Giá trị xuất khẩu của chuối Việt Nam vào EU tăng mạnh Việt Nam đứng vị trí thứ 7 cung cấp chuối cho Nhật Bản Tin vui cho người nông dân, xuất khẩu chuối Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh |
Nông dân trồng chuối cần làm gì để xuất khẩu bền vững quả chuối tươi |
Xuất khẩu chuối tăng gần 63%
Xuất khẩu chuối của Việt Nam đem về 260 triệu USD năm 2021. Trong 3 quý của năm 2022, xuất khẩu chuối sang Trung Quốc tăng mạnh, đã đưa Việt Nam vượt qua Philippines trở thành nước xuất khẩu chuối lớn nhất vào thị trường Trung Quốc. Với Nghị định thư vừa ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc về thương mại chuối, xuất khẩu chuối của nước ta sẽ tăng trưởng đột phá trong những năm tới…
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có hơn 130.000 ha trồng chuối, với sản lượng 2,1 triệu tấn/năm; trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là 35.278,9 ha, với sản lượng 478.877,3 tấn. Chuối là loại trái cây cho thu hoạch quanh năm, và đã trở thành sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của ngành rau quả nước ta.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay với kim ngạch xuất khẩu 260 triệu USD năm 2021, chuối là mặt hàng trái cây xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, sau thanh long, xoài.
Trong 9 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 2,4 tỉ USD, trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất với 1,06 tỷ USD, chiếm 43,3% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả của cả nước.
Đối với mặt hàng chuối, xuất khẩu chuối đang tăng trưởng mạnh ở thị trường Trung Quốc. Theo Cục Bảo vệ thực vật, khối lượng xuất khẩu chuối sang Trung Quốc thực hiện kiểm dịch thực vật là trên 430.000 tấn năm 2020, 574.000 tấn năm 2021 và 591.000 tấn trong 9 tháng đầu năm 2022.
Trong 3 quý đầu năm nay, Chuối Việt Nam chiếm 43% tổng sản lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc, vượt qua Philippines (28%), Campuchia và Ecuador. Trung bình, giá chuối xuất khẩu đến thị trường Trung Quốc dao động khoảng 0,5-0,6 USD/kg.
Lý giải nguyên nhân khiến chuối xuất khẩu vào Trung Quốc tăng mạnh, ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết hiện nay diện tích trồng chuối của Trung Quốc đã giảm do chi phí vật tư nông nghiệp đầu vào, chi phí thuê đất và chi phí lao động tăng khiến nông dân không mặn mà trồng chuối, dẫn đến sự gia tăng về thị phần nhập khẩu. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch bệnh Panama đã khiến chất lượng chuối tại Trung Quốc giảm mạnh do phải sử dụng các loại giống kháng bệnh.
Ngoài thị trường Trung Quốc, Việt Nam cũng đang xuất khẩu chuối sang Singapore, Malaysia. Theo dữ liệu của The Observatory of Economic Complexity (OEC), trong năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu chuối của Malaysia là 10,3 triệu USD, tuy vậy, nước này đã nhập khẩu 14,4 triệu USD chuối.
Trong đó, Việt Nam cung cấp khoảng 45%, tương đương 6,7 triệu USD. Do dịch Covid-19 bùng phát nghiêm trọng, giá trị xuất khẩu chuối Việt Nam đến Malaysia trong cả năm 2021 giảm còn khoảng 3,2 triệu USD.
Đối với thị trường Nga, sản phẩm chuối chủ yếu xuất khẩu đến thị trường này là loại sấy nguyên trái hoặc cắt lát, tương tự như mặt hàng mít và xoài cũng xuất khẩu đến thị trường này. Trong nửa đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu chuối đến Nga đạt hơn 1,8 triệu USD, giảm 15% so với 2,1 triệu USD so với cùng kì 2021.
Thương hiệu chuối của Việt Nam sẽ được nâng lên |
Để xuất khẩu bền vững quả chuối tươi
Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra từ ngày 30/10 đến 1/11/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chuối tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Chia sẻ về sự kiện ký Nghị định thư, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, chuối cũng như các loại nông sản khác cần phải chuẩn hóa thị trường xuất khẩu, theo đó phải đáp ứng được những chuẩn mực của thị trường xuất khẩu chuối theo Nghị định thư vừa ký kết. Thực hiện được điều này sẽ mở ra cơ hội, thay vì đi buôn thì chuyển sang hình thức hợp tác để xuất khẩu, có sự kiểm soát của cả 2 bên.
“Nếu như trước kia chỉ kiểm soát ở bên Việt Nam rồi mới đưa lên cửa khẩu, phía bạn Trung Quốc sẽ được kiểm tra lại, còn bây giờ muốn xuất khẩu chuối sang Trung Quốc thì phải có sự kiểm định theo tinh thần của Nghị định thư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như của Tổng cục Hải quan Trung Quốc” – Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay.
Điều này có lợi khi chúng ta xuất khẩu quả chuối lên cửa khẩu sẽ giảm được nhiều thời gian thông quan và giảm về tần suất kiểm tra, như vậy sẽ tránh được tình trạng ùn ứ nông sản, vừa có lợi cho nhà xuất khẩu của chúng ta, qua đó vừa có lợi cho bà con nông dân.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, với tư duy chuẩn hóa thị trường, chuẩn hóa ngành hàng chuối, chúng ta sẽ tiếp cận được thêm những thị trường khác. Bên cạnh đó, thay đổi tư duy từ buôn bán thương mại của doanh nghiệp sang tư duy xuất khẩu cho cả một ngành hàng chuối tươi và khi chuẩn hóa được việc xuất khẩu chuối sang thị trường Trung Quốc thì thương hiệu chuối của Việt Nam sẽ được nâng lên. Khi đó thu nhập của bà con nông dân, những người trồng chuối sẽ được cải thiện, và quan trọng nhất ở đây là giảm được rủi ro về thị trường.
Để xuất khẩu quả chuối tươi bền vững và đảm bảo ổn định số lượng các đơn hàng, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tăng cường truyền thông những tiêu chuẩn kỹ thuật đến các nhà vườn, người nông dân và hợp tác xã, kể cả doanh nghiệp xuất khẩu, các cơ sở đóng gói, để nắm bắt và tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo tinh thần của Nghị định thư đã ký.
Theo đó, Bộ sẽ có những chương trình truyền thông đến từng nhà vườn, từng vùng nguyên liệu. Riêng đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích chuối ở đây không phải lớn so với diện tích chuối của cả nước như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, do đó đòi hỏi các nhà vườn phải liên kết lại trong các tổ hợp tác, hợp tác xã, qua đó các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hướng dẫn đầy đủ những tiêu chuẩn kỹ thuật để bà con thực hiện.
“Khi chúng ta liên kết lại thì các cơ sở đóng gói, các doanh nghiệp họ có điều kiện để tiếp cận những vùng nguyên liệu đủ lớn, từ đó chúng ta chuẩn hóa vùng nguyên liệu và bà con nông dân sẽ cùng tham gia vào các tổ chức ngành hàng sản xuất trồng chuối của mình” – Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, chưa bao giờ chúng ta đưa chuối vào một ngành hàng vì sản xuất nhỏ lẻ nhưng lần này nếu chúng ta đáp ứng được các chuẩn mực và tận dụng được cơ hội thì chuối sẽ trở thành một ngành hàng. Từ đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phân công cho các đơn vị cùng hỗ trợ cho các tổ chức nông dân trong chuỗi ngành hàng chuối để bà con dần cải thiện chất lượng trái chuối trồng ra theo những tiêu chuẩn thực hành tốt (VietGAP)...
Hà Nội: Phê duyệt kế hoạch phát triển sản xuất chuối theo tiêu chuẩn xuất khẩu |
Giá trị xuất khẩu của chuối Việt Nam vào EU tăng mạnh |
Hàn Quốc tăng gần 50% trị giá nhập khẩu chuối từ Việt Nam |