Hà thủ ô đỏ là một loại dược liệu quý của dân gian, vốn có nguồn gốc từ một số quốc gia châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc. Hà thủ ô ddor được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta, chẳng hạn như Cao Bằng, Hà Giang,… để làm dược liệu chữa bệnh. Hiện nay, loại cây này cũng đang được trồng tại nhiều tỉnh thành phía Nam.
Hà thủ ô đỏ khác gì Hà thủ ô trắng
Hai loại hà thủ ô phổ biến hiện nay là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Không chỉ khác nhau về màu sắc mà dược tính của các loại hà thủ ô này cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
Hà thủ ô đỏ: Được trồng phổ biến hơn và có dược tính cao hơn so với hà thủ ô trắng. Loại cây này có tính ôn, vị chát, ngọt và đắng. Bên ngoài củ hà thủ ô đỏ có màu nâu đen nhưng bên trong có màu đỏ sẫm vô cùng đặc trưng.
Hà thủ ô trắng: Hay còn được gọi là cây hà thủ ô nam. Loại này mọc nhiều trong tự nhiên tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng, dược tính thường thấp hơn so với hà thủ ô đỏ nên ít được trồng rộng rãi. Bên ngoài củ của cây có màu xám trắng và bên trong ruột có màu trắng ngà, có nhiều bột.
Hà thủ ô có thể gây ra những vấn đề như thế nào nếu dùng sai cách?
Gây rối loạn tiêu hóa, nhất là tình trạng tiêu chảy: Khi mới được thu hoạch, hà thủ ô có chứa rất nhiều Anthraglycosid có tác dụng làm tăng co bóp đường ruột và khiến dạ dày sản sinh ra nhiều chất nhầy. Do đó, nếu ăn quá nhiều có thể gây rối loạn đường tiêu hóa, đặc biệt là phân lỏng và tiêu chảy.
Rối loạn điện giải, tê bì chân tay: Vì loại thảo dược này có tác dụng nhuận tràng nên việc bổ sung quá nhiều sẽ làm mất khả năng hấp thụ kali, vì thế dẫn tới rối loạn điện giải. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, tê bì chân tay, có cảm giác như kiến đang bò khắp người,…
Gây ngộ độc gan: Ăn quá nhiều hà thủ ô sẽ gây ngộ độc gan. Do đó, bạn chỉ ăn một lượng vừa phải.
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng hà thủ ô:
Nên kiêng 3 thực phẩm có màu trắng khi dùng hà thủ ô là củ hành, củ tỏi, củ cải,… Ngoài ra bạn cũng nên kiêng gừng, ớt và hạt tiêu,… vì đây đều là những loại gia vị có tính nóng, dẫn tới phân tán hết những dinh dưỡng từ loại thảo dược này và cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng.
Thông thường nếu muốn đen tóc, bạn cần kiên trì uống hà thủ ô trong khoảng 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên thời gian này còn có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người bệnh khác nhau. Do đó, cần sử dụng thuốc đều đặn, kiên trì.
Hà thủ ô có tính ôn nên khi uống bản sẽ có cảm giác hơi nóng trong. Đó cũng chính là lý do vì sao không nên kết hợp hà thủ ô với những thực phẩm có tính nóng.
Một số đối tượng không nên dùng hà thủ ô là người đang điều trị ung thư, người có vấn đề về hệ tiêu hóa, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và phụ nữ vừa trải qua sinh nở.
Phải chế biến mới dùng được
Vào mùa thu, hoặc mùa xuân người ta thường đào lấy rễ quen gọi là củ. Củ có hình dáng quăn queo, giống củ khoai lang, do đó nó còn có tên: Mần Đăng (khoai lang). Củ thường có khối lượng từ 0,5kg đến vài cân. Năm 1967, trong dịp điều tra dược liệu lần đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam, các nhà khoa học đã đào được một củ Hà Thủ Ô đỏ, rất to, dài gần 1m, nặng gần tới 6 kg ở Mường Khương, Lào Cai.
Hà Thủ Ô đỏ, sau khi đào, rửa sạch, có thể bổ nhỏ, phơi khô, bảo quản. Khi sử dụng phải tiến hành chế biến tiếp. Trước hết đem các miếng Hà Thủ Ô ngâm với nước vo gạo (nước gạo, mới vo) từ 12-24 giờ thỉnh thoảng khấy đảo, để loại bớt chất chát.
Sau đó rửa sạch, tiếp đó là chế với đậu đen.
Có thể lấy nước sắc của đậu đen (1kg Hà Thủ Ô, 100-200g đậu đen ).
Trước hết đem đậu đen nấu nhừ, vài lần.
Gạn lấy nước.
Cho nước này vào nấu Hà Thủ Ô.
Xếp các miếng Hà Thủ Ô vào nồi, miếng to xếp xuống dưới, miếng nhỏ để lên trên, cần đổ ngập nước 2cm, đun nhiều giờ cho đến khi Hà Thủ Ô chín tới lõi.
Lấy Hà Thủ Ô ra, bỏ lõi, thái mỏng. Lấy dịch nấu còn lại, tẩm nhiều lần, vừa tẩm vừa phơi, cho đến hết dịch nấu.
Cuối cùng phơi thật khô.
Cũng có thể chế theo cách đồ: Cứ một lớp Hà Thủ Ô, lại rắc một lớp đậu đen. Cũng xếp Hà Thủ Ô theo nguyên tắc trên, miếng to xuống dưới, miếng nhỏ lên trên. Đồ đến khi miếng Hà Thủ Ô chín tới tận lõi. Sau tiếp tục làm như trên.
Ngâm rượu hà thủ ô
Nguyên liệu
Hà thủ ô đỏ: 1,5kg
Đậu đen: 0,5kg
Rượu trắng: 6-8 lít (loại 40 độ)
Nước vo gạo
Các bước ngâm rượu
Đầu tiên, hà thủ ô khi mua về cần phải được rửa sạch, sau đó để khô ráo rồi thái thành từng lát mỏng. Ngoài ra bạn cũng có thể mua hà thủ ô phơi khô được bán sẵn cũng được.
Tiếp theo, bạn đem ngâm các lát hà thủ ô với nước vo gạo để loại bỏ bớt vị chát của dược liệu. Thay nước vo gạo khoảng 2 lần/ngày để tránh nước bị lên men có thể phá hỏng dược tính của thuốc. Ngâm trong khoảng 2-3 ngày.
Kế đến, bạn rang đậu đen sơ qua cho có mùi thơm là được. Sau đó đổ đậu đen và hà thủ ô vào bình thủy tinh, rồi bạn cho nốt rượu trắng vào để ngâm. Ngâm trong vòng 3-6 tháng là có thể sử dụng được rồi.
Các tác dụng của Hà thủ ô
Nhuận tràng
Làm tăng nhu động ruột do các thành phần anthranoid, do đó làm xúc tiến khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột. Hà thủ ô được dùng trong các trường hợp đại tiện táo kết, tiêu hóa kém.
Bổ can thận
Dịch nước sắc của Hà Thủ Ô đỏ chế, liều 0,35g trên chuột đa cắt bỏ tuyến thượng thận, có khả năng làm tăng tích lũy đường glycogen ở gan lên 6 lần. Được dùng trong các trong các trường hợp can thận, âm hư, gây đau lưng, mỏi gối, yếu gân cốt, di tinh, liệt dương, tiểu đường, tăng mỡ máu và nhất là những trường hợp vừa tăng đường huyết, vừa tăng cholesterol. Tác dụng này chỉ có ở Hà Thủ Ô chế.
Tác dụng bổ thần kinh
Lexitin trong Hà thủ ô còn có tác dụng làm cường tim ếch cô lập, giúp tạo hồng cầu tốt hơn. phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều. Các trường hợp da xanh, thiếu máu, gầy còm,
Ức chế trực khuẩn lao
Nước sắc Hà Thủ Ô đỏ có tác dụng ức chế trực khuẩn lao.
Chống oxy hóa
Dịch chiết cồn Hà Thủ Ô đỏ còn có tác dụng hạ cholesterol đối với chuột cống, liều 1,5g/ml(nước sắc). Hà Thủ Ô đỏ còn có tác dụng chống oxy hóa.
Chữa tóc bạc sớm
Hà Thủ Ô đỏ là vị thuốc bổ huyết. Do vậy, những người tóc bạc sớm cholesterol tăng, dùng rất tốt.
Uống hà thủ ô bao lâu thì đen tóc
Theo như nhiều chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc uống hà thủ ô thường xuyên và đúng liều lượng trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm có thể giúp cải thiện tình trạng bị tóc bạc sớm, khiến cho mái tóc có cơ hội đen bóng trở lại như trước kia. Tuy nhiên, thời gian đen tóc trở lại còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa, độ tuổi sử dụng thuốc, thói quen sinh hoạt,... Do đó mà bạn cần phải rất kiên nhẫn sử dụng dược liệu này mới có thể đen tóc trở lại.
Những lưu ý khi dùng Hà thủ ô
Hà thủ ô là một loại dược liệu vô cùng quý nhưng cần dùng đúng cách mới có hiệu quả cao. Việc sử dụng sai cách có thể dẫn tới những tác dụng không mong muốn. Do đó, bạn cần tìm hiểu, tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.