Bạn có biết lợi ích sức khỏe hấp dẫn của hạt Chia? Điểm danh 6 loại hạt giàu canxi hơn cả sữa, càng ăn càng cao ngay cả khi qua tuổi dậy thì Điểm danh các loại hạt dinh dưỡng tốt cho sức khỏe |
Hạt chia là loại hạt nhỏ, màu đen, ăn được |
Hạt chia là gì?
Hạt chia (hay chia seed) là loại hạt nhỏ, màu đen, ăn được. Tên khoa học của nó là Salvia hispanica, cùng loại với cây húng quế hoặc bạc hà. Loại hạt này có xuất xứ từ các quốc gia ở khu vực Trung Mỹ. Phần lớn hạt chia mua bán tại Việt Nam được nhập khẩu trực tiếp từ các nước như Australia và Mỹ vì nước ta chưa trồng được loại cây này.
Giá trị dinh dưỡng của hạt chia
Hạt chia được nhiều người đánh giá cao vì nguồn dinh dưỡng phong phú, gồm: Protein, omega 3, chất xơ và nhiều loại dưỡng chất khác. Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp cải thiện các bệnh như: Tiểu đường, tim mạch, tiêu hóa.
Bên trong loại hạt có kích thước nhỏ bé này chứa nguồn dinh dưỡng vô cùng to lớn. Mỗi 50 gram hạt chia chứa:
Calo: 274;
Carbohydrate: 2 gram;
Chất đạm: 8 gram;
Chất béo: 18 gram (chủ yếu là Omega-3);
Chất xơ: 22 gram;
Canxi: 18% RDI;
Magie: 30% RDI;
Mangan: 30% RDI;
Photpho: 27% RDI.
Bên cạnh đó, hạt chia còn chứa các dưỡng chất khác như: Vitamin B1, B2, B3, kali, kẽm,...
Hạt chia có tốt cho thận không?
Có một số thông tin cho rằng những thực phẩm chứa hàm lượng oxalat cao có thể gây sỏi thận. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu khoa học, kết luận này vẫn chưa được công bố một cách rõ ràng và thuyết phục. Trong khi đó, trong hạt chia lại chứa một lượng không nhỏ thành phần oxalat. Vì điều này mà đôi khi, hạt chia mang trên mình nghi vấn liệu nó có tác động đến việc tạo sỏi thận hay không? Vậy thực ra hạt chia có tốt cho thận không?
Chắc chắn rằng với những người có hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt thì nghi vấn hạt chia có gây sỏi thận không đã không còn là mối bận tâm nữa. Còn với những bệnh nhân sỏi thận hoặc người có nguy cơ bị sỏi thận thì sao?
Một số nghi vấn xuất hiện cho rằng với hàm lượng oxalat trong hạt chia, nếu kết hợp với ăn uống không điều độ có thể dẫn đến sỏi thận. Tuy nhiên, hiện nghi vấn này chưa được chứng minh. Ngoài ra, có kết quả nghiên cứu trên những người bị sỏi thận cho thấy, hàm lượng oxalat tìm thấy trong mẫu nước tiểu của họ chỉ có 12 - 15% là từ thức ăn có nguồn gốc thực vật.
Như vậy, hiện nghi vấn hạt chia có gây sỏi thận không vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh. Nếu còn băn khoăn, bệnh nhân sỏi thận có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngược lại, các chất dinh dưỡng bên trong hạt chia như: Photpho, canxi, kali, protein còn được đánh giá là giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thận. Kali trong hạt chia giúp ổn định các chất ở vị trí cơ bắp và dây thần kinh.
Ngoài ra, photpho và canxi từ trong hạt chia giúp loại bỏ những chất dư thừa trong cơ thể. Từ đó, nó giúp giảm áp lực lên thận và giảm nguy cơ bị bệnh thận. Một số nghiên cứu còn chứng minh rằng dinh dưỡng bên trong hạt chia có vai trò rất tốt với những người có bệnh về thận. Thậm chí, theo Học viện nghiên cứu của Mỹ, lượng photpho, canxi, kali có trong hạt chia phù hợp với những người bị bệnh thận mãn tính.
Sử dụng hạt chia đúng cách
Hạt chia có tốt cho thận không, nhiều khi còn phụ thuộc việc người dùng có nắm được cách sử dụng hạt chia hay chưa. Theo nghiên cứu của chuyên gia Mỹ, việc sử dụng hạt chia đúng cách, đúng liều lượng rất quan trọng. Cụ thể liều lượng sử dụng phù hợp từng đối tượng như sau:
Trẻ em từ 2 - 6 tuổi: Khoảng 10g/ngày.
Người trưởng thành và phụ nữ mang thai: Khoảng 20g/ngày.
Riêng vận động viên, liều lượng phù hợp khoảng 25 - 30g/ngày.
Hạt chia có khả năng hút lượng nước rất lớn để tăng gấp 27 lần trọng lượng thực của nó. Việc ăn trực tiếp hạt chia rồi mới uống nước có thể khiến hạt chia nở ra và chặn thực quản, gây khó thở. Vì vậy, bạn nên ngâm nở hạt chia trong lượng lớn nước trước khi sử dụng.
Bạn có biết lợi ích sức khỏe hấp dẫn của hạt Chia? |
Điểm danh 6 loại hạt giàu canxi hơn cả sữa, càng ăn càng cao ngay cả khi qua tuổi dậy thì |
Điểm danh các loại hạt dinh dưỡng tốt cho sức khỏe |