Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP quận Tây Hồ năm 2022 Hà Nội: Khai trương điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP quận Ba Đình 40 sản phẩm OCOP của huyện Đông Anh được đánh giá và phân hạng |
Thay mặt Hội đồng OCOP TP Hà Nội, Phó Chánh Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội - ông Nguyễn Văn Chí biểu dương sự nỗ lực trong công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai Chương trình OCOP của 04 quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Ứng Hoà, Hoài Đức, Đan Phượng.
Đồng thời, ông Nguyễn Văn Chí cũng đề nghị các đồng chí trong hội đồng đánh giá, phân hạng OCOP thành phố đưa ra những đánh giá công tâm, khách quan, công khai, minh bạch đối với tất cả sản phẩm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg và quyết định số 781/QĐ-TTg về việc đánh giá và phân hạng các sản phẩm OCOP.
Ông Nguyễn Văn Chí, phó chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội phát biểu tại hội nghị. |
Trong đó, chiếm số lượng dự thi lớn nhất là huyện Đan Phượng với 23 sản phẩm của 7 chủ thể; huyện Hoài Đức 10 sản phẩm của 3 chủ thể; quận Bắc Từ Liêm 10 sản phẩm của 4 chủ thể và huyện Ứng Hòa 2 sản phẩm của 1 chủ thể.
Trong đợt đánh giá lần này có nhiều sản phẩm đến từ các làng nghề truyền thống. Quận Bắc Từ Liêm có 7 sản phẩm bánh nướng, bánh dẻo truyền thống đến từ Làng nghề bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh; huyện Đan Phượng có 1 sản phẩm kẹo lạc của Làng nghề bánh kẹo Tháp Thượng (xã Song Phượng), đồ gỗ nội thất của làng nghề mộc xã Liên Trung...
Ngoài các sản phẩm làng nghề, dự thi OCOP còn có các sản phẩm của các chủ thể: Rau sạch của các chủ thể xã Liên Trung, hoa xã Đồng Tháp, thịt bò xã Thọ An (huyện Đan Phượng), giò chả Thượng Cát (Bắc Từ Liêm), đậu phụ xã An Thượng (huyện Hoài Đức), nước lau sàn, nước rửa bát ở xã Phương Tú (huyện Ứng Hòa)...
Một số sản phẩm đánh giá, phân hạng tại hội nghị |
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cho biết, đến thời điểm hiện nay, Hà Nội tổ chức triển khai chấm điểm, đánh giá và phân hạng các sản phẩm OCOP theo các cấp: cấp quận, huyện đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP 3 sao; đối với các sản phẩm OCOP đủ tiêu chuẩn 4 sao sẽ trình hồ sơ lên cấp Thành phố và 5 sao trình lên cấp Trung ương đánh giá.
Trước đó, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Thành phố Hà Nội và UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội.
Qua 03 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP huyện Gia Lâm đã có 89 sản phẩm của 18 chủ thể được công nhận, trong đó, có 05 sản phẩm đạt 5 sao, 68 sản phẩm đạt 4 sao, 16 sản phẩm đạt 3 sao. Trên địa bàn huyện đã hình thành 02 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại xã Dương Xá và xã Bát Tràng.