Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Trong tháng 3/2024, nhóm mặt hàng mây, tre, cói, thảm lập kỷ lục cao nhất trong 2 năm qua, đạt 85 triệu USD, tăng 79,9% so với tháng 2/2024 và tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2023, theo các chuyên gia, ngành mây, tre đan của Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển.
Sản phẩm OCOP mây tre đan Thảo mộc Lâm Bình thân thiện với môi trường Xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm giảm tốc Thanh Hóa: Làng nghề mây tre đan nhộn nhịp sản xuất đầu xuân
Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan. Ảnh
Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan. Ảnh L.K

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2024, nhóm mặt hàng mây, tre, cói, thảm lập kỷ lục cao nhất trong 2 năm qua, đạt 85 triệu USD, tăng 79,9% so với tháng 2/2024 và tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung, trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 212,07 triệu USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Đây là tín hiệu đáng mừng bởi trong tháng 2, nhóm sản phẩm này giảm mạnh do thời gian nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, chỉ đạt 47,26 triệu USD, giảm 40,7% so với tháng 1/2024; giảm 16,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Sản phẩm mây, tre, cói, thảm xuất khẩu sang 59 thị trường; trong đó chủ yếu là xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 14,48 triệu USD, tăng 8,4%; Vương quốc Anh đạt 2,75 triệu USD, tăng 30,4%; Nhật Bản đạt 2,26 triệu USD, tăng 3,1%; Tây Ban Nha đạt 2,19 triệu USD, tăng 9,1%…

Tiềm năng của mây, tre đan Việt Nam

Việt Nam nằm trong nhóm xuất khẩu lớn sản phẩm mây, tre, cói, thảm. Các chuyên gia nhận định, khả năng chiếm lĩnh 10 - 15% thị phần thế giới là hoàn toàn khả thi. Khi quy mô thị trường tre toàn cầu dự kiến đạt 82,9 tỷ USD vào năm 2028, mây, tre có thể mang về hàng tỷ USD cho Việt Nam.

Cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan rất nhiều bởi diện tích tre trong nước lên đến 1,5 triệu ha, phân bố ở hầu hết các tỉnh trên cả nước, trong đó có 37/63 tỉnh có diện tích trên 10.000ha. Tài nguyên tre Việt Nam phong phú và đa dạng với hàng trăm loài, trong đó có một số loài kinh tế cao như luồng, lùng, trúc sào, lồ ô, bương, tầm vông, tre gai.

Đặc biệt, cả nước có trên 1.000 làng nghề mây, tre đan, chiếm 24% tổng số các làng nghề thủ công mỹ nghệ. Trong đó, khu vực phía Bắc và miền Trung tập trung nhiều về các sản phẩm mây tre lá và cói, còn khu vực Tây Nam bộ tập trung nhiều các sản phẩm về bèo tây, lá buông.

Theo các chuyên gia với việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như: RCEP, CPTPP, EVFTA… mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam; nhất là những thị trường có nhu cầu lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… Trong khi đó, nghề mây tre đan gần như bị xóa sổ ở các nước phát triển do không thể ứng dụng dây chuyền công nghiệp để cơ giới hóa. Đây là cơ hội vàng cho các làng nghề truyền thống Việt Nam.

Một số thị trường mới nổi những năm gần đây như Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nga, Australia… đang có xu hướng nhập khẩu nhiều các mặt hàng mây, tre đan từ Việt Nam. Cụ thể, những năm gần đây, Trung Quốc và Tây Ban Nha đã gia tăng nhập khẩu các mặt hàng mây tre đan Việt Nam với mức tăng đáng kể, đó là cơ hội để cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như mây, tre đan, cói, thảm có cơ hội tăng tốc.

Thay đổi để vươn xa

Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan.
Xu hướng tiêu dùng và sử dụng sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã thay đổi, đòi hỏi quy trình sản xuất phải minh bạch, rõ ràng.

Thừa nhận thời cơ cho mây, tre Việt Nam nhưng ông Lê Bá Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ (Vietcraft) cho rằng, xu hướng tiêu dùng và sử dụng sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã thay đổi, đòi hỏi quy trình sản xuất phải minh bạch, rõ ràng, từ vùng nguyên liệu đến cả quá trình làm ra sản phẩm.

Đồng thời, các làng nghề cần thiết kế đẹp hơn, áp dụng công nghệ thông tin giúp sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu thị trường, cũng như có nhiều thông điệp hơn về giá trị nhân văn và giá trị văn hóa.

Ông Ngọc cũng cho biết, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các thị trường như Ấn Độ, Mexico, Thái Lan… Do đó, ông khuyến cáo doanh nghiệp, HTX, người sản xuất nên khai thác thêm một số thị trường như Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mexico, Chile… bên cạnh các thị trường truyền thống.

"Nếu đầu tư phát triển hệ thống thiết kế một cách bài bản cho ngành hàng, kim ngạch xuất khẩu chắc chắn không dừng lại như hiện nay và sẽ sớm vươn lên nhóm tỷ USD", ông Ngọc nhận định.

Trong khi đó, Ông Phạm Quốc Khánh, Trưởng Ban vận động thành lập Hiệp hội Tre Việt Nam chỉ ra một số điểm yếu cần khắc phục như, lực lượng lao động tại các làng nghề ngày càng giảm, trong khi nhu cầu thị trường vẫn lớn. Liên kết giữa các hiệp hội mây, tre, lá với các doanh nghiệp khác cũng như các hiệp hội thủ công mỹ nghệ còn yếu; công tác xúc tiến thương mại đối với ngành thủ công mỹ nghệ và mây tre đan còn hạn chế, kém hiệu quả.

“Các nhà nhập khẩu quan tâm đến các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa về chất lượng, xã hội, môi trường, an ninh… Trong khi đó, có chưa đến 20% doanh nghiệp mây, tre đan của Việt Nam đáp ứng được một số tiêu chuẩn hợp quy. Điều này làm giảm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp", ông Khánh nêu thực tế.

Để tạo nên những sản phẩm mây tre đan đạt chuẩn xuất khẩu, ông Khánh cho rằng cần đầu tư rất nhiều kinh nghiệm, sáng tạo và công sức. Các làng nghệ luôn phải xây dựng quy trình sản xuất rõ ràng, chi tiết, chú tâm trong việc lựa chọn từ nguyên vật liệu đầu vào tới các mẫu mã sản phẩm đến sản phẩm đầu ra.

Đầu tiên, nguyên liệu phải được lựa chọn lựa kỹ càng đủ thời gian từ những cây mây, tre đạt chuẩn không non không già, hay những cây mây ‘bánh tẻ’ phải được dốc hết gai một cách cẩn thận. Tiếp đó, chúng sẽ được trải qua quá trình sơ chế với nhiều công đoạn kỳ công như ngâm nước cho mềm, chẻ nan hay tuốt nhỏ để cho vừa kích thước, phơi sấy để đạt độ khô dẻo nhất định… Kế tiếp, nguyên liệu sẽ được luộc trong nước sôi hoặc sấy khói rơm để có màu đẹp tự nhiên, cuối cùng mới đến tay người thợ để đan thành các sản phẩm.

Từ nguyên liệu sơ chế người nghệ nhân thực hiện phải có trình độ chuyên môn, thẩm mỹ cao, kỹ thuật khéo léo, đôi bàn tay dày dặn kinh nghiệm và sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Mỗi thị trường nhập khẩu sẽ có một nhu cầu sử dụng và xu hướng yêu thích hình dáng và công dụng của sản phẩm khác nhau, người nghệ nhân sẽ lựa chọn chất liệu, quyết định kiểu dáng và phối hoa văn sao cho phù hợp.

“Những sản phẩm mây tre đan càng đơn giản thì càng cần nhiều sự sáng tạo của nghệ nhân, để những sản phẩm đó trở nên nghệ thuật và đặc biệt hơn. Trong số đó không ít những sản phẩm mất đến tháng trời để có thể hoàn thiện”, ông Khánh nói.

Xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm giảm tốc Xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm giảm tốc
Thanh Hóa: Làng nghề mây tre đan nhộn nhịp sản xuất đầu xuân Thanh Hóa: Làng nghề mây tre đan nhộn nhịp sản xuất đầu xuân
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề tại huyện Chương Mỹ Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề tại huyện Chương Mỹ
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cách nào để gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE?

Cách nào để gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE?

Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất UAE là một trong những khách hàng tiêu thụ nhiều cá tra Việt Nam. Việt Nam đồng thời là nguồn cung cá tra lớn nhất tại thị trường này, chiếm 40 - 50% thị phần tại UAE.
Xuất khẩu nghêu sang EU có xu hướng phục hồi

Xuất khẩu nghêu sang EU có xu hướng phục hồi

Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là nghêu luộc đông lạnh sang các nước EU, chiếm 69% tổng giá trị xuất khẩu, còn lại là thịt nghêu đông lạnh.
Gỡ “nút thắt” về nguyên liệu để ngành cá ngừ tái đạt mốc 1 tỷ USD

Gỡ “nút thắt” về nguyên liệu để ngành cá ngừ tái đạt mốc 1 tỷ USD

Vasep đánh giá, trong cơ cấu giá trị xuất khẩu cá ngừ những năm gần đây, có tới hơn 50% giá trị được tạo ra từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu do khai thác trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu cho chế biến xuất khẩu và không ổn định.
Xuất khẩu trực tuyến - cánh cửa đưa thương hiệu Việt vươn ra thị trường quốc tế

Xuất khẩu trực tuyến - cánh cửa đưa thương hiệu Việt vươn ra thị trường quốc tế

Thương hiệu là yếu tố then chốt cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đa số sản phẩm Việt, nhất là nông sản, đang phải dựa vào thương hiệu của các quốc gia khác để xuất khẩu. Điều này dẫn đến việc hàng hóa Việt không ổn định về thị phần và lệ thuộc vào các đối tác quốc tế.
Hiệp định CPTPP trợ lực giúp ngành thủy sản “cất cánh”

Hiệp định CPTPP trợ lực giúp ngành thủy sản “cất cánh”

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được coi là bước đà quan trọng để ngành thủy sản “cất cánh”, trong đó có cá tra. Việc thực thi các FTA luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng và đa dạng thị trường, đưa thủy sản Việt Nam, trong đó có cá tra tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Là "cường quốc" xuất khẩu gạo, vì sao Việt Nam vẫn chi hàng trăm triệu USD nhập khẩu mặt hàng này?

Là "cường quốc" xuất khẩu gạo, vì sao Việt Nam vẫn chi hàng trăm triệu USD nhập khẩu mặt hàng này?

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo top đầu thế giới nhưng theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng năm nước ta vẫn chi hàng trăm triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này từ các nước ở khu vực Châu Á.
Muốn phát triển thương mại điện tử phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Muốn phát triển thương mại điện tử phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nêu rất rõ quyền lựa chọn sản phẩm hàng hóa dịch vụ; quyền kinh doanh theo nhu cầu thực tế quyết định tham gia hay không tham gia giao dịch; quyền kiểm tra hàng hoá trước khi giao nhận theo quy định của pháp luật; lựa chọn tiêu dùng hàng hoá có nguồn gốc rõ ràng…
Vì sao căn hộ 2PN+1 The Sola Park được gia đình trẻ ưu chuộng

Vì sao căn hộ 2PN+1 The Sola Park được gia đình trẻ ưu chuộng

Một ngôi nhà tối ưu và linh hoạt về không gian, nhiều ánh sáng tự nhiên, nằm trong đại đô thị thông minh với đủ đầy tiện ích đang là lựa chọn được nhiều gia đình trẻ hướng đến.
Xuất khẩu thủy sản đã thu về 4,4 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản đã thu về 4,4 tỷ USD

Xuất khẩu hầu hết các mặt hàng thủy sản chủ lực đều có tăng trưởng cao trong tháng 6 như: cá tra tăng 22%, cá ngừ tăng 40%, cua ghẹ tăng 59%, tôm tăng nhẹ 7%.
Sản xuất thức ăn côn trùng ở châu Á có nhiều tiềm năng phát triển

Sản xuất thức ăn côn trùng ở châu Á có nhiều tiềm năng phát triển

Ông Cody Lee, Tổng Thư ký của AFFIA, cho biết: “Thức ăn từ con trùng đặc biệt là ruồi lính đen mang lại những lợi ích về dinh dưỡng cho vật nuôi như tăng cường miễn dịch và hấp thu protein. Đây sẽ là nguồn protein mới tiềm năng có thể thay thế các nguồn protein truyền thống như bột cá và bột đậu nành”.
VPBank T2P – Biến điện thoại thông minh thành máy POS

VPBank T2P – Biến điện thoại thông minh thành máy POS

Nhờ công nghệ hiện đại, giờ đây, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, chủ cửa hàng, hộ kinh doanh hay doanh nghiệp đã có thể cùng khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán một cách dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi và an toàn.
Rộng cửa cho ngành cá tra khi có FTA Việt Nam - Mercosur

Rộng cửa cho ngành cá tra khi có FTA Việt Nam - Mercosur

Việt Nam đang trong quá trình thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) với khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur). Kỳ vọng rằng với những tiềm năng, Việt Nam và khối thị trường Mercosur sẽ sớm có FTA đầu tiên, mở đường cho hợp tác giao thương xuất khẩu giữa 2 bên, trong đó có xuất khẩu cá tra.
Gỡ bỏ rào cản “thẻ vàng” IUU để cua ghẹ xuất khẩu bền vững

Gỡ bỏ rào cản “thẻ vàng” IUU để cua ghẹ xuất khẩu bền vững

Ngành xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam đang ghi nhận đà tăng trưởng vô cùng ấn tượng trong năm 2024. Tuy nhiên, để phát triển bền vững cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm và gỡ bỏ rào cản “thẻ vàng” IUU.
Vì sao tăng trưởng GDP quý 2 gây bất ngờ?

Vì sao tăng trưởng GDP quý 2 gây bất ngờ?

Theo số liệu vừa công bố, GDP của Việt Nam trong Quý 2/2024 tăng 6,93%, tính chung 6 tháng đầu năm đã tăng 6,42%. Con số này gây bất ngờ với phần lớn các tổ chức dự báo bởi các tổ chức đều dự báo tăng trưởng kinh tế quý 2 dù phục hồi nhưng không thể trên mức 6%.
CPI quý II/2024 tăng 4,39% so với cùng kỳ năm 2023

CPI quý II/2024 tăng 4,39% so với cùng kỳ năm 2023

Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng quý II/2024 tăng 4,39% so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu do chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống bình quân quý II/2024 tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,5 điểm phần trăm.
GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực

GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực

GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6.93% so với cùng kỳ năm trước.
Ghi dấu ấn về đổi mới và phát triển bền vững, Vinamilk nâng cao vị thế ngành sữa Việt Nam

Ghi dấu ấn về đổi mới và phát triển bền vững, Vinamilk nâng cao vị thế ngành sữa Việt Nam

“Đổi mới” và “Phát triển bền vững” là những từ khóa được đưa ra thảo luận tại Hội nghị sữa toàn cầu 2024 diễn ra tại London, Anh Quốc. Tham luận của Vinamilk, đại diện của ngành sữa Việt Nam, tại hội nghị về chiến lược đổi mới toàn diện và mục tiêu Net Zero 2050 đã nhận được sự đánh giá cao từ cộng đồng ngành sữa toàn cầu.
Gỡ “nút thắt” nguyên liệu để xuất khẩu cá ngừ

Gỡ “nút thắt” nguyên liệu để xuất khẩu cá ngừ

Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu cá ngừ những năm gần đây, có tới hơn 50% giá trị được tạo ra từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu do khai thác trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu cho chế biến xuất khẩu và không ổn định.
Sầu riêng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng mạnh

Sầu riêng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng mạnh

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6 kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 775 triệu USD, tăng 1% so với tháng trước nhưng tăng tới 16,7 % so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang nhiều thị trường lớn tăng cao

Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang nhiều thị trường lớn tăng cao

Việt Nam tăng xuất khẩu hạt điều sang hầu hết các thị trường, ngoại trừ Ả rập Xê út. Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang nhiều thị trường lớn ghi nhận mức tăng cao như: Nga, Trung Quốc, Đức…
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì ở mức cao

Kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì ở mức cao

Theo số liệu thống kê mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố, nửa đầu tháng 6 (1-15/6), kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì ở mức cao.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng mạnh về giá trị

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng mạnh về giá trị

Tính đến hết ngày 15/6, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt hơn 862.400 tấn, trị giá 3,04 tỷ USD, giảm hơn 8% về lượng nhưng tăng 38% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Thanh long ruột đỏ của Sơn La chinh phục thị trường Italia

Thanh long ruột đỏ của Sơn La chinh phục thị trường Italia

Thanh long ruột đỏ hiện là 1 trong 8 chuỗi liên kết sản xuất về phát triển cây ăn quả bền vững của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La).
Kiện toàn hệ thống SPS Việt Nam, nâng cao hiệu quả các biện pháp vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động, thực vật

Kiện toàn hệ thống SPS Việt Nam, nâng cao hiệu quả các biện pháp vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động, thực vật

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 534/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của WTO và cam kết SPS trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do (Đề án)”.
Xuất khẩu 2 tấn xoài sang Australia và Hoa Kỳ - đánh dấu sự chuyển mình của ngành nông nghiệp

Xuất khẩu 2 tấn xoài sang Australia và Hoa Kỳ - đánh dấu sự chuyển mình của ngành nông nghiệp

Lô xoài tượng da xanh có tổng trọng lượng 2 tấn, xuất khẩu bằng đường hàng không do Hợp tác xã nông nghiệp Lộc Hưng là đơn vị cung cấp. Trong đó, 1 tấn hàng sẽ được xuất vào thị trường Australia và 1 tấn vào thị trường Hoa Kỳ.
Việt Nam điều tra chống bán phá giá thép mạ nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Việt Nam điều tra chống bán phá giá thép mạ nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra được mô tả là một số sản phẩm thép carbon cán phẳng ở dạng cuộn và không phải dạng cuộn, chứa hàm lượng carbon dưới 0,60% tính theo khối lượng.
Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm tăng trưởng tích cực

5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 334,5 triệu USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Còn nhiều khó khăn cho ngành tôm

Còn nhiều khó khăn cho ngành tôm

Xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức như giá xuất khẩu giảm, áp lực cạnh tranh mạnh từ các nguồn cung đối thủ, chi phí vận chuyển và giá đầu vào tăng mạnh…
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động