Cây hẹ là loài thực vật thân thảo |
Cây hẹ là loài thực vật thân thảo, có thể sống lâu năm, mọc trên nền đất. Trong tự nhiên, hẹ có thể mọc cao từ 20 - 40cm. Cây hẹ thuộc nhóm cây rễ chùm. Thân và lá cây hẹ có màu xanh lục, ra hoa có màu trắng.
Lá cây hẹ được mọc từ gốc cây. Cán của hoa cũng mọc từ gốc cây, thường có chiều dài từ 20 - 30cm. Hoa trắng nở tại vị trí đỉnh cán hoa.
Cây hẹ thường mọc thành bụi và là loại cây rất dễ trồng. Hẹ thuộc loài thực vật sinh sản vô tính. Chúng sinh ra những cây con bằng cách tách chồi.
Cây hẹ mọc và phát triển quanh năm. Do đó, việc thu hái cũng có thể diễn ra quanh năm. Người thu hoạch cần chọn những cây hẹ còn xanh tươi, vừa ra hoa. Không nên chọn hái cây hẹ quá già.
Cây hẹ được trồng khắp nơi ở nước ta để làm rau ăn (gia vị) và để làm thuốc.
Trong lá và rễ, người ta nghiên cứu thấy có các hợp chất sunfua, saponin và chất đắng. Năm 1948 một tác giả Trung Quốc đã báo cáo chiết được từ dò cây hẹ (củ hẹ) một hoạt chất đặt tên là odorin ít độc đối với động vật cao cấp, nhưng lại có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng Staphylococcus aureus và Bacillus coli.
Năm 2022, Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Cứ mỗi 25 năm, tuổi thọ của người Nhật lại tăng ít nhất 4 tuổi với tỷ lệ bệnh tật rất thấp.
Thực tế bí mật tuổi thọ của người Nhật không phải đến từ những điều xa xỉ mà có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn hàng ngày. Người dân quốc gia này đặc biệt ưa thích 3 loại rau và coi chúng là "món ăn trường sinh", gồm rau dền, lá hẹ và rau khoai lang.
Cách làm lá hẹ hấp đường phèn chữa ho
Nguyên liệu
Lá hẹ 200 gr, đường phèn 200 gr
Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sau khi mua hẹ về, bạn tước bỏ đi những cọng héo úa rồi đem rửa với nước sạch và để ráo.
Đường phèn sau khi mua về, bạn giã nhuyễn rồi cho ra chén (loại chén chấm gia vị).
Sau đó, bạn dùng kéo cắt lá hẹ thành các khúc bằng nhau với chiều dài khoảng 1 lóng tay và cho vào chén đường phèn.
Bạn rưới lên chén 1 muỗng cà phê nước lọc và trộn đều.
Bước 2: Hấp lá hẹ với đường phèn
Bạn đặt chén hẹ vào nồi nước với mực nước cao từ 1/3 - 1/2 chén.
Sau đó, bạn bắc nồi lên bếp và tiến hành hấp cách thủy.
Khi nước trong nồi đã sôi, bạn tiếp tục hấp hẹ với lửa nhỏ trong vòng 2 - 3 phút nữa để đường phèn tan ra hết rồi mới tắt bếp.
Thành phẩm
Lá hẹ chưng đường phèn mềm, ngọt thanh, không quá gắt lại không còn mùi hăng nồng của hẹ nên rất dễ uống luôn đấy!
Ghi nhớ cách nấu phương thuốc đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích này để nhanh chóng mang ra ứng phó với các triệu chứng ho khi cần thiết nhé!
Cách sử dụng lá hẹ hấp đường phèn
Lá hẹ hấp đường phèn thường được dùng như một phương thuốc trị ho cho trẻ sơ sinh hay người lớn vô cùng hiệu quả. Sau khi nấu xong, bạn chắt lấy phần nước đường và sử dụng 2 - 3 lần hằng ngày.
Đối với các bé nhỏ: Sử dụng từ 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 2 - 3 muỗng cà phê. Không cho bé ăn phần bã để bé dễ uống hơn.
Đối với người lớn: Sử dụng từ 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 1 muỗng canh. Nên ăn luôn phần bã hẹ để giúp trị ho hiệu quả hơn.
Món này rất dễ làm, lại nhanh chóng, do đó bạn chỉ nên làm 1 lượng đủ dùng mỗi ngày thôi nhé.