Hiệp định EVFTA: Lô gạo thơm đầu tiên của Việt Nam sang EU Bến Tre xuất khẩu lô trái cây đầu tiên sang thị trường EU Xuất khẩu cá ngừ sang EU nửa đầu tháng 8 tăng trở lại |
Lô hàng trị giá dưới 6.000 Euro, doanh nghiệp xuất khẩu sang EU được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Theo đó, trong khi chờ ban hành Nghị định biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định EVFTA, để đảm bảo thực hiện đúng cam kết của Hiệp định, Tổng cục Hải quan có hướng dẫn như sau:
Đối với các tờ khai hải quan nhập khẩu đăng ký từ ngày 01/8/2020, trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp từ ngày 01/8/2020, cơ quan hải quan hướng dẫn người khai hải quan khai thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ trên tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 38/2018/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại thông tư số 62/2019/TT-BTC) và thực hiện tiếp nhận theo quy định.
Hướng dẫn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa sang EU |
Về áp dụng cư chế tự chứng nhận xuất xứ của EU trong Hiệp định EVFTA, theo thông báo chính thức của EC tại công thư số Ares(2020) 1982973, EU sẽ áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ theo quy định tại khoảng 1(c), Điều 15, Nghị định thư 1 của Hiệp định EVFTA, cụ thể là tự chứng nhận xuất xứ theo hệ thống REX. Quy định này được hướng dẫn tại khoản 1(c), Điều 19, Thông tư số 11/2020/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA…
Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA thực hiện theo quy định tại Điều 7, Thông tư số 38/2018/TT-BTC (sửa đổi thông tư số 62/2019/TT-BTC).
Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, thực hiện theo quy định tại thông tư số 47/2020/TT-BTC hướng dẫn thời hạn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ, hình thức nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu.
Thủy sản là một trong những mặt hàng được đánh giá là hưởng lợi lớn khi EVFTA có hiệu lực. Tuy nhiên, việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ với doanh nghiệp là không đơn giản.
Từ ngày 1/8/2020, một số sản phẩm thủy sản của Việt Nam như: Tôm hùm, hàu, mực, bào ngư hiện có mức thuế nhập khẩu lên đến 16 - 22% khi xuất khẩu vào thị trường EU sẽ được giảm còn 0%. Để được hưởng mức thuế này, sản phẩm phải được chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Cụ thể, tiêu chí xuất xứ đối với thủy sản nguyên liệu và thủy sản chế biến trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là xuất xứ thuần túy. Tức là thủy sản phải được sinh ra hoặc lớn lên tại một nước thành viên thuộc Hiệp định EVFTA. Bên cạnh đó, Việt Nam được phép sử dụng mực và bạch tuộc nguyên liệu từ các nước ASEAN (quy tắc cộng gộp) để sản xuất mực và bạch tuộc chế biến xuất khẩu sang EU.
Quy định về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA không phải là mới hoàn toàn đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA được xây dựng và đàm phán dựa trên quy tắc xuất xứ trong Quy định của Ủy ban châu Âu về Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), là cơ chế ưu đãi mà EU dành cho Việt Nam nhiều năm nay. Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang EU theo cơ chế GSP tương đối nhiều.
Tuy nhiên, so với các FTA khác mà Việt Nam đang tham gia, quy định về quy tắc xuất xứ trong EVFTA có nhiều điểm mới hơn, cả về cách diễn đạt tiêu chí và các quy định kèm theo. Chẳng hạn một số mặt hàng như dệt may, mực và bạch tuộc chế biến được phép cộng gộp xuất xứ với nguyên liệu từ nước không phải thành viên Hiệp định, quy định cho hưởng ưu đãi đối với một số lãnh thổ đặc thù hay chia nhỏ hàng hóa ở nước thứ ba ngoài Hiệp định… Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA không hoàn toàn mới nhưng tương đối phức tạp. Chính vì vậy, để tận dụng tốt cơ hội mà Hiệp định mang lại, doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để thực thi Hiệp định trong thời gian tới.
Trước đó, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 quy định xuất xứ hàng hóa trong EVFTA. Theo đó, EVFTA cho phép áp dụng cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (C/O mẫu EUR.1) và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tại Việt Nam, thời điểm áp dụng tự chứng nhận xuất xứ do nội luật quy định. Trước khi áp dụng cơ chế này, Việt Nam sẽ thông báo tới EU và ban hành hướng dẫn trong nước.
Cụ thể, đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, lô hàng có trị giá dưới 6.000 Euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ. Với lô hàng có trị giá trên 6.000 Euro, áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp. Ở chiều ngược lại, đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, lô hàng có trị giá dưới 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ. Với lô hàng có trị giá trên 6.000 Euro, chỉ có nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của EU mới được tự chứng nhận xuất xứ.
Hiệp định EVFTA: Những điều doanh nghiệp cần biết |
Những kết quả nổi bật từ các Hiệp định thương mại tự do |
Hiệp định EVFTA: Chính phủ ban hành biểu thuế xuất khẩu ưu đãi theo giai đoạn 2020 - 2022 |