Cây hồng ngoài là trái cây quen thuộc còn là vị thuốc quý cho sức khỏe Cúc la mã - Dược liệu cổ xưa đa công dụng Thảo quả - Vị thuốc quý, gia vị thơm ngon |
Đặc điểm cây ngô đồng
Cây ngô đồng được chia thành 2 loại đó là ngô đồng thân gỗ và ngô đồng cảnh. Loại cây cảnh có hoa nở to, lá khi già sẽ chuyển sang màu xanh đậm, thân cây phình to về phía gốc giống như một chiếc bình hoa. Còn loài ngô đồng thân gỗ hoa thường nở rất nhiều, lá không có lông.
Cây ngô đồng gồm hai loại là ngô đồng thân gỗ và ngô đồng cảnh. Cây ngô đồng cảnh có tên khoa học là Jatropha podagrica, thuộc họ Euphorbiaceae (Đại kích), loài thực vật có hoa thuộc chi Dầu mè.
Còn cây ngô đồng thân gỗ, thuộc họ Cẩm quỳ, tên khoa học là Firmiana simplex, thuộc họ Sterculiaceae (Trôm), loài này có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước Đông Á, sau này được phổ biến trên thế giới như Châu Âu và Bắc Mỹ.
Cây ngô đồng thân gỗ |
Cây ngô đồng cảnh có nguồn gốc từ Châu Mỹ, khác hẳn cây ngô đồng thân gỗ của phương Đông. Loài cây này thường được trồng nhiều ở nước ta với nhiều cái tên như dầu lai lá sen, cây dầu lai có củ, cây sen lục bình.
Là loài có dạng thân mọng nước, chứa độc, phình ra như bình hoa, cao từ 40 đến 100m, có nhiều vết sẹo trên thân cũng như nhiều nhánh tỏa ra.
Lá của loại cây này không có lông, rộng, có chiều dài 10-20cm và 3-5 thùy hình oval. Hoa của loài này dạng chùm, có màu hồng nhạt hoặc vàng tùy loại, trên thân có cả hoa đực và hoa cái trên và chúng 5 cánh hoa.
Quả cây có hình bầu dục, lúc còn non màu xanh khi chín màu vàng, khi chín thì sẽ nổ tung xa vài chục centimet và chứa chất kịch độc có thể gây chết người nếu ăn nhầm.
Ngô đồng đã được du nhập vào nước ta và phân bố rộng khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam. Đây là loại cây được nhiều người dân ưa thích vì màu đỏ của sắc hoa rất rực rỡ và tràn đầy sức sống.
Thành phần hóa học
Theo nhiều tài liệu, Cây Ngô đồng có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú:
Quả: Curin, đây là chất độc, tác hại đến hệ tiêu hóa và gan mật, ăn vào sẽ dễ dẫn đến ngộ độc, thậm chí tử vong.
Cây ngô đồng cảnh |
Hạt: Hạt: Dầu béo 46% (15% acid béo no), gồm acid palmitic 9%, acid oleic 11%, acid linoleic 77%,…
Nhựa mủ: 2 peptid cyclic gồm podacyclin A và B.
Ngoài ra còn có xanthophyl ức chế tạo thành melanin, không gây độc đối với tế bào.
Theo y học cổ truyền
Rễ cây ngô đồng có vị đắng, tính mát, lá có tính bình, vị ngọt nên người ta thường tận dụng phần lá, thân và nhựa cây để chế biến thành nhiều loại thuốc trị bệnh. Tuy nhiên quả và hạt cây ngô đồng tuyệt đối không được sử dụng vì trong chúng có chứa độc. Sau đây là một số bài thuốc dân gian có sử dụng cây ngô đồng mời các bạn tham khảo.
Một số bài thuốc từ ngô đồng
Cây ngô đồng hỗ trợ điều trị mụn nhọt
Sử dụng Ngô đồng tươi (lá) 1-3, giã nát với chút muối, rồi đắp lên nốt mụn trong vòng 2 giờ, làm liên tục trong 4 ngày.
Hoặc ngắt búp lá để nhựa chảy ra, dùng nhựa này bôi lên nốt mụn nhọt đang sưng sẽ giúp giảm sưng viêm.
Tăng cường sức khỏe
Cây ngô đồng cảnh |
Ngô đồng (thân) thái mỏng, phơi khô, rồi sao vàng, đem ngâm rượu trong 3 tháng là dùng được, 20 ml/ ngày, bổ cho nam giới.
Chữa ho gà, ho ra máu
Ho ra máu là tình trạng rất đáng lo ngại. Nếu ho ra máu mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể dùng cuống và thân lá cây ngô đồng rửa sạch rồi đem đun lấy nước uống. Nếu thường xuyên sử dụng thức uống này sẽ giúp hạn chế được hiện tượng ho ra máu. Cách này cũng khá hiệu quả với những người bị ho gà.
Tuy nhiên bệnh nhân vẫn nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân ho ra máu là gì và tham khảo tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng lá cây ngô đồng trong việc hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.
Ngừa nhiễm trùng vết thương
Nếu người bệnh bị đứt tay, trầy xước, bầm chân tay thì có thể sử dụng cây ngô đồng đắp trực tiếp lên vết thương. Đồng thời, giữ cho vết thương không bị dính nước, tránh nhiễm trùng. Đây là cách giúp làn da bị thương nhanh lành. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy nhựa ngô đồng bôi lên vết thương để cải thiện bệnh.
Chữa bệnh ghẻ lở
Tương tự như công dụng điều trị mụn nhọt, khi bạn chà lá ngô đồng lên vùng da bị ghẻ và ngứa ngáy, chỉ sau một thời gian ngắn duy trì cách làm này sẽ khiến các nốt ghẻ dần biến mất và làn da được phục hồi một cách nhanh chóng.
Chữa hạch sưng đau
Nếu tay, chân, cổ của bạn bị mọc hạch thì có thể sử dụng cây ngô đồng để chữa trị bệnh cho bản thân mình. Trước hết, bạn dùng dao rạch lấy một đường ở thân cây ngô đồng và hứng lấy phần nhựa cây. Tiếp đến, bạn dùng một miếng vải và tăm bông thấm vào phần nhựa cây để bôi vào vùng da bị sưng hạch. Áp dụng cách làm này một ngày 1 lần để cải thiện tình trạng bệnh.
Cây ngô đồng cảnh |
Điều trị chứng phong thấp
Rễ của cây ngô đồng có tác dụng đánh tan các triệu chứng ra nhiều mồ hôi tay, đau nhức do bệnh phong thấp gây nên. Để sử dụng bạn chỉ cần rửa sạch rễ cây và sắc lấy nước uống hàng ngày.
Thuốc bổ cho nam giới
Ít ai biết rằng, cây ngô đồng chính là liều thuốc bổ ích cho nam giới. Chỉ cần nam giới dùng thân cây rửa sạch và tiến hành thái mỏng, phơi khô. Tiếp đến, bạn cho cây ngô đồng lên bếp và sao vàng. Sử dụng nguyên liệu này đem ngâm rượu với các loại thuốc bổ. Đây là cách giúp tăng cường sinh lực, cải thiện tinh trùng yếu cho cánh mày râu.
Chữa sa tử cung ở nữ giới
Trước đây, nữ giới bị sa tử cung được các thầy thuốc điều trị bằng ngô đồng. Cách điều trị là dùng cuống lá ngô đồng rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vùng tử cung.
Một số công dụng khác
Ngoài những công dụng trên, cây ngô đồng còn có rất nhiều công dụng khác nhau. Trong dân gian, mọi người sử dụng cây ngô đồng đốt cháy lấy than mịn và trộn chung với dầu để nhuộm đen tóc, chữa bệnh lòi dom, bệnh trĩ, thấp khớp, lao phổi, bệnh hậu môn,…
Bên cạnh việc chữa bệnh, cây ngô đồng còn được dùng để làm cây cảnh, mang đến sự bình yên, an lành cho gia chủ. Loại cây này được sử dụng để trang trí trên bàn đem lại hạnh phúc, may mắn cho gia chủ. Tuy cây ngô đồng có tác dụng chữa trị bệnh nhưng mọi người cần phải thận trọng khi sử dụng loại cây này vì hạt và quả của cây có chứa nhiều chất độc, có thể gây tử vong.
Lưu ý khi dùng cây ngô đồng chữa bệnh
Cây ngô đồng được trồng làm cảnh và có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Nhưng loài thực vật này cũng tiềm ẩn một mối nguy hiểm trong các gia đình.
Phần quả và hạt ngô đồng chữa chất độc curcin có thể gây ngộ độc tiêu hóa và gan nếu không may ăn phải. Triệu chứng ngộ độc có thể là tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, bỏng rát họng... Nặng hơn có thể rối loạn mạch, xuất huyết tiêu hóa, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nhà có trẻ nhỏ cần hết sức lưu ý khi trồng loại cây này.
Dù ngô đồng được biết đến với công dụng chữa nhiều chứng bệnh đơn giản, nhưng khi gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào chúng ta cũng nên đi khám bác sĩ.
Những bài thuốc từ quả bơ |
Đậu xanh - Vị thuốc quý trong Đông y |
Bài thuốc trị bệnh từ lạc |