Công dụng “thần kỳ” của tỏi đen đối với sức khỏe

Tỏi đen không còn là cái tên xa lạ đối với nhiều người trong việc chăm sóc và bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên tác dụng của tỏi đen rất nhiều mà không phải ai cũng biết hết và sử dụng đúng cách.
Loại quả được ví là "vàng đen", tưởng ăn chơi hóa là "tiên dược" cho sức khỏe Tác dụng của lá vối đối với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng Gạo lứt chứa bao nhiêu calo và có tác dụng gì với sức khỏe?
Công dụng “thần kỳ” của tỏi đen đối với sức khỏe

Vì sao tỏi đen được gọi là “thần dược”?

Tỏi đen vốn dĩ không có trong tự nhiên. Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men, chậm trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 độ C đến 90 độ C) và độ ẩm dao động từ 80 đến 90 độ. Thời gian lên men khá dài, kéo dài từ 30 - 60 ngày. Nhờ đó, tỏi trắng được lên men thành tỏi đen nhánh và hàm lượng các hoạt chất trong tỏi đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng khi sử dụng.

Tỏi tươi có thành phần chính là alliin, hợp chất này dễ bị enzym alliinase thủy phân thành allicin. Còn tỏi đen do có quá trình lên men nên hàm lượng các nhóm hoạt chất đã tăng lên nhiều như các hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường Fructose, đặc biệt hàm lượng hoạt chất chính là S-allyl-L-cystein (SAC) tăng lên gấp 4 - 5 lần so với tỏi thường. Do vậy, tỏi đen có tác dụng mạnh và khác so với tỏi thường.

Nhìn chung, tỏi đen khá dễ ăn, khác hoàn toàn với tỏi trắng có mùi hôi và hăng. Tỏi đen có vị ngọt, dẻo, khi bóc không dính tay. Hơn nữa, do không có hoặc ít mùi hăng ăn nên có thể ăn tỏi đen mỗi ngày để tăng cường sức khỏe mà không sợ bị hôi miệng - một sự bất tiện và khá “nhạy cảm” khiến nhiều không dám ăn nhiều, dù biết tỏi tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của tỏi đen

Công dụng “thần kỳ” của tỏi đen đối với sức khỏe

Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Quá trình lên men làm cho tỏi đen chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn đáng kể so với tỏi sống. Điều này có được là do quá trình lên men tỏi đen đã phân hủy và chuyển đổi allicin - hợp chất khiến cho tỏi có mùi hăng - thành các hợp chất chống oxy hóa như alkaloid và flavonoid.

Chất chống oxy hóa là các hợp chất giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương oxy hóa, gây ra nhiều căn bệnh khác nhau. Việc tiêu thụ tỏi đen chứa nhiều chất chống oxy hóa sẽ giúp ngăn chặn những căn bệnh này.

Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy tổng hoạt động chống oxy hóa tăng lên đáng kể ở tỏi đen trong quá trình lão hóa. Trong nghiên cứu, tỏi đạt hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất ở 21 ngày lên men.

Giúp điều chỉnh lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu cao không kiểm soát được ở những người mắc bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ biến chứng, bao gồm tổn thương thận, nhiễm trùng và bệnh tim.

Nghiên cứu cho thấy việc ăn tỏi đen có khả năng cải thiện trao đổi chất như giảm cholesterol, giảm viêm và điều chỉnh sự thèm ăn. Ngoài ra, hoạt động chống oxy hóa của tỏi đen có thể giúp bảo vệ chống lại các biến chứng thường do lượng đường trong máu cao.

Hoạt động chống oxy hóa của tỏi đen lên men bằng cách sử dụng vi khuẩn Lactobacillus bulgaricus còn có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường thai kỳ, theo một nghiên cứu bao gồm 226 phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Công dụng “thần kỳ” của tỏi đen đối với sức khỏe

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi đen có thể làm giảm các chỉ số của bệnh tim, bao gồm mức cholesterol toàn phần, cholesterol LDL (xấu) và chất béo trung tính trong máu, đồng thời làm tăng cholesterol HDL (tốt).

Một nghiên cứu trên động vật đã so sánh tác dụng của tỏi sống và tỏi đen trong việc phục hồi tổn thương tim do thiếu máu cục bộ - thiếu máu đến tim. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cả tỏi sống và tỏi đen đều giúp mở ra tuần hoàn để bảo vệ tim khỏi bị tổn thương.

Một nghiên cứu khác trên động vật cho thấy chiết xuất tỏi đen giúp giảm tổng lượng chất béo trong máu, chất béo trung tính và cholesterol toàn phần.

Một nghiên cứu khác đã cho 60 người bị tăng cholesterol sử dụng 6 gam chiết xuất tỏi đen hoặc giả dược hàng ngày trong 12 tuần. Kết quả cho thấy tỏi đen làm tăng cholesterol HDL (tốt) và giảm các dấu hiệu bệnh tim tiềm ẩn.

Bảo vệ sức khỏe não bộ

Tỏi đen có thể giúp ngăn ngừa chứng viêm làm suy giảm trí nhớ và làm suy giảm chức năng não theo thời gian.

Các nhà khoa học cho rằng sự tích tụ của một hợp chất protein được gọi là beta amyloid gây ra chứng viêm trong não, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy tỏi đen có thể làm giảm chứng viêm não do beta amyloid gây ra và cải thiện trí nhớ ngắn hạn.

Có đặc tính chống ung thư

Công dụng “thần kỳ” của tỏi đen đối với sức khỏe

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng tích cực của tỏi đen trong việc chống lại các tế bào ung thư. Trong một nghiên cứu trên ống nghiệm trong máu của 21 tình nguyện viên, chiết xuất tỏi đen cho thấy các hoạt động kích thích miễn dịch, chống oxy hóa và chống ung thư mạnh hơn so với chiết xuất tỏi sống.

Các nghiên cứu khác trên ống nghiệm đã phát hiện ra rằng tỏi đen làm cho các tế bào ung thư bắt đầu chết đi, làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư trong bệnh ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư máu.

Bảo vệ gan

Tỏi đen có thể giúp bảo vệ gan khỏi bị tổn thương do tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, thuốc men, rượu và vi trùng.

Các nghiên cứu trên chuột đã phát hiện ra rằng tỏi đen có tác dụng bảo vệ trong trường hợp gan bị tổn thương, ngăn ngừa tổn thương gan thêm, làm giảm ALT và AST - 2 chất hóa học trong máu báo hiệu tổn thương gan. Tỏi đen cũng hữu ích trong trường hợp bệnh gan mãn tính, ví dụ như cải thiện chức năng gan trong trường hợp tổn thương gan mãn tính do rượu gây ra. Điều này có được là do hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong tỏi đen.

Tác dụng phụ của tỏi đen

Ăn tỏi sống với số lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Do đó, những người đang dùng thuốc làm loãng máu cũng nên tránh ăn nhiều tỏi sống và tỏi đen. Trong trường hợp cần thiết, hãy nói chuyện và hỏi ký kiến chuyên gia y tế trước khi ăn tỏi đen.

Những người bị dị ứng với tỏi sống cũng nên tránh ăn tỏi đen.

Ăn tỏi đen như nào cho đúng?

Công dụng “thần kỳ” của tỏi đen đối với sức khỏe

Theo các chuyên gia, mỗi ngày có thể ăn từ 1-3 củ tỏi đen cô đơn, tương đương 3 - 5 gam; khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng; không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ. Có nhiều cách để sử dụng tỏi đen như:

Ăn trực tiếp: Ăn trực tiếp từ 2-3 củ tỏi đen mỗi ngày, người già thì nên sử dụng từ 1-2 củ tỏi để tỏi phát huy được tối đa khả năng, công dụng. Khi sử dụng tỏi đen, nên ăn riêng, sẽ tốt hơn rất nhiều khi ăn chúng với gia vị, bởi có thể phản ứng với gia vị , tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Tỏi đen ngâm rượu: Tốt nhất là rượu nếp nguyên chất không có cồn, uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.

Ngâm với mật ong: Tỏi đen khi kết hợp được với mật ong sẽ đem lại tác dụng rất mạnh trong việc điều trị chứng bệnh, đặc biệt là ở trẻ em có những bệnh khi thay đổi thời tiết.

Ép lấy nước.

Thêm vào các món ăn.

Những ai tuyệt đối không nên ăn tỏi đen?

Công dụng “thần kỳ” của tỏi đen đối với sức khỏe

Tỏi đen có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe nhưng vẫn có một số trường hợp không nên dùng tỏi đen như:

Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt...thì không nên dùng nhiều tỏi.

Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.

Người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nhiều.

Người mắc bệnh tiêu chảy.

Người bị huyết áp thấp.

Người mắc bệnh về mắt: Một số người, hay với cả những người phụ nữ sau khi đẻ, có nhiều chứng bệnh về mắt, tai, ù tai, chóng mặt, việc sử dụng tỏi đen trong trường hợp này sẽ gây cho thị lực và tổn thương mắt nặng hơn.

Người mắc bệnh về thận: Tỏi đen vẫn còn những vị hăng cay, chính vì thế mà điều trị về bệnh về thận không nên ăn, do sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị tạo ra những tác dụng không mong muốn.

Người bị bệnh đau dạ dày không nên sử dụng tỏi đen.

Những công dụng bất ngờ của nấm bào ngư đối với sức khỏe Những công dụng bất ngờ của nấm bào ngư đối với sức khỏe
Loại quả Loại quả "vàng" của mùa thu, nếu bỏ lỡ phải đợi năm sau mới có
Loại quả được ví là Loại quả được ví là "vàng đen", tưởng ăn chơi hóa là "tiên dược" cho sức khỏe
9 gia vị là bậc thầy kéo dài tuổi thọ, có thứ chỉ 1.000 đồng/củ nhưng chữa được nhiều bệnh 9 gia vị là bậc thầy kéo dài tuổi thọ, có thứ chỉ 1.000 đồng/củ nhưng chữa được nhiều bệnh
Tác dụng của lá vối đối với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng Tác dụng của lá vối đối với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng
Gạo lứt chứa bao nhiêu calo và có tác dụng gì với sức khỏe? Gạo lứt chứa bao nhiêu calo và có tác dụng gì với sức khỏe?
Bình An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Số ca mắc ho gà tăng gần 8 lần

Số ca mắc ho gà tăng gần 8 lần

Theo các chuyên gia, ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em.
Nguy cư cúm gia cầm H5N1 lây truyền giữa người với người

Nguy cư cúm gia cầm H5N1 lây truyền giữa người với người

Hiện tại không có bằng chứng virus cúm gia cầm H5N1 lây từ người sang người, nhưng các quan chức y tế quan ngại rằng nếu virus lây lan rộng sẽ biến đổi thành một dạng có thể lây truyền giữa người với người.
Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và đặc biệt là khi kỳ nghỉ hè đã đến rất gần.
Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè

Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè

Say nắng, say nóng thường hay xảy ra vào mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong.
Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Tử vong do đuối nước luôn là mối đe dọa lớn nhất với trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là vào các dịp hè. Vì vậy phòng chống đuối nước ở trẻ em cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo là một loại thực phẩm ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt. Ngoài công dụng là một loại thực phẩm, dưa leo còn có tác dụng làm đẹp và làm thuốc chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây được trồng nhiều ở Việt Nam, là một loại thực phẩm với nhiều công dụng khác nhau. Không chỉ dùng để giải nhiệt mà còn có tác dụng chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế vừa yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động