Lời đồn “Hạt chia gây sỏi thận” có đúng hay không? Ăn gì tốt cho tim mạch? Hạt chia giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch |
Hạt chia đã trở nên vô cùng phổ biến, dễ mua, dễ sử dụng, có thể thêm vào sinh tố, sữa lắc, yến mạch và nhiều loại đồ uống khác...
Hạt chia chứa lượng lớn chất xơ. Sau khi hấp thụ nước, hạt có thể nở ra gấp 10 lần. Loại hạt này chứa nhiều axit béo Omega-3, có lợi cho việc bảo vệ tim mạch.
Ngoài ra, hạt chia còn là loại protein hoàn chỉnh, chứa những axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Nó còn rất giàu khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, magie, các chất chống oxy hóa cân bằng, tác dụng làm đẹp da, cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh loãng xương, cải thiện nồng độ đường trong máu.
Giá trị dinh dưỡng của hạt chia khiến chúng trở thành một thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh.
Tuy nhiên, hạt chia có thể không phù hợp với tất cả mọi người.
Người bị rối loạn tiêu hóa
Hạt chia nổi tiếng với hàm lượng chất xơ dồi dào, đặc biệt là chất xơ không hòa tan. Khi vào cơ thể, chất xơ này hấp thụ nước, trương nở trong dạ dày và ruột, giúp tăng cường cảm giác no và hỗ trợ tiêu hóa.
Người bị dị ứng với hạt chia
Đã có những trường hợp phàn nàn về việc bị các triệu chứng giống như dị ứng sau khi ăn hạt chia. Các triệu chứng như phát ban trên da, ho, khó thở, nôn mửa và nổi mề đay… có thể xảy ra nếu bạn bị dị ứng với hạt chia. Trong trường hợp này, cần phải được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Một số người có thể không dung nạp hạt chia.
Rủi ro với người bệnh đái tháo đường
Hạt chia có thể làm giảm lượng đường trong máu vì chúng chứa nhiều chất xơ. Chất xơ làm chậm quá trình hấp thu đường trong ruột, giúp ngăn ngừa sự gia tăng nhanh chóng và đáng kể lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, đối với một người mắc bệnh đái tháo đường, bác sĩ sẽ tính toán chính xác liều lượng insulin của họ để ngăn chặn sự tăng vọt và giảm đường huyết. Nếu người bệnh thường xuyên ăn hạt chia hoặc ăn nhiều có thể khiến lượng đường trong máu của họ giảm có thể gây mệt mỏi, hạ đường huyết.
Người bị huyết áp thấp
Hạt chia nổi tiếng với hàm lượng axit béo omega-3 cao, chất này tác dụng làm giãn mạch máu, giảm sức cản ngoại vi và từ đó giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, đối với những người huyết áp thấp, việc tiêu thụ quá nhiều hạt chia có thể làm giảm huyết áp quá mức, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi và thậm chí là ngất xỉu. Vì vậy, người bệnh huyết áp thấp cần hết sức thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hạt chia.
Huyết áp cao
Mặc dù hạt chia tác dụng tốt với huyết áp, nhưng những người bị tăng huyết áp đang dùng thuốc, nên thận trọng trước khi ăn hạt chia thường xuyên (do có thể gây ra huyết áp thấp). Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem hạt chia có hiệu quả với bạn hay không.
Có thể gây nghẹn
Hạt chia có khả năng hấp thụ gấp 10-12 lần trọng lượng của chúng ở dạng lỏng. Nếu chúng không được ngâm trước khi ăn, chúng có thể nở ra và gây tắc nghẽn, làm tăng nguy cơ mắc nghẹn.
Người có vấn đề về đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu
Hạt chia giàu omega-3, loại axit béo có tác dụng làm loãng máu. Do đó, những người có vấn đề về đông máu, đang dùng thuốc chống đông máu, hoặc chuẩn bị phẫu thuật nên tránh ăn hạt chia. Việc tiêu thụ hạt chia có thể làm tăng nguy cơ chảy máu quá nhiều, gây khó khăn trong việc cầm máu và kéo dài thời gian phục hồi sau phẫu thuật.
Bất cứ thứ gì dùng quá nhiều đều sẽ gây ra tác dụng phụ. Đây là lý do tại sao nên tiêu thụ hạt chia với lượng vừa phải để tránh mọi nguy cơ có thể xảy ra đối với các vấn đề sức khỏe.
Đối với những người có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc sẵn có, đang dùng thuốc… nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ hạt chia để dùng đúng liều, đúng cách và an toàn cho sức khỏe.