![]() |
Đậu phụ là món ăn quen thuộc, đặc biệt là đối với người ăn chay |
Đậu phụ là món ăn quen thuộc, đưa miệng lại rẻ tiền. Loại thực phẩm này cũng được chế biến thành nhiều món ngon trong mâm cơm lẫn trên bàn nhậu.
Đậu phụ là một loại đạm thực vật được làm từ đậu nành sau khi ngâm, nghiền nát và nấu chín. Từ sữa đậu nành lỏng sẽ đặc lại để trở thành đậu phụ. Đậu phụ có hàm lượng carb thấp, không chứa bơ sữa động vật, gluten hay cholesterol.
Trong 100g đậu phụ có: Năng lượng: 318 kJ (76 kcal), carbohydrate: 1.9 g, chất béo: 4.8 g, chất đạm: 8.1 g, chất xơ khoảng 1,9 g, canxi (35%) 350 mg, sắt (42%) 5.4 mg, magiê (8%) 30 mg và Natri (0%) 7 mg.
Thực phẩm từ đậu nành như đậu phụ có chứa isoflavone - một phytoestrogen tương tự như hormone estrogen, có thể mang đến một số lợi ích sức khỏe như: giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, ngăn ngừa loãng xương, ngăn ngừa một số bệnh ung thư, giúp da trở nên đẹp hơn,…
Tác hại khi ăn nhiều đậu phụ
![]() |
Chất putine trong đậu phụ làm tăng axit uric trong máu |
Tăng nguy cơ mắc bệnh gout: Với những bệnh nhân có nồng độ axit uric trong huyết thanh cao, ăn nhiều đậu phụ sẽ bị bệnh gout tấn công và phải đối mặt với những cơn đau dữ dội. sưng và viêm các khớp xương. Lý do là chất putine có trong đậu phụ làm tăng hàm lượng axit uric có trong máu, từ đó kích ứng các niêm mạc của bệnh nhân mắc gout. Do đó, những người có nguy cơ bị gout nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Gây thiếu iot: Đậu phụ có chứa một chất gọi là saponin, chất này có thể ngăn chặn sự hình thành của peroxit lipid, là nguyên nhân chính của xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, có một vấn đề được đưa ra là saponin sẽ dẫn đến bài tiết iot trong cơ thể. Do đó, ăn đậu phụ trong một thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt iot.
Sỏi thận: Đậu phụ giàu oxalat, chịu trách nhiệm gây ra sỏi thận. Theo kết luận của một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Agriculture and Food Chemistry (Mỹ), sau khi oxalat được hấp thụ vào cơ thể từ đậu phụ, nó được bài tiết vào nước tiểu nhưng không thể chuyển hóa. Trong nước tiểu, nó kết hợp với canxi để tạo thành dạng muối không hòa tan của canxi oxalat, kết tủa tạo thành sỏi thận.
Các vấn đề về tuyến giáp: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thyroid (Anh) cho thấy isoflavone trong các sản phẩm đậu nành như đậu phụ ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp và có thể cản trở sự hấp thụ tuyến giáp. Nghiên cứu cũng cảnh báo ăn nhiều đậu phụ có thể tăng nguy cơ phát triển tuyến giáp.
Ngăn ngừa hấp thụ chất khoáng: Đậu phụ có chứa axit phytic, liên kết với các chất khoáng như đồng, kẽm, canxi, magiê, do đó, nó ngăn ngừa đường ruột hấp thụ các chất dinh dưỡng.
![]() |
Đậu phụ là món ăn quen thuộc trên bàn nhậu nhưng không tốt cho nam giới |
Nam giới cần tránh xa: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, đậu phụ là loại thực phẩm gây hại cho tinh trùng. Nếu tiêu thụ quá nhiều đậu phụ trong các bữa ăn hàng ngày sẽ làm cho số lượng tinh trùng giảm đáng kể. Các sản phẩm đậu nành có ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nam giới, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến sự sinh tinh, rối loạn chức năng cương cứng.
Những lưu ý khi ăn đậu phụ
Không nên ăn đậu phụ với số lượng lớn trong thời gian dài: Đậu hũ giàu protein, purine và saponin, nếu ăn quá nhiều đậu trong dài hạn có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu như đầy bụng hoặc tiêu chảy, tăng gánh nặng thải trừ chất thải của nitơ, làm cho tình trạng bệnh gút trở nên xấu đi, hoặc gây thiếu iốt.
Không ăn với rau bina hoặc hành tây: Đậu phụ là thức ăn giàu canxi, rau bina và hành tây rất giàu axit oxalic. Sử dụng đậu phụ với rau bina hoặc hành tây để ăn cùng nhau, sẽ làm cho canxi trong đậu phụ kết hợp với axit oxalic sẽ tạo thành hiện tượng canxi oxalat tích tụ. Điều này không chỉ làm giảm tác dụng bổ sung canxi của đậu phụ, mà còn dễ dẫn đến bệnh sỏi.
Sữa bò: Khi ăn chung 2 thực phẩm này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai, ảnh hưởng tới sự hấp thu calcium của cơ thể.
![]() |
Tuyệt đối không sử dụng đậu phụ để thay thế rau xanh |
Mật ong: Khi ăn đậu phụ với mật ong sẽ dễ gây tiêu chảy. Ngoài ra, trong mật ong chứa nhiều enzyme còn đậu phụ chứa nhiều chất khoáng. Vì thế khi ăn chung 2 thực phẩm này với nhau sẽ sinh ra phản ứng không tốt cho cơ thể.
Măng: Đậu phụ có chứa canxi sulfate, măng chứa axit oxalic, hai loại thực phẩm này ăn cùng với nhau có thể tạo thành canxi oxalat, dễ tạo sỏi.
Quả hồng: Quả hồng chứa nhiều tannin, đậu phụ lại chứa calci clorua, khi ăn cùng nhau có thể tạo thành calci tannate dẫn đến sỏi mật, sỏi thận.