Cơm trắng tác động thế nào đến chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường?
Cơm trắng là thực phẩm có mặt trong bữa cơm của mọi gia đình Việt và là một trong những món ăn không thể thiếu với nhiều người. Tuy nhiên, cơm trắng lại thuộc nhóm tinh bột với chỉ số đường huyết rất cao (GI = 83) nên sau khi ăn cơm trắng rất dễ tăng đường huyết.
Hàm lượng đường trong cơm trắng rất cao đối với người bị tiểu đường |
Người bình thường có chế độ ăn cơm trắng đều và nhiều nhưng nếu tập luyện, vận động hàng ngày sẽ tiêu hao năng lượng và chỉ số đường huyết có thể được điều chỉnh về như bình thường. Tuy nhiên, với người bị tiểu đường thì điều này rất khó diễn ra.
Ở bệnh nhân tiểu đường, cơ thể không thể tự điều chỉnh glucose máu về ngưỡng an toàn. Tinh bột trong cơm trắng chuyển hóa thành đường khiến cho tuyến tụy làm việc nhiều hơn để làm giảm đường huyết trong khi bản thân tuyến tụy của bệnh nhân tiểu đường vốn đã không có khả năng hoạt động hiệu quả. Vì thế, ăn nhiều cơm trắng sẽ làm tăng chỉ số đường huyết khiến bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
Người bị tiểu đường ăn gì thay cơm?
Ăn nhiều cơm trắng làm tăng chỉ số đường huyết vậy người tiểu đường ăn gì thay cơm? Để lựa chọn thực phẩm thay thế cơm trắng, bệnh nhân tiểu đường cần chú ý nguyên tắc: chọn thực phẩm không làm tăng đường huyết và cung cấp đủ năng lượng tương tự như cơm trắng cho cơ thể.
Muốn thay thế cơm trắng trong chế độ ăn người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn một số thực phẩm sau:
Yến mạch
Yến mạch có hàm lượng đường thấp, giàu chất xơ và khoáng chất nên có thể lựa chọn làm thực phẩm cho chế độ ăn tiểu đường ăn gì thay cơm |
Yến mạch là ngũ cốc có hàm lượng tinh bột thấp hơn cơm trắng rất nhiều. Không những thế, đây còn là thực phẩm có thể giúp thụ thể trên tế bào tăng nhạy cảm insulin để insulin làm việc hiệu quả hơn.
Vì thế, với người bị tiểu đường lệ thuộc insulin thì nên tăng cường yến mạch trong chế độ dinh dưỡng của mình. Việc thay yến mạch cho cơm trắng sẽ giúp đường huyết được ổn định, cung cấp khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.
Gạo lứt
Nếu chưa biết tiểu đường ăn gì thay cơm thì bệnh nhân tiểu đường không nên bỏ qua cơm gạo lứt. Đây là loại gạo còn giữ nguyên chất xơ và cám gạo nên khi đưa vào cơ thể vừa giảm hấp thu tinh bột vừa giảm thời gian tiêu hóa để tăng cảm giác no lâu, giảm cơn thèm ăn cho bệnh nhân tiểu đường.
Đặc biệt, vitamin B1 trong gạo lứt có hàm lượng cao hơn gạo trắng nên sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường giảm cảm giác tê bì ở các đầu chi.
Đậu đỗ
Đây là nguồn thực phẩm rất tốt để lựa chọn thay cơm trắng cho chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường bởi chúng không chỉ có chỉ số đường huyết thấp (GI = 18) mà còn giàu thành phần dinh dưỡng. Carbohydrate phức hợp và chất xơ trong các loại hạt đỗ có thể làm cho quá trình hấp thu đường kéo dài hơn nên ổn định tốt chỉ số đường huyết.
Khi chế biến đậu, đỗ trong bữa ăn cho người bị tiểu đường cần cân nhắc kỹ hàm lượng để tránh vượt ngưỡng quy định.
Khoai lang
Khoai lang chứa tinh bột kháng đường nên có thể lựa chọn để thay thế cơm trong bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường |
Tuy khoai lang thuộc nhóm tinh bột nhưng chỉ số đường huyết của nó tương đối thấp (GI = 44 - 46) nên với vấn đề chọn lựa tiểu đường ăn gì thay cơm thì đây là một gợi ý phù hợp. Trong củ khoai lang có thành phần tinh bột không thể tiêu hóa trong ruột non gọi là tinh bột kháng đường nên sẽ không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.
Mặt khác, trong ruột non còn có thành phần kích thích tăng độ nhạy tế bào với insulin nên khi ăn khoai lang cũng sẽ làm tăng khả năng chuyển hóa đường thành năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ thể. Với bệnh nhân tiểu đường, khoai lang trở thành thực phẩm không chỉ không làm tăng đường huyết mà còn giúp ngừa táo bón, kiểm soát cân nặng rất tốt.
Diêm mạch
Diêm mạch có tính chất gần giống với ngũ cốc, có chỉ số đường huyết GI = 53 nên cũng là thực phẩm tốt để thay thế cơm trắng. Hàm lượng protein và chất xơ trong diêm mạch tương đối dồi dào nên giúp cho quá trình hấp thu đường vào máu chậm lại.
Không những thế, diêm mạch còn chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa biến chứng tiểu đường như: tim mạch, mỡ máu, viêm nhiễm,... Trung bình mỗi ngày bệnh nhân tiểu đường có thể ăn khoảng 200g diêm mạch để đảm bảo các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể mà không lo tăng đường huyết.
Cách ăn cơm trắng để không tăng đường huyết ở người bị tiểu đường
Mặc dù những thực phẩm gợi ý trên đây có thể thay thế cho cơm trắng nhưng không có nghĩa người bị tiểu đường cần nói không hoàn toàn với cơm trắng. Để ăn cơm trắng mà vẫn kiểm soát được đường huyết thì bệnh nhân tiểu đường nên:
- Chỉ ăn lượng cơm thật ít và sau bữa ăn khoảng 2 giờ cần kiểm tra đường huyết để đánh giá và tính lượng ăn cho bữa sau. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy đường huyết > 10 mmol/l thì cần giảm lượng cơm trắng trong bữa ăn kế tiếp.
- Tính lượng cơm trắng nạp vào cơ thể căn cứ trên năng lượng tiêu hao. Nếu ít vận động thì bữa chính chỉ nên ăn bát cơm nhỏ.
- Nên uống nước canh hoặc ăn rau củ trước khi ăn cơm trắng để quá trình hấp thu đường ở thức ăn diễn ra chậm hơn.
Những thực phẩm gợi ý cho người tiểu đường ăn gì thay cơm trên đây đều rất dễ mua và có nhiều cách chế biến để trở thành các món ăn ngon thay đổi mỗi ngày. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được thực phẩm mà mình yêu thích để đưa vào chế độ dinh dưỡng của mình và việc kiểm soát đường huyết qua chế độ ăn sẽ không còn là vấn đề phức tạp nữa.