Cà tím - Thực phẩm vàng cho tim mạch và trí não Tăng thuế thuốc lá hướng đến bảo vệ sức khỏe cộng đồng Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang từ cây xương cá Dây cóc kèn - Vị thuốc quý trong Y học cổ truyền |
Cây sả là gì?
Cây sả còn có tên gọi khác là hương mao, sả chanh, cỏ sả, lá sả |
Cây sả còn có tên gọi khác là hương mao, sả chanh, cỏ sả, lá sả. Tên khoa học là Cymbopogon flexuosus Stapf. Một loại cây thuộc họ lúa.
Sả là loại cây sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m. Mỗi cây sả có nhiều lớp, mỗi lớp cứng, có màu xanh lục quấn chặt quanh lõi. Khi bóc ra, phần lõi bên trong trắng, đấy chính là nguyên liệu dùng để nấu ăn. Thân rễ màu trắng xanh, hoặc hơi tía.
Lá hẹp, dài giống như lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, các phiên lá cuốn vào nhau thành từng lớp. Mép lá sờ vào có hơi nhám. Bẹ lá không có lông và có sọc dọc ở giữa.
Hoa của loài cây này thường mọc thành chùm nhỏ gồm nhiều hoa, không có cuống. Vì vậy chúng ta rất ít khi thấy hoa sả.
Loài cây này có một mùi thơm đặc trưng, bất kỹ ai khi chạm tay vào cây sả, chỉ ngửi thôi cũng đã muốn chiếm hữu ngay riêng cho mình bởi mùi hương ấn tượng khó quên, một mùi hương thơm dễ chịu.Sả có thể trồng ở nhiều ở ven các ao, hồ hoặc ven các vùng đất gần nước. Loài cây này cũng rất dễ trồng, chỉ cần một vài cụm thân gốc sả cắm trồng xuống đất thì sau một khoảng thời gian sẽ nhận lại một cụm sả với nhiều cây.
Thời điểm sả phát triển tốt nhất là vào mùa hè trên đất ẩm, giàu dinh dưỡng. Bạn có thể thu hoạch sả bất cứ khi nào muốn. Thu hoạch thân cây bằng cách cắt chúng ở mặt đất bằng con dao sắc, hoặc bằng cách uốn và xoắn cuống.
Thành phần dinh dưỡng có trong cây sả
Thành phần dinh dưỡng có trong sả có thể thay đổi tùy theo nguồn gốc và địa lý sinh trưởng. Trong 100g sả chứa
Nước: 70,6g.
Lượng calo: 99 kcal.
Chất đạm: 1,82g.
Tổng chất béo: 0,49g.
Carbohydrate: 25,3g.
Chất xơ: 0g.
Đường: 0g.
Ngoài ra, khoáng chất trong 100g sả bao gồm 723mg kali, 101mg phốt pho, 65mg canxi, sắt, magie,.... Sả cũng cung cấp một số vitamin như vitamin A, vitamin C, các vitamin nhóm B,... với số lượng rất nhỏ nên sử dụng sả cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến nhu cầu vitamin hàng ngày của cơ thể.
Công dụng hữu ích của cây sả đối với sức khoẻ
Cây sả có vị the, mùi thơm, tính ấm. Không phải ngẫu nhiên mà cây sả lại phổ biến trong y học dân gian và đời sống hàng ngày, bởi các thành phần trong sả mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đặc biệt.
Hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa viêm loét dạ dày
Tinh dầu trong sả chứa hợp chất citral, một chất chống viêm tự nhiên, giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày. Ngoài ra, citral còn có khả năng giảm co thắt, làm dịu hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng buồn nôn và đầy hơi. Vì vậy, nhiều loại trà thảo mộc từ sả được sử dụng để hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Tinh dầu sả có tác dụng trong hỗ trợ tiêu hoá |
Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Thành phần citral trong sả có khả năng làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,..., mà không ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh. Đồng thời, các thành phần có hoạt tính của sả như geraniol, D-limonene có thể gây ra quá trình apoptosis, ngăn chặn sự tăng sinh của tế bào ung thư cũng như tăng cường hoạt động của các enzyme chuyển hóa chất gây ung thư
Cải thiện sức khoẻ hệ tiêu hoá
Thành phần chống co thắt trong sả giúp điều chỉnh nhu động ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa, từ đó giảm bớt tình trạng tiêu chảy. Đồng thời, sả cũng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, duy trì cân bằng nội môi và điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột.
Giảm đau
Theo một nghiên cứu năm 2017, Citral và geraniol trong tinh dầu sả có đặc tính kháng viêm, giúp giảm đau, nhất là các cơn đau do viêm khớp
Giúp điều hòa kinh nguyệt
Sả có khả năng làm dịu cơn đau bụng kinh nhờ các hợp chất chống viêm, làm dịu dạ dày tự nhiên, đồng thời kích thích lưu thông máu, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, sả còn có đặc tính làm mát cơ thể như một thuốc giảm sốc tự nhiên, giảm htieeur cươn bốc hoả trong tiền kinh nguyệt.
Tác dụng giải độc cơ thể
Lợi tiểu là một biện pháp khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn, đồng thời loại bỏ lượng chất lỏng và natri dư thừa ra khỏi cơ thể. Với tính lợi tiểu tự nhiên, sả thúc đẩy cơ thể loại bỏ các chất thải và độc tố, bao gồm axit uric, thông qua nước tiểu. Thêm sả vào thực đơn giúp thanh lọc gan, thận, hệ tiêu hóa và bàng quang, đồng thời hỗ trợ làm sạch hệ thống tuần hoàn.
Giảm ho và giải cảm
Tính ấm và các thành phần chống viêm trong sả. Từ lâu sả đã được nhiều người dân thường sử dụng với bài thuốc xông hơi bằng sả cùng các loại lá như lá chanh, bưởi, tía tô giúp làm sạch đường hô hấp, giảm đau đầu và thông mũi nhanh chóng đẻ giúp long đờm, giải cảm, giảm triệu chứng ho.
Giúp tinh thần thư giãn và giảm căng thẳng
Đặc tính hương thơm dễ chị, tinh dầu sả thường được sử dụng trong liệu pháp mùi hương để giúp thư giãn tinh thần. Nghiên cứu chỉ ra rằng, hít thở tinh dầu sả có thể giúp giảm căng thẳng, đồng thời cải thiện tâm trạng và hỗ trợ giấc ngủ. Tinh dầu sả thường được sử dụng làm tinh dầu hương thơm trong không gian như chỗ làm việc, phòng ngủ, nhà ở hay trên các xe ô tô.
Chống viêm
Sả chứa các chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây hại từ môi trường, giảm viêm nhiễm hiệu quả.
Quercetin là một loại flavonoid được biết đến trong sả mang đến tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, từ đó có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và ngăn ngừa bệnh tim.
Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2014 nhận thấy rằng 2 hợp chất chính trong sả gồm geranial (42,2%) và neral (31,5%) có tác dụng chống viêm bằng cách góp phần ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm.
Cách sử dụng sả đúng, an toàn và hiệu quả
Để bắt đầu, hãy thưởng thức một cốc trà sả chất lượng mỗi ngày với cách pha: Ngâm 1 - 3 thìa sả tươi, khô hoặc trà túi lọc với nước sôi trong ít nhất 5 phút. Lọc loại bỏ bã và lấy nước trà. Thêm đá hoặc có thể thưởng thức nóng.
Ngoài ra, nếu không thích uống trà sả, bạn có thể sử dụng sả trong thực phẩm như cho 1 - 2 cây vào món súp, thịt gà hoặc cá khi nướng,...
Khi dùng sả, bạn nên sử dụng với liều lượng phù hợp, không nên quá lạm dụng, tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về liều lượng trước khi sử dụng để hạn chế các tác dụng phụ xảy ra. Đồng thời, khi sử dụng trong các bài thuốc hoặc thực phẩm, bạn cần rửa sạch sẽ để loại bỏ các mầm bệnh, vi khuẩn, thuốc trừ sâu,... Riêng đối với tinh dầu sả, bạn nên đậy kín nắp, bảo quản nơi thoáng mát và tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Lê Đình Dũng