Cây hoắc hương còn có tên gọi khác là cây Thổ hoắc hương hay Quảng hoắc hương. Hoắc hương dược liệu từ lâu đã được xem là loại thuốc quý chữa nhiều bệnh.
Cây hoắc hương thường được thu hái vào tháng 4 đến tháng 6 khi cây có cành lá xum xuê. Cắt lấy phần trên mặt đất, ngày phơi, đêm đậy kín, lặp đi lặp lại quy trình này nhiều lần cho đến khi dược liệu khô là có thể sử dụng được.
Trong thành phần của cây hoắc hương chứa 1,2% tinh dầu. Thành phần tinh dầu bao gồm một số loại như: alcohol patchoulic (45%), patchoulen (50%). Bên cạnh đó còn là các hoạt chất khác, chẳng hạn như benzaldehyd, aldehyd cinnamic, eugenol, cadinen, sesquiterpen và epiguaipyridin...
Hoặc hương là loại cây ưa ẩm chịu bóng, sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới. Do đó, không ngạc nhiên khi các quốc gia đi đầu trong việc trồng và sản xuất cây hoắc hương để lấy tinh dầu hiện nay là Ấn độ, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc... Ở nước ta, cây hoắc hương thường được trồng ở một số tỉnh như Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội...
Hoắc hương là dược liệu quý được dùng nhiều trong Đông y. Hầu như các bộ phận của cây hoắc hương đều có thể được dùng làm dược liệu. Trong đó, lá hoắc hương cũng như cành cây hoắc hương thường được sử dụng nhất để chiết xuất tinh dầu hay làm thuốc chữa bệnh.
Một số cách sử dụng
Nước sắc từ Hoắc hương có tác dụng ức chế các loại nấm gây bệnh như: Leptospirosis, Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, Etero coli, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn tán huyết type A, Phế song cầu khuẩn, Rhinovirus.
Ngoài ra, dùng nước sắc Hoắc hương rửa vùng da bị tổn thương còn có tác dụng chống thối.
Tinh dầu Hoắc hương có khả năng làm tăng tiết dịch dạ dầy, tăng chức năng tiêu hóa.
Mùi của cây hoắc hương còn có tác dụng giải phóng các hormone cảm giác, chẳng hạn như serotonin và dopamine. Nó giúp cho cảm giác buồn bã biến mất và thay vào đó là cảm giác lạc quan, đầy hy vọng và yêu đời hơn.
Do có chứa thành phần tannin cao, dược liệu này có hiệu quả trong việc chữa bệnh tiêu chảy và các bệnh về miệng, họng.
Một số bài thuốc có cây Hoắc hương
Trị cảm nắng, thổ tả:
Hoạt thạch (sao) 80g + Hoắc hương 8g + Định hương 2g. Cho các vị trên tán bột, mỗi lần uống 8g chung với nước vo gạo (Vũ Giảng Sư, Kinh Nghiệm phương).
Chữa cảm, làm ra mồ hôi, hạ sốt:
Hương nhu, hoắc hương, bạc hà, sả, tía tô, lá bưởi, lá chanh mỗi thứ 10g. Tất cả rửa sạch, đun sôi dùng xông hơi (Nồi nước xông).
Chữa ăn không tiêu, sôi bụng, đau bụng:
Hoắc hương, thạch xương bồ, hoa đại mỗi vị cân lấy 12g + vỏ bưởi đào (sao cháy) 6g. Tất cả tán thành bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 2g với nước chè nóng trước bữa ăn 30 phút. Ngày uống 3 lần.
Chữa thổ tả:
Hoắc hương, hậu phác, cam thảo, sa nhân, mộc hương, thương truật, trần bì, các vị lượng bằng nhau, sắc lấy nước uống.
Chữa phát ban:
Hoắc hương, hậu phác, trần bì, bồ bồ (nướng), mỗi vị 50g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần uống nửa thìa cà phê.
Trị miệng hôi:
Dùng nước sắc Hoắc hương súc miệng thường xuyên (Trích Huyền phương).
Chữa tiêu chảy:
Hoắc hương, cát căn mỗi vị 12g + nụ sim 8g đem sao + đậu ván trắng, sa nhân, mộc hương, vỏ rộp ổi mỗi vị 8g + cam thảo 4g + gừng nướng 3 lát. Tất cả sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml, chia làm 2 lần, uống trong ngày.