Rau dền
Rau dền là loại rau thân thảo, chịu được hạn và có sức sống mãnh liệt. Nó có thể mọc ở bất cứ nơi đâu nếu có hạt của nó rơi trên đất. Rau dền có ba loại: Rau dền đỏ, rau dền cơm và rau dền gai.
Trong rau dền chứa phần lớn chất xơ là chất rất tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng kiết lỵ xảy ra. Rau dền chứa rất ít calo giúp người ăn giảm cân hay duy trì tốt tình trạng cân nặng . Ngoài ra, những người thiếu máu nên ăn rau dền vì có chứa nhiều sắt giúp tăng nồng độ máu trong cơ thể và lượng magie có nhiều trong rau dền tốt cho những người bị tiểu đường kiểm soát được lượng đường trong máu. Chính vì vậy, người Nhật rất thích ăn rau dền để tăng sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa và bệnh tật.
Các món ăn từ rau dền
Rau dền chế biến thành nhiều món ăn ngon, thanh mát.
Làm món luộc: Luộc rau và chấm rau với nước mắm hay với các loại mắm nêm.
Làm món xào: Rau dền đỏ xào tỏi, thịt heo hay bò.
Làm món nấu canh: Canh rau dền thịt băm, canh rau dền tôm khô
Nấu cháo: Cháo tôm rau dền
Rau lang
Rau lang không xa lạ gì với người Việt Nam do khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, được trồng khắp nơi, từ trang trại bạt ngàn đến từng chậu cây bên hiên, ngoài hành lang.
Theo nghiên cứu khoa học được đăng tải trên tờ ETToday Đài Loan, trong lá khoai có hàm lượng vitamin B6 cao gấp 3 lần ,vitamin B12 cao gấp 10 lần và vitamin C cao gấp 3 lần hàm lượng trong củ khoai và có chất dinh dưỡng nhiều hơn trong củ khoai.
Theo trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, rau khoai lang xứng đáng được gọi là loại rau “trường thọ”, giúp kéo dài cuộc sống của con người. Các vitamin trong rau lang là chìa khóa giúp những người ăn lá khoai lang thường xuyên duy trì được tình trạng chống lão hóa, giúp nhuận tràng, chống viêm, ngăn ngừa được ung thư.
Ngoài ra, rau khoai lang như một vị thuốc tính dịu không có chứa các độc tố. Ăn rau khoai lang có tác dụng tốt cho tỳ vị, mật, thận, thị lực và có tác động tốt đến chức năng điều hòa khí huyết cho nam và nữ .
Các món ăn từ rau khoai lang
Rau lang nấu được rất nhiều món ăn ngon, dễ nuốt và không ngán.
Làm món luộc: Rau lang luộc chấm với nước mắm hay với các loại mắm nêm.
Làm món xào: Rau lang xào mẻ, rau lang xào tỏi, rau lang xào nấm trứng gà.
Làm món canh: Nấu canh với tôm, thịt heo, thịt bò.
Làm món chả trứng: Cắt nhỏ rau và đổ chung với trứng gà hay trứng vịt.
Làm gỏi: Gỏi gà rau lang
Cà tím
Cà tím là loại cây thân thảo, thuộc họ cà và cho trái màu tím. Quả cà tím là loại quả mọng nhưng nó lại được chế biến và nấu chín như một loại rau.
Quả cà tím có những thành phần sau: trong 100g cà tím có chứa 1g protein, 0,2 gam chất béo, 6 gam carbohydrate, 3 gam chất xơ, axit folic, kali, vitamin K, vitamin C…Ngoài ra trong cà tím còn chứa 13 loại hợp chất phenolic có khả năng phòng ngừa ung thư. Các hợp chất phenolic có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, cà tím còn giúp chống thiếu máu, lợi tiểu, giảm viêm, tốt cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, giúp cơ thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải.
Cà tím có tính năng cực hàn, thanh can, giáng hoả, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết, hoá đàm, thanh nhiệt, giải độc, ăn vào rất tốt cho sức khỏe.
Chính vì những công dụng trên nên người Nhật xem cà tím như loại thần dược, ăn thường xuyên chống bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Các món ăn từ cà tím
Cà tím được chế biến thành nhiều món ngon cả mặn và chay.
Ăn sống: Cà tím xắt khúc chấm với mắm tôm hay ăn chung với lẩu cá, lẩu hải sản
Làm salad cà tím: Trộn chung với tôm thịt heo hay thịt bò.
Làm món xào: Cà tím xào tôm thịt, cà tím kho quẹt, cà tím kho tiêu
Làm món canh: Canh cà tím đậu phụ
Làm món chiên hay nướng: Cà tím nướng mỡ hành, cà tím chiên nước mắm
Làm món om: Om cà tím với lươn hay tôm thịt.