg/con. Hiện giá rắn bán thịt đạt 400.000 đồng/ kg. Rắn con từ 150.000-200.000 đồng/con, giá trứng khoảng 70 /trứng. Trước những tín hiệu khả quan từ thị trường, hiện anh đang nhân rộng chuồng trại để phát triển đàn rắn lên khoảng 6.000 con. Ngoài ra anh còn chuyển giao, chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn trẻ có nhu cầu nuôi rắn để phát triển kinh tế gia đình và đây chính mô hình ruôi rắn độc đáo này là điểm sáng về sự sáng tạo trong khởi nghiệp cho thanh niên địa phương.
Có thể thấy hiệu quả của việc nuôi rắn hổ vện được chứng minh bằng chính sự linh hoạt và chủ động không bị sức ép từ thương lái. Bởi ngoài nguồn thu nhập cao từ bán trứng rắn thì người nông dân còn có các nguồn thu từ bán thịt rắn thương phẩm, bán nguồn giống vvv… Chính sự sáng tạo, mạnh dạn khởi nghiệp với nghề nuôi rắn độc đáo này đã giúp chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thư không chỉ thoát nghèo bền vững mà trở nên giàu có trên chính mảnh đất quê hương.
Anh Thao bên trại nuôi rắn của gia đình |
Cũng nhờ nuôi rắn mà anh Nguyễn Văn Thao, xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) có của ăn của để.
Với ước mơ lập thân, lập nghiệp và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, năm 2010, anh Nguyễn Văn Thao đã thuyết phục gia đình vay ngân hàng 50 triệu đồng để xây dựng gần 100m2 chuồng trại nuôi rắn. Lúc đầu, anh mua 70 con hổ mang, 70 con hổ trâu, 50 con rắn sọc dưa, 100 con rắn ráo.
Sau gần 1 năm nuôi, anh Thao thu hoạch, con nhỏ khoảng 0,7 - 0,8kg, con lớn khoảng 1,3-1,5kg và có lãi trên 20 triệu đồng. Đồng thời, anh để lại một số con rắn, khỏe mạnh gây giống, cho sinh sản. Vừa nuôi, anh vừa chịu khó tìm tòi, học hỏi các hộ nuôi rắn khác về cách nhân giống, thu trứng để ấp con giống tái đàn.
Thấy nuôi rắn ít rủi ro, cho thu nhập cao so với một số loại gia súc, gia cầm khác, giá và đầu ra ổn định, năm 2020, anh được tổ chức đoàn địa phương đứng ra tín chấp tạo điều kiện vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, cộng với nguồn vốn tiết kiệm của gia đình, anh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng khu nuôi rắn rộng hơn 500m2 với gần 3 nghìn con rắn các loại.
Hiện tại, mỗi năm anh bán ra thị trường 4-5 tấn rắn thương phẩm các loại, trung bình 550-600 nghìn đồng/kg, doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí cho lãi từ 250-300 triệu đồng. Cùng với việc duy trì nguồn giống tại gia đình, anh còn cung cấp ra thị trường từ 2.500- 3.000 con rắn giống các loại.
Anh Nguyễn Văn Thao cho biết: Rắn hổ mang, hổ trâu, sọc dưa, rắn ráo là loại dễ nuôi, công chăm sóc không nhiều, chi phí thấp, lợi nhuận cao.
Thức ăn cho rắn chủ yếu là cóc, nhái, vịt siêu ở các lò ấp bỏ đi và chúng ăn rất ít so với một số loài động vật khác. Trong quá trình nuôi, nếu cho ăn đầy đủ, môi trường nước không bị ô nhiễm, trung bình 10-12 tháng cho thu hoạch, mỗi con có trọng lượng từ 1,3-1,5kg.
Tuy nhiên, nuôi rắn phải nắm rõ quy trình kỹ thuật nuôi, biết chọn giống tốt, cho ăn đầy đủ để rắn mau lớn, khỏe mạnh, ít hao hụt thì sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, khu nuôi rắn phải xây biệt lập, không gần nhà dân; chuồng phải xây gạch kiên cố, tránh rắn xổng ra ngoài và phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Thời gian tới, tôi tiếp tục đầu tư thêm 500 m2 chuồng và tăng số lượng rắn nuôi để tận dụng thời gian, sức lao động, nâng cao thu nhập.