Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn ha tôm chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề

TH&SP Hầu hết tôm sú, tôm thẻ chân trắng chết trong giai đoạn từ 20 - 40 ngày tuổi, do bệnh đốm trắng, đỏ thân. Nguyên nhân dẫn đến tôm bị nhiễm bệnh là do từ tháng 4 thời tiết nắng nóng gay gắt, tạo sự chênh lệch cao nhiệt độ giữa ngày và đêm.

Trà Vinh - người dân lao đao vì tôm chết hàng loạt

Theo khảo sát của Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, do ảnh hưởng biến động về thời tiết biến đã gây thiệt hại cho nhiều diện tích nuôi tôm vùng nước mặn và lợ trong tỉnh.

Cụ thể, chỉ trong vòng 45 ngày vừa qua, tại các vùng nuôi tôm ven biển thuộc các huyện: Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành và thị xã Duyên Hải có trên 471ha tôm sú của 1.284 hộ thả nuôi bị thiệt hại, với số lượng hơn 103 triệu con giống; gần 2.150 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại hơn 444 triệu con giống trên diện tích 721ha.

Theo ông Nguyễn Văn Quốc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Trà Vinh, hầu hết tôm sú, tôm thẻ chân trắng chết trong giai đoạn từ 20 - 40 ngày tuổi, do bệnh đốm trắng, đỏ thân. Nguyên nhân dẫn đến tôm bị nhiễm bệnh là do từ tháng 4 thời tiết nắng nóng gay gắt, tạo sự chênh lệch cao nhiệt độ giữa ngày và đêm.

sg

Nguyên nhân dẫn đến tôm bị nhiễm bệnh là do từ tháng 4 thời tiết nắng nóng gay gắt, tạo sự chênh lệch cao nhiệt độ giữa ngày và đêm.


Cùng với đó, những ngày trung tuần tháng 5 đến nay, có nhiều cơn mưa lớn trên diện rộng làm biến động lớn về môi trường nước sông và cả trong ao nuôi, tạo điều kiện cho vi-rút gây bệnh trên tôm phát triển mạnh.

Theo kết quả lấy mẫu xét nghiệm của 88 mẫu tôm tại các vùng nuôi trong tỉnh, đã có 24 mẫu nhiễm bệnh, gồm: 9 mẫu tôm nhiễm vi-rút gây bệnh đốm trắng, 3 mẫu tôm nhiễm vi-rút gây hoại tử gan tuỵ cấp, 5 mẫu tôm nhiễm vi-rút gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô, 7 mẫu tôm nhiễm vi bào tử trùng.

Trước tình hình tôm nuôi bị thiệt hại, ngành nông nghiệp tỉnh đã cung cấp hơn 95 tấn Chlorine hỗ trợ nông dân xử lý mầm bệnh ao nuôi; đồng thời, khuyến cáo đối với những hộ dân đã thả giống tôm nuôi nên thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, môi trường, xử lý độ mặn nước thích hợp trong ao nuôi.

Đối với những hộ chưa thả giống cần cải tạo ao hồ, xây dựng hệ thống ao đúng kỹ thuật để nuôi tôm theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và siêu thâm canh công nghệ cao.

Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh phấn đấu kiểm soát chặt và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản nhằm đảm bảo nuôi trồng an toàn và đạt hiệu quả trên diện tích hơn 25.000 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong năm 2020.

Bạc Liêu - nắng nóng làm gần 7.000 ha tôm nuôi thiệt hại

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, mùa khô 2019 - 2020 đến sớm hơn 1 tháng, nắng nóng gay gắt kéo dài từ tết Nguyên đán đến nay kèm theo vài cơn mưa nhỏ đã làm độ phèn, mặn trong nước tăng cao khiến nhiều diện tích nuôi tôm trên địa bàn bị nhiễm bệnh và chết.

Qua thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh có gần 7.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại nặng. Trong đó, có gần 2.000 ha bị thiệt hại từ 70% trở lên, chủ yếu tập trung ở huyện Phước Long (Bạc Liêu).

Bên cạnh nguyên nhân nắng nóng kéo dài thì nhiều diện tích tôm nuôi bị thiệt hại còn do nguồn nước trên các kênh rạch bị ô nhiễm nặng, khiến bệnh phát sinh và lây lan trên tôm. Theo đó, nhiều kênh, rạch có độ mặn vượt trên 40‰, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm.

sg

Nóng nóng liên tục làm 7.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại.


Ngoài diện tích tôm nuôi bị thiệt hại, nắng nóng còn làm cho hơn 252 ha lúa bị ảnh hưởng (chủ yếu là tại TX Giá Rai) và khiến 125 ha rừng tại Vườn chim Bạc Liêu trong tình trạng báo động cháy cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm).

Hiện nguồn nước trên kênh rạch vùng nam Quốc lộ 1A tại Bạc Liêu cũng đang có độ mặn ở mức 24‰, độ mặn trên sông Cà Mau - Bạc Liêu vùng bắc Quốc lộ 1A đã ở mức (24-25) ‰.

Ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu đề nghị các địa phương phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nắm rõ diễn biến của thời tiết, tích trữ nước ngọt, sử dụng tiết kiệm nước...

Đặc biệt là triển khai kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 – 2020 nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.

Miền Trung thiệt hại nặng do nắng nóng

Đi dọc vùng nuôi trồng thủy hải sản ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, đâu đâu cũng nghe người dân than phiền vì tôm nuôi đổ bệnh, sốc nhiệt chết hàng loạt. Tại khu vực ao hồ nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) dù các chủ hồ nuôi đã sử dụng nhiều phương cách, kể cả phun hóa chất làm sạch ao nuôi nhưng vẫn không thể cứu vãn được tôm chết do bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy.

Ông Nguyễn Tăng Bính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, không chỉ Bình Sơn mà ở huyện Tư Nghĩa, tôm nuôi cũng chết nhiều, gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Hiện đã có ít nhất 6,42ha tôm thẻ chân trắng của địa phương bị chết, nguyên nhân chủ yếu là do nắng nóng.

Tương tự, tại huyện Tuy Phước (Bình Định) nắng nóng cũng khiến 30ha nuôi tôm nuôi các loại của người dân ở các xã Phước Thắng, Phước Thuận chết. Trong khi ở khu vực vịnh Xuân Đài (Phú Yên) bắt đầu xuất hiện tình trạng tôm hùm bị chết rải rác và nguy cơ sẽ tăng nếu nắng nóng còn kéo dài.

Nắng nóng gay gắt hơn khi độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam thổi mạnh đã gây ra nhiều khó khăn cho người dân, nhất là người dân các huyện miền núi thiếu nước sinh hoạt và nước sản xuất. Ông Võ Cương, Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Cường (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết đã đề xuất cấp trên hỗ trợ kinh phí để khoan 6 cái giếng loại lớn ở các vùng trọng điểm khô hạn để tiếp nước cho người dân vào lúc cao điểm.

Trong khi đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có văn bản đề nghị Chính phủ và các bộ ngành quan tâm hỗ trợ kinh phí điện, dầu vượt định mức và sửa chữa các công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn nước chống hạn là khoảng 87,5 tỷ đồng.

sg

Tôm chết hàng loạt khiến người dân bị thiệt hại nặng nề.


Để chủ động phòng bệnh cho các đối tượng thủy sản trong ao nuôi, đảm bảo năng suất, tốc độ tăng trưởng bà con cần chủ động áp dụng một số biện pháp kỹ thuật phòng chống nắng nóng như sau:

Đối với các ao nuôi tôm đang phát triển cần: Cho tôm ăn thức ăn đảm bảo chất lượng, không bị ẩm mốc và hạn chế lượng thức ăn dư thừa trong ao nuôi. Trong thời gian thời tiết nắng nóng nên giảm lượng thức ăn hàng ngày chỉ cho ăn 60- 70% lượng thức ăn so với bình thường; Bổ sung các Vitamin C, khoáng, men vi sinh đường ruột, chất bổ gan, nhằm tăng sức đề kháng cho tôm;

Có nguồn nước dự trữ trong ao chứa được xử lý sạch các mầm bệnh ‎để cấp nước vào ao nuôi khi cần thiết để duy trì độ sâu và giảm độ mặn nước ao nuôi. Lưu ý nên cấp nước vào ban đêm, tránh cấp nước vào ban ngày làm cho tảo phát triển mạnh làm thiếu hụt Ôxy vào ban đêm;

Duy trì mực nước thấp nhất từ 1,4 - 1,5 m, đồng thời tăng thời gian quạt nước ao nuôi 24/24h và các thiết bị cung cấp Ôxy để tăng hàm lượng Ôxy và tránh hiện tượng phân tầng nước trong ao;

Quản lý khí độc NH3, H2S trong ao nuôi: để hạn chế khí độc trong ao nuôi cần quản lý độ pH ổn định, định kỳ dùng men vi sinh xử lý đáy ao và siphông loại thải các chất thải ra ngoài, xử lý đảm bảo đúng quy trình kỷ thuật;

Kiểm soát tảo: Trong quá trình nuôi không để màu nước quá dày, đậm, duy trì độ trong 30 – 35 cm. Vì vậy, cần có chế độ cho ăn hợp lý nhằm hạn chế lượng chất thải trong ao nuôi. Trường hợp tảo phát triển mạnh nên thay một phần nước vào ban đêm (nếu có nguồn nước đã được xử lý đảm bảo) hoặc dùng vôi CaCO3 liều lượng 10kg/1000m3, hòa với nước tạt đều trong ao nuôi, đánh vào ban đêm (từ 20 – 22 h) liên tục trong thời gian 3 đêm để diệt bớt tảo, sau đó dùng chế phẩm sinh học làm ổn định môi trường đáy ao nuôi;

Giăng các loại lưới lam 1/2 hoặc 1/4 diện tích ao nuôi để hạn chế nắng nóng chiếu xuống ao.

Đối với các ao nuôi tôm đạt kích cỡ thương phẩm hoặc bị bệnh: Các ao nuôi tôm đạt kích cỡ thương phẩm cần tiến hành thu hoạch.

Đối với những ao nuôi tôm có biểu hiện bất khác thường, hoặc nghi tôm bị bệnh phải báo ngay với cán bộ thú y xã, UBND xã, HTX, tổ cộng đồng, lấy mẫu xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương án xử lý và phòng bệnh hiệu quả hơn.

Hạ Vy

Hạ Vy

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chính thức đánh thuế 5% đối với phân bón

Chính thức đánh thuế 5% đối với phân bón

Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi (VAT) sẽ áp thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, trừ một số trường hợp khác.
Xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ: Cơ hội đi kèm với thách thức

Xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ: Cơ hội đi kèm với thách thức

Việc ông Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng lần 2 sẽ mang đến nhiều tác động với xuất khẩu tôm Việt Nam. Đó là tác động từ những chính sách kinh tế của ông Trump, như tăng thuế nhập khẩu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thu hút FDI về Hoa Kỳ…
Chuyên gia kinh tế chỉ ra 5 lý do cần tăng trưởng xanh

Chuyên gia kinh tế chỉ ra 5 lý do cần tăng trưởng xanh

TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế nhấn mạnh biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, đòi hỏi nguồn lực khổng lồ để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Các giải pháp bao gồm chuyển đổi ngành công nghiệp, tăng cường quy định ESG (môi trường, xã hội, quản trị) và các cam kết quốc tế như COP26, COP27, COP28.
Tận dụng nền tảng số để mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng Việt

Tận dụng nền tảng số để mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng Việt

Trong 5 năm qua, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME) tại Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Tuần lễ thương mại điện tử chính thức diễn ra từ hôm nay (25/11)

Tuần lễ thương mại điện tử chính thức diễn ra từ hôm nay (25/11)

Với thông điệp “Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến, Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024) sẽ diễn ra từ ngày 25/11 và kéo dài đến 1/12/2024.
Cơ hội để nông sản Việt tiến vào thị trường Halal

Cơ hội để nông sản Việt tiến vào thị trường Halal

Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
Rút ngắn thời gian nộp tiền trúng đấu giá đất tránh trục lợi, bỏ cọc

Rút ngắn thời gian nộp tiền trúng đấu giá đất tránh trục lợi, bỏ cọc

Đó là kiến nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ̣Đỗ Đức Duy tại Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" được tổ chức tại Hà Nội sáng 24/11.
Giá gạo Việt cao nhất thế giới dù Ấn Độ quay lại thị trường

Giá gạo Việt cao nhất thế giới dù Ấn Độ quay lại thị trường

Khảo sát thị trường xuất khẩu ngày 23/11, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ và dẫn đầu khu vực.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Trong 10 tháng đầu năm 2024, Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam, chiếm 59,2% trong tổng lượng và chiếm 57,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Xuất nhập khẩu của cả nước cán mốc 681,4 tỷ USD

Xuất nhập khẩu của cả nước cán mốc 681,4 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/11/2024 đạt 681,48 tỷ USD, tăng 15,7% tương ứng tăng 92,28 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu rau quả được kỳ vọng đạt 7 tỷ USD trong năm nay

Xuất khẩu rau quả được kỳ vọng đạt 7 tỷ USD trong năm nay

Hiệp hội Rau quả Việt Nam ước tính trong 11 tháng năm nay, xuất khẩu rau quả đạt hơn 6,6 tỷ USD, dự báo cả năm 2024 sẽ vượt mốc 7 tỉ USD. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu rau quả Việt Nam vượt mốc 6 tỷ USD/năm.
Thị trường Carbon: Việt Nam có đang quá thận trọng?

Thị trường Carbon: Việt Nam có đang quá thận trọng?

Tín chỉ carbon (Carbon credit) là một loại hình giấy phép hoặc chứng chỉ có thể giao dịch, có giá trị mua bán và cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn CO2 hoặc loại khí thải khác nằm trong danh sách khí thải nhà kính.
Biến đổi khí hậu để lại “vị đắng” cho ngành cà phê

Biến đổi khí hậu để lại “vị đắng” cho ngành cà phê

Biến đổi khí hậu đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành sản xuất cà phê - loại cây trồng nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, nhất là nhiệt độ.
Tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt trên sàn thương mại điện tử

Tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt trên sàn thương mại điện tử

Thời gian gần đây, sự đổ bộ của các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới (như Taobao, Tamu…) đã làm bộc lộ rõ hơn năng lực sản xuất lẫn thương mại của doanh nghiệp trong nước. Hệ lụy là các doanh nghiệp trong nước đã và đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp quốc tế với nhiều lợi thế về chi phí vận hành, logistics, giá cả, đầu tư kho bãi...
Xuất khẩu thuỷ sản đang diễn biến thế nào mà được dự báo về đích 10 tỷ USD?

Xuất khẩu thuỷ sản đang diễn biến thế nào mà được dự báo về đích 10 tỷ USD?

Xuất khẩu thuỷ sản cả nước trong tháng 10 ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế qua 10 tháng, xuất khẩu thủy sản đã mang về 8,27 tỷ USD. Các chuyên gia kỳ vọng lĩnh vực này sẽ về đích hơn 10 tỷ USD trong năm nay.
Mặt hàng “báu vật” của Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới

Mặt hàng “báu vật” của Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới

Hoa hồi được coi là “báu vật” trời ban khi chỉ cực ít quốc gia trên thế giới may mắn sở hữu. Hoa hồi được mệnh danh là "cánh hoa nghìn tỷ" bởi giá trị kinh tế cao, nhiều quốc gia săn đón.
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Hoa Kỳ ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste. Quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 23/11/2024.
Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới

Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới

Mặc dù tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2024 ước đạt 44 tỷ USD như dự kiến, năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD.
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Mặc dù tiềm năng xuất khẩu sang EU là rất lớn nhưng các chuyên gia lo ngại những điều chỉnh, quy định mới đây của EU ban hành đã, đang và sẽ tác động tới xuất khẩu của Việt Nam.
Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Hàng triệu người tiêu dùng cả nước sắp chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng - nơi hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.
Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, giá bán chè Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp, thời gian tới người làm chè cần thay đổi tư duy để tìm con đường thương mại mới cho chè Việt.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động