Du khách trải nghiệm massage chân bằng cá koi tại Bè cá Bảy Bon. |
Kỹ sư nuôi cá thu nhập 5-7 tỷ từ cá quý hiếm
Ông Bảy Bon tên đầy đủ là Lý Văn Bon (59 tuổi, quê Cà Mau). Trước khi bén duyên với nghề nuôi cá bè, ông công tác ở Cục Hải quan tỉnh Cà Mau. Ông Lý Văn Bon chọn Cồn Sơn (Cần Thơ) để khởi nghiệp và nuôi cá vì ở đây có nguồn nước sạch và vị trí thuận lợi.
Cách đây khoảng 20 năm, ông tình cờ quen một tiến sỹ chuyên về thủy sản người Pháp tên là Philip Serene và biết được dòng sông Mekong là nơi nuôi cá rất thuận lợi. Sau đó, ông nghỉ việc và phối hợp với ông Philip Serene cùng nhiều tiến sỹ về thủy sản ở Hungary và Trường Đại học Cần Thơ chọn Cồn Sơn để đặt bè cá và tiến hành nghiên cứu.
Nhân viên của ông Lý Văn Bon đang ôm con cá cầy nặng khoảng 20 kg. |
Theo ông Bảy Bon, trước đây, khu vực sông Hậu chảy ngang qua Cồn Sơn có dòng nước chảy rất mạnh nên ít bị ô nhiễm giúp cá nuôi mau lớn. Thời điểm ấy, nhóm của ông tập trung nghiên cứu các loại cá gồm: cá bống tượng, cá tra, cá dứa nước ngọt, cá chạch lấu, cá bông lau…
Đến nay, ông đã sở hữu 30 lồng bè nuôi nhiều loài cá. Năm 2016, ông phối hợp với người dân Cồn Sơn làm du lịch cộng đồng. Bè cá c ủa ông thu hút nhiều du khách tham quan, tìm hiểu về cácloài cá hiếm của sông Mekong và tận mắt xem quá trình nuôi cá. Công việc nuôi cá thương phẩm kết hợp làm du lịch mang lại cho gia đình ông Bảy Bon thu nhập từ 5-7 tỷ đồng mỗi năm.
Bè cá Bảy Bon được lắp dựng vào năm 1999. Trong suốt hơn 20 năm hoạt động, nơi đây là địa điểm nghiên cứu, thử nghiệm của nhiều tiến sỹ, sinh viên thủy sản trong và ngoài nước.
Ông Bảy Bon đang sở hữu 30 lồng bè nuôi cá cho doanh thu từ 5-7 tỷ đồng/năm. |
Ông Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, cho biết thời gian qua, thành phố đã có những khảo sát về những loài cá sông Mekong. Kết quả cho thấy, những năm gần đây, nhiều loài cá quý hiếm đang có nguy cơ biến mất do hoạt động khai thác quá mức của con người.
Để bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thủy sản, hằng năm, Sở Nông nghiệp thành phố Cần Thơ đều tổ chức hoạt động thả cá về môi trường tự nhiên vào ngày truyền thống của ngành thủy sản.
Địa điểm tham quan hấp dẫn ở Cồn Sơn
Tận dụng các bè cá nổi trên sông, ông Bảy Bon đã quy hoạch, cải tảo biến chúng thành địa điểm thăm quan khách du lịch và giới thiệu, bán sản phẩm cá thát lát được nhiều du khách tìm đến.
Ông Bảy Bon cho biết, hiện nay, trung bình cơ sở sản xuất của ông đưa ra thị trường khoảng 500kg/ngày chả cá thát lát. Nếu dịp lễ, Tết có thể sản xuất nhiều hơn. Đây cùng là kênh chủ yếu để tiêu thụ các sản phẩm cá thát lát và phần còn lại đưa đến các đại lý phân phối.
Ông Bảy Bon tận dụng, kết hợp lồng bè nuôi cá thát lát kết hợp với du lịch. |
Đặc biệt, vừa qua, Piscis Cồn Sơn là tên gọi tắt của dự án Phòng Thông tin nghề cá trên sông Hậu, đặt tại bè cá Bảy Bon - cửa ngõ du lịch cồn Sơn (khu vực 1, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ). Nơi đây cung cấp cho du khách thông tin và trưng bày các mô hình 3D về các loài cá đặc trưng của sông Hậu, trở thành điểm check-in thú vị cho du khách.
Nơi đây không chỉ cung cấp cơ sở dữ liệu về các loài các đặc trưng của sông Hậu mà qua đó chúng em còn mong muốn kêu gọi sự chung tay bảo vệ các loài cá trên sông Hậu, bảo vệ môi trường tự nhiên”. Theo đó, dự án bắt đầu từ tháng 4-2022, kéo dài 8 tháng và chính thức khánh thành vào tháng 12/2022.
Mô hình 3D các loài cá quý hiếm của sông Hậu được giới thiệu ở Phòng Thông tin nghề cá trên bè của ông Lý Văn Bon ở Cồn Sơn. |
Piscis Cồn Sơn cung cấp cho du khách thông tin (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) về các loài cá đặc trưng của sông Hậu. Tại đây có 27 loài được lựa chọn để giới thiệu, trong đó có 15 loài cá được trưng bày dưới dạng mô hình 3D.
Đặt tại bè cá Bảy Bon, đã có hơn 20 năm hoạt độn, nơi đây lưu giữ nhiều loại cá đặc trưng, quý hiếm của sông Hậu và sông Mekong, như: cá hô, cá hồng vỹ, cá cọp, thác lác cườm, sóc sọc, cá ét, cá dảnh, cá bông lau, cá mang rổ… Do đó, sự hình thành của Piscis Cồn Sơn cũng tạo nên nhiều ý nghĩa trong việc lan tỏa và nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc gìn giữ và bảo tồn các loài cá nước ngọt trên sông Hậu./.