Dùng điều hòa ngay khi ngoài trời nắng về
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của môi trường trong phòng điều hòa với môi trường xung quanh như vừa về phòng đã bật điều hòa chế độ thấp hay đang ngồi trong phòng điều hòa lại tiếp xúc với thời tiết nóng bên ngoài ngay lập tức cũng là một trong nguyên nhân gây nên sốc nhiệt. Do lúc này, cơ thể của bạn tiếp xúc với nhiệt độ mới đột ngột, chưa kịp thích ứng dễ dẫn đến các triệu chứng mất muối, mất nước khi sốc nhiệt.
Sốc nhiệt là khi cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột từ lạnh sang nóng và ngược lại. Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng này có thể kể đến: nhịp tim nhanh, da khô và nóng nhanh, đau đầu, đỏ mặt, buồn nôn, tức ngực, hoa mắt. Thậm chí tình trạng sốc nhiệt nặng còn dẫn đến nói lắp, lú lẫn, mê sảng, kích động, khó chịu, co giật và hôn mê hoặc dẫn đến tử vong.
Theo các bác sĩ khuyến nghị trước khi ra khỏi phòng hãy tắt điều hòa ít nhất 30 phút. Nếu bạn vừa đi từ bên ngoài về, không nên vào phòng bật sẵn điều hòa ngay mà hãy chờ từ 10 đến 15 phút để cơ thể ổn định nhiệt độ rồi mới vào. Hãy đứng ở cửa nhà vài phút để thích nghi với nhiệt độ của phòng rồi mới bước vào nhà thay đổi nhiệt độ điều hòa từ từ.
Khi điều chỉnh nhiệt độ, bạn cũng cần đảm bảo nhiệt độ môi trường ngoài trời với điều hòa không quá chênh lệch nhằm phòng ngừa tình trạng sốc nhiệt. Mức chênh lệch nhiệt độ an toàn là từ 7 đến 10°C.
Luồng gió thổi trực tiếp vào người
Để cơ thể mát nhanh hơn nhiều người có thói quen đứng trước hướng gió điều hòa thổi. Nhưng nhiệt độ không khí trong phòng lại có sự chênh lệch đối với nhiệt độ luồng khí sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt. Các chuyên gia cho rằng người dùng nên tránh để luồng gió từ điều hòa thổi trực tiếp vào người.
Hơn nữa, khi lựa chọn vị trí lắp đặt cần cân nhắc đến nơi luồng không khí từ điều hòa có thể lan đến khắp phòng, tránh đặt điều hòa nơi quá thấp.
Thường xuyên đóng chặt cửa khi sử dụng máy điều hòa
Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng khi dùng điều hòa. Không khí trong phòng kín có thể trở nên độc hại gấp 2-5 lần không khí ngoài trời nếu bạn thường xuyên đóng chặt cửa, vì vậy bạn nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm máy lạnh có chức năng lọc khí.
Tuy nhiên bạn vẫn nên hạn chế đóng mở cửa phòng để hơi lạnh không thất thoát, nhưng đừng nên để không khí trong phòng trở nên quá bí, gây hại cho sức khỏe.
Khoảng 15-30 phút, bạn nên mở cửa phòng để căn phòng được “thở”, thay không khí mới cho căn phòng. Khi mua máy điều hòa, bạn nên chọn những dòng máy điều hòa thế hệ mới, trang bị thêm các chức năng lọc khí và diệt khuẩn cho không khí.
Lạm dụng điều hòa trong thời gian dài
Không ít người có thói quen ngồi lâu trong phòng điều hòa với nhiệt độ chênh lệch đáng kể so với nhiệt độ ngoài trời. Thói quen kéo dài này có thể gây nên các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, cảm lạnh, dị ứng, khô da,…
Do đó, bạn chỉ nên ngồi trong phòng điều hòa liên tục từ 4 đến 5 tiếng, ngoại trừ khi ngủ. Sau thời gian này hãy tiếp xúc với không khí bên ngoài môi trường. Sau 7 đến 8 tiếng hãy tắt điều hòa rồi mở cửa phòng để không khí lưu thông.
Đặt chậu nước trong phòng điều hòa
Nhiều gia đình có thói quen đặt chậu nước trong phòng điều hòa để tạo độ ẩm. Tuy nhiên, cách làm này được các bác sĩ cho biết là dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe vì hơi nước sẽ thu hút bụi bẩn, vi trùng gây bệnh.
Nhiều nhà còn mua thêm máy phun sương để tạo độ ẩm, nhưng việc này không cần thiết, đặc biệt với gia đình có em nhỏ. Trẻ em hít phải nhiều hơi nước, ở trong môi trường độ ẩm nhiều, sẽ không tốt cho hệ hô hấp, dễ gây viêm phổi, ho...
Để nhiệt độ thấp nhanh mát
Nhiều người sử dụng khi mới mở điều hòa thường cài đặt mức nhiệt thấp nhất có thể vì cho rằng như vậy sẽ nhanh mát hơn. Tuy nhiên, khi bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp khiến bạn dễ bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và ngoài nhà. Đặc biệt, người già và trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu rất dễ đau đầu, viêm họng, ngạt mũi,…Do vậy thông thường, nhiệt độ điều hòa khoảng 25 °C là tốt nhất.
Số chỉ nhiệt độ trên điều khiển không có nghĩa là độ lạnh của luồng gió, mà là giới hạn để điều hòa tự nhận biết khi nào là đủ và giảm cường độ làm lạnh. Chẳng hạn khi đặt mức 20°C, điều hòa sẽ coi đó là mức nhiệt mục tiêu, đến khi phòng đủ lạnh sẽ tự giảm gió để duy trì nguyên trạng.
Nếu ngay từ đầu bạn đã bắt điều hòa phải hoạt động hết công suất ở mức mục tiêu 16 độ C mà không chỉnh lại, qua thời gian chính máy móc trong điều hòa sẽ tự trở nên quá lạnh và giảm hiệu suất làm việc. Vừa kém hiệu quả lại vừa hại tuổi thọ điều hòa cùng hóa đơn điện.
Chọn sai chế độ
Trên bảng điều khiển máy lạnh, chế độ thường được lựa chọn là Tự động (Auto), một số điều khiển có chế độ đặc thù như làm mát (Cool), làm khô (Dry), chế độ quạt (Fan)... Sử dụng sai chế độ là một trong những nguyên nhân khiến máy lạnh không làm đúng mục đích gây tăng tiền điện.
Bạn nên chọn chế độ Cool khi cần làm lạnh nhanh và giữ nhiệt độ phòng ổn định như mức đã được chọn ngay từ đầu. Chế độ Fan, máy làm lạnh sẽ tắt và quạt vẫn chạy. Chế độ này nên dùng khi cần lưu thông không khí trong phòng nhưng không cần làm lạnh.
Chế độ Dry sẽ được bật lên để làm giảm độ ẩm trong phòng. Chế độ phù hợp với những ngày mưa gió khi độ ẩm bên ngoài cao. Thời gian sử dụng chế độ này khoảng 1 - 2h đồng hồ.
Nếu sử dụng lâu dễ ảnh hưởng đến làn da như khô da tay, da cơ thể, khô giác mạc, khô niêm mạc mũi...
Mở điều hòa 24/24
Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng, dù chỉ chốc lát, là lập tức tắt máy điều hòa để tiết kiệm điện, hoặc có trường hợp khi bật máy thường để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc. Thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện thêm, nhanh hỏng máy lại ảnh hưởng đến sức khỏe.
Việc liên tục thay đổi nhiệt độ phòng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đối với người già và trẻ em. Khả năng tự ổn định thân nhiệt ở mỗi người một khác, nhưng dù với người khỏe mạnh đến đâu, việc ở lâu trong một môi trường nhiệt độ thay đổi liên tục cũng dễ bị sốc, có thể gây các triệu chứng đau đầu, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, giống như bệnh cúm, thậm chí là cả các bệnh về đường hô hấp.
Tắt máy ngay khi phòng đủ mát
Nhiều người có thói quen "tiết kiệm" điện bằng cách tắt điều hòa ngay khi thấy nhiệt độ trong phòng đủ mát, sau đó điều hòa lại được bật lên khi cảm thấy nhiệt độ trong không khí bắt đầu nóng lên. Cách bật/ tắt này khiến máy lạnh phải khởi động nhiều gây tốn điện.
Máy lạnh bao gồm dàn nóng và dàn lạnh. Dàn nóng tiêu thụ điện nhiều hơn, chiếm 95% tổng công suất máy lạnh. Thời gian khởi động cũng là lúc toàn bộ hệ thống máy lạnh làm việc để giảm nhiệt độ phòng.
Khi độ lạnh đạt yêu cầu, dàn nóng sẽ dừng, chỉ còn quạt gió và động cơ đảo gió tiếp tục vận hành. Các máy lạnh đời mới đều được trang bị tính năng ngắt tự động này nên bạn không cần chủ động bật/ tắt máy lạnh gây tiêu thụ điện năng gấp 3 lần mức năng lượng cần để duy trì độ lạnh.
Không sử dụng quạt trần
Nhiều người nghĩ rằng máy lạnh giá rẻ như là một thay thế cho một quạt trần truyền thống; trên thực tế, hai hệ thống này hoạt động bổ trợ cho nhau. Quạt trần sẽ giúp điều hòa không khí của bạn chạy hiệu quả hơn bằng cách di chuyển không khí xung quanh phòng, trong đó không chỉ tiết kiệm tiền trên hóa đơn tiền điện của bạn mà còn làm giảm hao mòn các bộ phận của máy điều hòa. Hơn nữa, quạt trần tạo ra một luồng gió lạnh nhân tạo sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái ở nhiệt độ cao hơn một chút.
Tăng giảm nhiệt độ liên tục
Nhiều người có thói quen tăng giảm nhiệt độ liên tục vì nghĩ rằng như vậy là tiết kiệm điện. Trên thực tế việc điều chỉnh quá nhiều chỉ khiến làm đảo lộn quá trình vận hành thông thường của máy.
Đa số các điều hòa đời mới hiện nay đều có bộ phận cảm biến nhằm duy trì mức nhiệt ổn định, không quá nóng hoặc quá lạnh. Do đó thao tác tự điều chỉnh bằng tay là không thực sự cần thiết, lại gây tốn điện và giảm độ bền của điều hòa.
Mua điều hòa đã quá cũ để tiết kiệm chi phí
Nắng nóng gay gắt khiến nhu cầu mua điều hòa của người dân tăng cao. Vì muốn tiết kiệm người tiêu dùng thường có xu hướng chọn mua điều hòa cũ về dùng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia điện máy, về lâu dài, việc chi phí hàng tháng khi dùng một chiếc điều hòa cũ lại tốn kém hơn rất nhiều so với dùng một chiếc điều hòa mới.Điều hòa quá cũ sẽ có hiệu suất làm mát không cao do động cơ yếu, sẽ tiêu hao lượng điện rất lớn. Chưa kể máy dễ hỏng hóc, trục trặc, cần được bảo trì liên tục. Chi phí nạp gas, sửa chữa, bảo trì khi máy gặp trục trặc cũng không phải là nhỏ.
Lắp điều hòa ở vị trí góc tường nóng
Nhiều người tin rằng lắp điều hòa ở khu vực nóng nhất phòng, thậm chí là trong góc tường sẽ giúp nhanh chóng giảm nhiệt và tạo không khí thoáng mát cho căn phòng. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm bởi sẽ khiến điều hòa vận hành quá tải và chạy tốn điện hơn bình thường. Thay vào đó, người dùng nên lắp máy ở những vị trí mát mẻ, thoáng đãng và nằm ở trung tâm căn phòng.
Kích thước điều hòa không phù hợp với diện tích
Nhiều người cho rằng điều hòa càng lớn thì công suất thì càng tốt. Nhưng trên thực tế máy điều hòa không khí quá lớn sẽ không ngừng chu kỳ và tắt, dẫn đến việc sử dụng năng lượng nhiều và thay đổi nhiệt độ không thoải mái.
Theo các chuyên gia với mỗi diện tích khác nhau bạn cần chọn máy điều hòa có công suất BTU và số HP thích hợp. Cụ thể, căn phòng có diện tích dưới 15m2 nên lựa chọn những chiếc điều hòa có công suất 9.000 BTU, diện tích từ 15m2 – 20m2 điều hòa nên có công suất 12.000 BTU, diện tích 20m2 – 30m2 điều hòa cần có công suất 18.000 BTU và diện tích 30m2 – 40m2 thì chọn mua những chiếc điều hòa có công suất 24.000 BTU.
Không bảo trì máy điều hòa thường xuyên
Máy điều hòa cần được vệ sinh và thay bộ lọc 3 tháng/lần. Các chuyên gia cho rằng điều hòa không được vệ sinh thường xuyên chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi khuẩn, nấm mốc tích tụ gây ảnh hưởng đến người sử dụng.