Mách người ăn đồ chay vẫn giữ cho xương chắc khỏe Ăn gì tốt cho xương khớp? Sức khỏe: Tập thể dục theo 6 cách trên có thể đối phó với đau dây thần kinh tọa |
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là quá trình lão hóa của các xương và sụn ở đốt sống cổ. Đối với người lớn tuổi đó là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, tỷ lệ mắc ngày càng nhiều ở nhóm người trẻ tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do các thói quen làm việc, ăn uống và ít vận động gây ra.
Ngoài ra một trong những nguyên nhân khác dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ tăng cao ở giới trẻ là: do tâm lý chủ quan và không chịu chú ý và chăm sóc sức khỏe của bản thân. Đó là một trong số những nguyên nhân điển hình hiện nay ở giới trẻ dẫn tới tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng.
Đối với bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở thời gian đầu người bệnh thường không để ý vì chưa có các triệu chứng rõ ràng. Khi có triệu chứng thì người bệnh sẽ thường thấy các biểu hiện sau:
– Đau mỏi vùng cổ, khó khăn trong các hoạt động xoay vặn cổ, khi cử động quá có thể gây ra sái, hoặc vẹo cổ.
– Cảm thấy mỏi, đau liên tục trong quá trình ngồi làm việc và tiếp xúc với máy tính quá lâu
– Đau nhức có thể lan ra cả vùng bả vai, gáy, cánh tay hay cả đỉnh đầu.
– Cảm thấy bị đau, tê cứng cổ sau mỗi lần ngủ dậy; đau và khó chịu mỗi khi ho hay hắt hơi.
Người trẻ hiện nay đang không chú ý hoặc khi các triệu chứng có dấu hiệu trở nặng mới bắt đầu đi khám hoặc tìm hiểu về bệnh.
Căn bệnh này không những gây ra nhiều đau đớn và khó chịu mà còn gây ra nhiều bất tiện cho bản thân người bệnh. Một số trường hợp bệnh nặng có thể khiến người bệnh khó khăn trong trong việc sinh hoạt và vệ sinh cá nhân hàng ngày.
Nếu không được quan tâm và chú ý sẽ tới những hậu quả nghiêm trọng như: liệt tứ chi, thần kinh thực vật….. hoặc có thể sẽ làm xuất hiện những thay đổi bệnh lý như: Thoát vị đĩa đệm ( rạn nứt trên đĩa, có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh); Gai cột sống (gây đau và chèn ép vào cột sống); Xẹp đốt sống; Sơ hóa dây chằng…
Để phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ người trẻ cần thay đổi từ thói quen khi làm việc, ngồi làm việc với tư thế thẳng lưng, tay đặt lên, phần khuỷu tay tạo với cơ thể một góc khoảng 90 độ, cổ tay thẳng, bàn chân chạm đất. Đặc biệt sau khoảng 1-2 giờ ngồi làm việc cần đứng dậy đi lại cho đốt sống cổ, lưng được cử động và thay đổi tư thế thư giãn. Ngoài ra có thể xoa bóp cổ vai tránh ngồi quá lâu 1 tư thế dễ làm căng cơ.
Bên cạnh đó cần có một chế độ ăn uống khỏe và lành mạnh. Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu dinh và tốt cho xương khớp như: canxi, vitamin C từ các loại rau củ, vitamin D, sữa từ các loại hạt, thịt, cá…. Và hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều chất béo và dầu mỡ, nước uống có chứa chất kích thích.
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen làm việc, người trẻ cần chú trọng và sắp xếp thời gian luyện tập thể dục thể thao phù hợp với bản thân.
Sau những giờ làm việc căng thẳng, cần có những khoảng thời gian thư giãn và giải phóng cơ thể. Các hoạt động thể dục thể thao đơn giản như có thể tham gia như: đạp xe, cầu lông, bóng đá, bóng rổ, aerobic… . Hoặc các bài tập trực tiếp hỗ trợ cho vai gáy, đốt sống cổ như: yoga, thiền….
Người Việt cần siêng vận động thể chất hơn để tăng cường sức khỏe |
Sống khỏe: Thiền định và những lợi ích đối với sức khỏe |
Lưu ngay những quy tắc vàng khi tập thể dục vào mùa đông |