Cây sả là gia vị quen thuộc trong gian bếp |
Cây sả (củ sả) với tên tiếng Anh là lemongrass. Sả còn được biết đến với tên khoa học là Cymbopogon citratus (L.) Pers, họ lúa (Poaceae). Sả là một loại cây bụi, lá cây có màu xanh lục, lá hẹp và dài giống lá lúa, lá cỏ tranh.
Ngoài làm tăng hương vị thơm ngon cho món ăn, sả cũng có nhiều thành phần có giá trị và ích lợi đối với sức khỏe con người. Trong củ sả có hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào và phong phú. Trong đó phải kể đến hàm lượng khoáng chất đa dạng (sắt, magiê, kali, kẽm), cùng hàm lượng folate rất cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, trong sả còn có hàm lượng mangan cao, đây là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể với tác dụng hàng đầu là phòng ngừa bệnh loãng xương, thiếu máu và một số bệnh lý khác.
Tác dụng của cây sả
Không phải ngẫu nhiên, sả được sử dụng phổ biến trong đời sống thường ngày. Sả có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Trong đó phải kể đến:
Tốt cho hệ tiêu hóa: Sả giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa đầy hơi. Bên cạnh đó sả còn giúp tiêu đờm và khử hôi miệng.
Giúp giải độc: Cây sả có khả năng giúp cơ thể loại bỏ axit uric và các chất độc hại không mong muốn bên trong cơ thể.
Giúp hạ huyết áp: Sả có tính chất hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, uống một cốc nước sả giúp giảm huyết áp nếu bạn đang bị huyết áp cao.
Giúp hạ sốt: Có thể sử dụng sả bằng cách ăn sống hoặc giã lấy nước uống để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh.
Kết hợp sả cùng các nguyên liệu khác cho ra bài thuốc chữa bệnh hiệu quả |
Giúp trị rối loạn kinh nguyệt: Bạn có thể uống hỗn hợp lỏng kết hợp giữa vài giọt tinh dầu sả với một ít bột tiêu đen sẽ có ích cho phụ nữ thường gặp đau bụng khi hành kinh hay rối loạn kinh nguyệt.
Giúp đuổi côn trùng: Có thể dùng tinh dầu sả để xua đuổi ruồi, muỗi,... vì trong lá sả chứa tinh dầu có thành phần chủ yếu là geraniola và citronelola là những chất thường gặp có trong quả chanh.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây sả
Chữa rối loại tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy
Sả tươi đem đun sôi. Sau đó hòa một lượng đường vừa phải, đủ ngọt và uống 2 – 3 lần mỗi ngày tốt cho hệ tiêu hóa. Dùng củ sả, củ gấu, búp ổi và vỏ quýt khô sắc chung với nước để nấu thuốc. Uống khi nước thuốc còn nóng giúp ấm bụng chữa tiêu chảy hiệu quả.
Nước gội đầu, Nước xông cảm cúm
Kết hợp sả với bồ kết nấu nước gội đầu, làm trơn tóc, sạch gàu, phòng tránh bệnh về tóc và da đầu. Lá sả kết hợp cùng lá tre, cúc tần, lá bưởi, hương nhu nấu nước xông trị cảm cúm, nhức đầu.
Chưa đái rắt, phù nề chân
Sử dụng lá sả, cùng rễ cỏ tranh, rễ cỏ xước và bông mã đề đem rửa sạch, cắt nhỏ và đem phơi khô. Sau đó, cho vào ấm đun lấy nước thuốc. Uống 2-3 lnf mỗi ngày để cải thiện triệu chứng.
Sử dụng và chế biến sả hợp lý sẽ đạt được những công dụng tuyệt vời |
Lưu ý khi sử dụng sả
Trước khi sử dụng, người dùng cần rửa sả sạch sẽ, có thể sử dụng thuốc tím để loại bỏ mầm mống sâu bệnh, vi trùng, thuốc trừ sâu,…
Người bị cảm nhiệt, cảm nắng không nên dùng các bài thuốc từ sả để xông hoặc uống.
Không nên uống tinh dầu sả hay ngửi trực tiếp.
Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều sả.
Thuốc Đông y: Những tác dụng và bài thuốc chữa bệnh từ rau mùi tàu |
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây mần tưới |
Hoa bí ngô- món ăn bài thuốc chữa bệnh |
Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ |