7 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm kéo CPI tháng 3 giảm 0,23% Giá xăng dầu kéo CPI tháng 4 tăng 0,07% CPI quý II/2024 tăng 4,39% so với cùng kỳ năm 2023 |
Giá xăng dầu, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng và mức đóng bảo hiểm y tế đẩy CPI tháng 7 tăng 0,48%. |
CPI tháng 7 tăng 0,48%
Tổng cục Thống kê cho biết, việc giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng và mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 7 tăng 0,48% so với tháng trước.
10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng; riêng nhóm bưu chính, viễn thông ổn định giá. Cụ thể, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng mạnh nhất 3,77% chủ yếu do giá bảo hiểm y tế tăng 28,45% khi mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Đứng thứ 2, nhóm giao thông tăng 1,45% (làm cho CPI chung tăng 0,14%), chủ yếu do: giá dầu, giá xăng trong nước tăng do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng. Giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 20,44%; đường sắt tăng 4,4%... do nhu cầu đi lại trong dịp hè tăng.
Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,5%. Trong đó, giá điện sinh hoạt tăng 1,39%; nước sinh hoạt tăng 0,22%. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá điện, nước sinh hoạt tháng 7/2024 phản ánh biến động trễ một tháng so với các mặt hàng khác do được tính dựa trên doanh thu và sản lượng tiêu dùng của tháng 6.
Các nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; văn hóa, giải trí và du lịch; thuốc và dịch vụ y tế; đồ uống và thuốc lá; thiết bị và đồ dùng gia đình; may mặc, mũ nón và giày dép; giáo dục tăng nhẹ
So với tháng 12/2023, CPI tháng 7 tăng 1,89%, và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,36%.
Lạm phát tăng nhẹ
Lạm phát cơ bản tháng 7 và 7 tháng từ năm 2020 đến năm 2024. |
Lạm phát cơ bản tháng 7 tăng 0,36% so với tháng trước, tăng 2,61% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng, lạm phát cơ bản tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,12%).
Nguyên nhân chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Về giá vàng, tính đến ngày 24/7/2024, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.383,17 USD/ounce, tăng 1,49% so với tháng 6/2024. Giá vàng thế giới tăng khi các nhà đầu tư dự đoán Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng 9/2024, cùng với đó rủi ro xung đột địa chính trị trên thế giới cũng làm tăng nhu cầu tích trữ vàng.
Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 7/2024 giảm 0,12% so với tháng trước; tăng 18,11% so với tháng 12/2023; tăng 29,39% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 24,77%.
Tính đến ngày 24/7/2024, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 104,61 điểm, giảm 0,24% so với tháng trước.
Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do dao động quanh mức 25.463 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 7/2024 tăng 0,05% so với tháng trước; tăng 4,22% so với tháng 12/2023; tăng 7,14% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2024 tăng 5,85%.
Theo các chuyên gia kinh tế, so sánh với một số chỉ tiêu kinh tế và kết quả thực tế vừa công bố trong 7 tháng đầu năm, thời gian tới, có thể Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục quay lại mục tiêu ban đầu đó là kiểm soát tỷ giá, kiềm chế lạm phát.
Được biết, từ đầu năm đến nay, NHNN đã bán khoảng 6,5 tỷ USD. Bên cạnh dó, thông qua các ngân hàng thương mại và các công ty vàng, NHNN đã bán ra khoảng 5 tấn vàng (có giá trị khoảng 420 triệu USD tại thời điểm) để thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và quốc tế, ngăn chặn hoạt động giao dịch trái phép.
Đáng chú ý, trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục tìm hiểu về thị trường tiền điện tử, nơi đang thu hút số lượng tiền đáng kể đến từ các nhà đầu tư Việt Nam.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2023 giảm 0,34% |
Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 5 tăng 0,01% |
CPI 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,29% |