Mướp là một loại quả rất quen thuộc với mọi gia đình, đây không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc quý. Trong bộ phận của cây mướp, lá mướp cũng có thể thành thuốc quý nếu dùng đúng cách.
Trong Đông y, lá mướp có vị đắng, chua, tính hàn nhẹ, có tác dụng chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, điều trị mụn, ghẻ lở và một số bệnh khác. Hãy cùng khám phá những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của lá mướp.
Lá mướp sẽ trở thành thuốc quý nếu dùng đúng cách |
Tốt cho gan
Lá mướp già sau khi phơi khô được ví như "vị cứu tinh" cho lá gan. Nhờ khả năng thanh nhiệt, giải độc vượt trội, lá mướp giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (hạn chế mỡ gan, nóng gan và viêm gan) một cách hiệu quả.
Chữa bệnh ngoài da
Nhiều người gặp phải các vấn đề về da, và bệnh viêm da thần kinh là một trong những tình trạng khó chịu nhất. Tuy nhiên, nếu sử dụng lá mướp để điều trị, tình trạng viêm da thần kinh có thể được cải thiện.
Các chuyên gia y học cổ truyền khuyên bạn nên nghiền nát lá mướp tươi thành từng miếng nhỏ và chà xát lên vùng da bị ảnh hưởng cho đến khi vùng đó chuyển sang màu đỏ hoặc có thể thấy máu ẩn.
Phương pháp này nên được thực hiện mỗi tuần một lần, và lặp lại 2 lần trong một đợt điều trị. Nếu bạn kiên trì, tình trạng viêm da thần kinh và các bệnh viêm nhiễm ngoài da khác như mụn nhọt, lở loét, hay nước ăn chân có thể được cải thiện đáng kể.
Thanh nhiệt, giải độc, giảm ho, giảm đờm
Mướp vị ngọt, tính mát nên tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giảm sưng tấy. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, mướp chứa thành phần saponin có thể ức chế phế cầu khuẩn.
Khi mướp được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên và cảm lạnh, nó có thể giảm ho và giảm đờm rõ rệt hơn. Loại quả này tính mát, nên có thể hỗ trợ giảm các tình trạng mụn nhọt, nóng trong.
Hai lá mướp |
Nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón
Loại quả này không chỉ giàu hàm lượng nước mà còn nhiều chất xơ. Sau khi cơ thể hấp thụ chất xơ sẽ thúc đẩy nhu động ruột, làm mềm chất thải, đạt được mục đích nhuận tràng, giúp cải thiện chứng khó tiêu và các vấn đề như táo bón.
Mướp tươi có chứa 94% nước và 2,8% chất xơ. Ăn mướp là một trong những cách giúp bổ sung nước và hấp thụ chất xơ.
Tốt cho răng miệng
Uống trà từ lá mướp phơi khô được cho là cách hiệu quả để làm trắng răng, trị hôi miệng và bảo vệ nướu. Một số người lớn tuổi còn cho rằng loại trà này giúp giảm đau răng và ngăn ngừa sâu răng.
Trong y học cổ truyền, có bài thuốc dùng lá mướp trị các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là chảy máu răng hoặc lợi. Lá mướp sau khi phơi khô được đem đi đốt tồn tính (đốt cháy mà không thành tro), sau đó tán thành bột mịn, hòa với dầu mè và bôi lên chân răng, giúp cải thiện tình trạng chảy máu.
Điều trị bỏng
Trong cuộc sống, nhiều người có thể bị bỏng do nước sôi hoặc các vật dụng nhiệt độ cao khác. Ngoài việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời, bạn cũng có thể sử dụng lá mướp.
Rửa sạch lá mướp tươi, nghiền nát và đắp lên vết bỏng có thể làm dịu nhanh chóng và giúp vết thương lành nhanh hơn. Sau đó, uống trà từ lá mướp khô còn có tác dụng làm dịu da, đều màu da và giảm sẹo vùng bị bỏng ở mức độ nhất định.
Lá mướp tươi nghiền nát hoặc chắt lấy nước có thể chữa được nhiều bệnh ngoài da |
Chữa phù thũng
Phù thũng là tình trạng nước, dịch trong cơ thể không thoát ra ngoài được mà tích tụ bên trong các mô của cơ thể, gây sưng, phù và đau nhức. Thường gặp nhất ở phần chân dưới và bàn tay, bụng hoặc ngực.
Lá mướp có khả năng chữa phù thũng khá hiệu quả. Dùng 15gr lá mướp tươi, 10gr cây ngũ vị (cây cứt heo) đem thái nhỏ, phơi hoặc sao khô, sau đó sắc lấy nước uống, sử dụng liên tục trong 5 - 7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Phòng ngừa các bệnh về mắt
Quả mướp và lá mướp đều rất giàu vitamin A, vì vậy lá mướp trở thành một bài thuốc quý cho mắt, giúp cải thiện thị lực. Ngoài ra, lá mướp còn chứa mangan và các chất chống oxy hóa khác, giúp cải thiện lưu thông máu đến mắt, giảm mỏi mắt, khô mắt và nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng.
Để bảo vệ mắt và cải thiện thị lực, bạn có thể sử dụng lá mướp đem đi sấy hoặc phơi khô và đun nước uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể hãm trà từ lá mướp tươi, nhưng nên chọn lá già và ít lông để có hiệu quả tốt nhất.
Món lá mướp bọc thịt |
Dưỡng trắng da
Lá mướp có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm nên rất có tác dụng trong việc điều trị mụn nhọt, nhất là ở vùng da mặt.
Chỉ cần lấy vài lá mướp, rửa sạch, giã nát và chắt lấy nước, sau đó bôi lên da đã được làm sạch. Thực hiện vào buổi sáng để giúp mụn trứng cá nhanh chóng biến mất, làm mờ các sắc tố trên da, và cải thiện độ mềm mại, trắng sáng của da.
Uống trà từ lá mướp khô hoặc tươi đều đặn cũng giúp tăng cường khí huyết, thúc đẩy trao đổi chất, cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa, dưỡng trắng da từ bên trong và giảm ảnh hưởng của tia cực tím hay nhiệt độ cao lên da.
Cải thiện chứng mất ngủ
Tình trạng mất ngủ xảy ra chủ yếu là do lượng máu cung cấp lên não không đủ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chất có trong mướp giúp kích hoạt khí huyết, an thần, có thể cải thiện hiệu quả các vấn đề về mất ngủ.
Nhứng thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn dùng lá mướp trong việc điều trị bệnh thì cần tham vấn bác sĩ chuyên khoahoawcj thầy thuốc đông y.