Đường là một trong những nguồn năng lượng chính để duy trì hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đường trong một thời gian dài thì dễ mắc các bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, béo phì, tim mạch…
Nghiên cứu cho thấy, ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Thực phẩm có đường như bánh, kẹo, nước ngọt không thể thay thế các nhóm thực phẩm thiết yếu như protein, trái cây, rau, sữa và ngũ cốc nguyên hạt, chúng còn làm cạn kiệt vitamin, ví dụ như vitamin B là loại tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose.
Trong khi đó, trẻ em đang tuổi lớn rất cần protein để phát triển cơ bắp và chất béo lành mạnh để hỗ trợ não và hệ thần kinh. Một đứa trẻ thường xuyên uống nước ngọt thay vì sữa thì dễ thiếu canxi vốn cần thiết cho răng và xương chắc khỏe.
Ngoài việc ngăn ngừa lâu dài bệnh đái tháo đường và bệnh tim, việc tránh ăn quá nhiều đường cũng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ. Tình trạng sâu răng sẽ trở nên trầm trọng hơn khi trẻ thường xuyên ăn thức ăn và đồ uống có đường.
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ các thực phẩm có đường còn có thể dẫn đến các nguy cơ sức khỏe như
Mắc bệnh tiểu đường
Mỗi người chỉ nên nạp 20gram đường/một ngày. Đường sau khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ được phân hủy và sản xuất năng lượng trong cơ thể. Để chuyển hóa hết lượng đường, cơ thể cần tiêu hao lượng vitamnin B rất lớn, việc này làm cho lượng vitamin B trong cơ thể bị thiếu hụt một cách trầm trọng dẫn đến viêm dây thần kinh, gây ra phù nề chân.
Hơn nữa cơ thể con người sản xuất ra hormone gọi là insulin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Khi ăn quá nhiều đồ ngọt, tế bào trong cơ thể trở nên kháng insulin điều này đòi hỏi tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Theo thời gian tuyến tụy sẽ trở nên quá tải và không còn khả năng tiết đủ insulin dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tổn thương đường ruột
Chế độ ăn nhiều đường có thể loại bỏ vi khuẩn có lợi trong ruột. Sự mất cân bằng làm tăng cảm giác thèm đường, gây tổn thương thêm đường ruột. Các thức quà ngọt ngày Tết có thể gây viêm nhiễm trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh.
Sự gia tăng vi khuẩn gây bệnh làm thay đổi hàng rào niêm mạc bên trong ruột. Điều này làm giảm vi khuẩn có lợi dọc theo hàng rào, cho phép các chất có hại đi qua dẫn đến hội chứng ruột bị rò rỉ, gây phản ứng miễn dịch thành ruột.
Đường cung cấp năng lượng cho sự phát triển của vi khuẩn. Hệ vi sinh vật đường ruột là nơi sống của nhiều loại vi khuẩn và chúng không phản ứng với đường theo cùng một cách. Khi ăn nhiều đồ ngọt, một số loại đường sẽ xâm nhập vào hệ vi sinh vật đường ruột gây mất cân bằng trong hệ vi sinh vật.
Đầy hơi
Mặc dù hấp thụ nước là công việc chính của ruột già nhưng đường có thể hút nước vào ruột già, ngăn không cho nước được hấp thụ đúng cách. Điều này dẫn đến đầy hơi hoặc cảm giác nặng nề trong ruột.
Đau bụng
Lượng đường dư thừa không thể phân hủy và hấp thụ bởi cơ thể sẽ để lại trong ruột và lên men. Đường di chuyển chậm qua ruột già, nuôi dưỡng vi khuẩn và nấm men có hại, có thể gây ra sự tích tụ khí, gây chuột rút, co thắt và đau bụng.
Tiêu chảy
Những người mắc bệnh Crohn và tiêu chảy mạn tính tạo ra lượng chất nhầy cao bất thường trong ruột nếu ăn nhiều đồ ngọt, gây cản trở quá trình tiêu hóa, ngăn cản sự hấp thu các loại tinh bột và disacarit (một loại đường).
Liệt dạ dày
Khi ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn đi vào dạ dày không được phân hủy và nằm trong dạ dày một thời gian dài gây đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng. Ở những người có lượng đường trong máu cao, liệt dạ dày có thể do dây thần kinh phế vị bị tổn thương.
Tổn thương gan
Quá trình tiêu hóa được kích thích bởi gan. Ăn quá nhiều đồ ngọt ngày Tết làm gan quá tải và gây ra những tổn thương tiềm ẩn, từ đó làm suy yếu quá trình tiêu hóa. Một lượng lớn đường fructose có trong soda, kẹo, bánh nướng... Nếu tiêu thụ nhiều đường fructose làm quá tải gan, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tích tụ quá nhiều chất béo trong gan.
Rối loạn chức năng trao đổi chất
Đường fructose không thể kích thích insulin, do đó, không thể ức chế hormone đói ghrelin. Hormone tạo cảm giác no leptin không được kích thích khiến bạn ăn nhiều hơn. Điều này dẫn đến tăng cân, béo bụng, giảm cholesterol "tốt" (HDL) và tăng cholesterol "xấu" (LDL), tăng lượng đường trong máu...
Tiêu thụ quá nhiều đường có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh không truyền nhiễm như tiểu đường, tim mạch, ung thư. Tỷ lệ mắc bệnh không truyền nhiễm gia tăng đang trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng. Hấp thụ quá nhiều đường có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe như uống quá nhiều rượu bia.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến nghị lượng đường bổ sung tối đa cho nam giới khoảng 150 calo (37,5 g hoặc 9 muỗng cà phê) và đối với nữ giới khoảng 100 calo (25 g hoặc 6 muỗng cà phê) mỗi ngày.