Rau răm có rất nhiều ở mọi vùng miền tại Việt Nam. Trong đời sống ẩm thực, rau răm có thể dùng để làm gia vị trộn các món nộm, gỏi hoặc ăn cùng trứng vịt lộn, cháo trai, nấu với một số loại hải sản…
Dù có nhiều công dụng, kết hợp chế biến được nhiều món ăn nhưng loại rau này lại dính lời đồn ăn vào bị yếu sinh lý. Chính điều này khiến chị em cũng hạn chế ăn, chế biến cũng không dám cho mạnh tay.
Trước những thông tin trên, nhà khoa học, lương y đa khoa quốc gia Bùi Đắc Sáng (Viện Hàm lâm Khoa học và Cộng nghệ Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam) cho biết lời đồn ăn rau răm bị yếu sinh lý đã xuất hiện từ lâu, tuy nhiên điều này rất khó kiểm chứng vì thực tế chưa ai ăn nhiều đến mức liệt dương.
Lương y Bùi Đắc Sáng phân tích, nếu xét về mặt lý thuyết rau răm ăn vào gây nóng, giảm tinh khí, suy yếu tình dục không chỉ nam, mà cả ở nữ. Với trường hợp đàn ông thì bị kém cường dương tráng khí, khô chân huyết, còn phụ nữ có thể gây mất chu kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, vị lương y này cho biết các nghiên cứu cũng cho thấy nếu ăn rau răm đến mức ảnh hưởng như đã nói trên thì phải ăn với số lượng rất lớn, từ nửa cân (0,5kg) trở lên và ăn thường xuyên như rau cải, rau muống mỗi ngày.
“Việc một người ăn nửa cân rau răm, ăn thường xuyên dường như không thể. Bởi đây chỉ là rau gia vị, dùng để nấu kết hợp với thực phẩm khác như ăn trứng vịt lộn với rau răm, nấu canh cá... sẽ không bị yếu sinh lý hay liệt dương như lời đồn”, lương y Đắc Sáng cho hay.
Không những không gây yếu sinh lý như lời đồn khi ăn với lượng nhỏ, rau răm còn là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Trong đông y, rau răm có vị cay, tính ấm, tác dụng kiện tỳ, ích vị, tiêu thực… Loại rau này còn giúp làm ấm cơ thể, điều hòa tính lạnh của thức ăn nên rau răm thường được chế biến cùng với những món ăn mang tính hàn hoặc khó tiêu.
Ngoài phần ngọn và lá, rễ và hạt rau răm cũng là vị thuốc tốt. Rễ rau có thể hòa cùng rượu sắc uống, hòa với rượu chữa hắc lào, lang ben, chốc lở… Rau răm tươi giã, vắt lấy nước cốt uống chữa say nắng, khô khát.
Ngoài ra, rau răm có thể hỗ trợ chữa sỏi thận bằng cách nấu canh ăn hàng ngày với số lượng ít (khoảng 1 bát con canh). Ăn khoảng 2 tuần sau đó nghỉ, khi ăn không dùng chất kích thích. Lương y Sáng cho hay bài thuốc này chỉ phù hợp với những viên sỏi nhỏ (dưới 2mm).
Tham khảo bài thuốc có thể tận dụng từ rau răm. Tốt nhất trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn:
Hỗ trợ tiêu hóa
Tính nóng của rau răm giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra một cách mạnh mẽ, hỗ trợ điều trị và thuyên giảm các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi hoặc chướng bụng.
Cách làm: Lấy một nắm rau răm rửa sạch và nghiền thành chất lỏng để uống. Phần bã còn lại dùng để xoa quanh rốn. Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ thấy cơ thể có những sự thay đổi tích cực.
Điều trị cảm cúm
Rau răm được xem là giúp ích rất tốt cho việc điều trị cảm cúm, một trong các giải pháp lý tưởng cho những người bị cảm.
Cách làm: Rửa sạch một nắm rau răm, giã nhuyễn với gừng tươi, thêm ít nước sạch rồi lọc lấy hỗn hợp làm thuốc uống.
Có tác dụng trị nấm
Rau răm cũng có tác dụng trị nấm kẽ ngón chân. Loại nấm này là hậu quả của việc để chân tiếp xúc với nước bẩn trong thời gian dài.
Ngoài ra, nấm còn có thể xảy ra với những người phải đi giày cả ngày, đặc biệt là nhân viên văn phòng.
Cách làm: Rửa sạch lá; nghiền thành chất lỏng để bôi lên vùng bị thương. Hoặc bạn cũng có thể dùng bã để đắp lên. Và nhớ đừng bao giờ để vết thương tiếp xúc với nước.
Điều trị vết thương bầm tím, sưng tấy
Rau răm có tác dụng điều trị, giảm đau cho những vết thương bị bấm tím và sưng tấy khi bị thương.
Cách làm: Rửa sạch một nắm rau răm. Xay nhuyễn rau răm cùng với long não, sau đó thoa hỗn hợp lên vết thương và cố định vết thương bằng băng sạch.
Hỗ trợ các vấn đề về da
Ngoài những lợi ích kể trên, thì rau răm cũng là một loại thảo mộc có hỗ trợ rất tốt cho việc chăm sóc da. Do tác dụng chống viêm và tiêu độc, được xem là một phương pháp tự nhiên tuyệt vời để loại bỏ mụn nhọt cũng như se khít lỗ chân lông.
Cách làm: Giã nát một nắm rau răm đã rửa sạch, sau đó trộn với một ít muối. Đối với mụn nhọt, lấy bã đắp và băng cố định. Nên thay bã mỗi ngày một lần.
Điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh
Rau răm có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh.
Cách làm: Giã nhỏ lá ngò gai và cho vào một ít rượu. Sau đó, dùng bông nhẹ nhàng thoa đều hỗn hợp lên các vùng da bị lang ben. Lau sạch da sau khoảng 5 phút. Áp dụng phương pháp điều trị này trong 2 hoặc 3 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
(Lưu ý: Vì rau răm có tính nóng, loại rau này có thể gây kích ứng da. Khi thấy da của con bạn chuyển sang màu đỏ ở những nơi bạn đã thoa hỗn hợp, hãy ngừng sử dụng phương pháp điều trị này ngay lập tức).