Hà Giang: Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2022 sẽ diễn ra từ ngày 25-27/4

Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2022 là điểm nhấn trong hoạt động văn hóa, du lịch hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị khi đến với Hà Giang.
Bảo tồn và phát huy giá trị một số lễ hội tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Hoa Ban 2022 Lễ hội truyền thống tỉnh Hòa Bình chỉ tổ chức phần lễ
Hà Giang: Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2022 diễn ra từ ngày 25 - 27/4
Múa khèn tại Chợ tình Khâu Vai.

Theo Kế hoạch của UBND tỉnh Hà Giang, Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 27/4/2022 (tức ngày 25 - 27 tháng 3 Âm lịch) tại khu vực Mê cung đá, xã Khâu Vai và sân vận động huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang).

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang việc tái tổ chức Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai với quy mô cấp tỉnh nhằm tạo điểm nhấn để giới thiệu, quảng bá du lịch, thu hút khách du lịch đến với Hà Giang, góp phần thực hiện các giải pháp phục hồi ngành du lịch sau khi tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát trên địa bàn tỉnh.

Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai được tổ chức nhằm tái hiện những giá trị văn hóa mang đậm tính nhân văn cao đẹp truyền thống của đồng bào các dân tộc; phát huy tinh thần đoàn kết các dân tộc và góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang.

Với chủ đề "Phiên chợ tình ca", Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2022 sẽ diễn ra tại khu vực Mê cung đá, xã Khâu Vai và sân vận động trung tâm huyện Mèo Vạc.

 “Điệu nhảy trên cây” của dân tộc Lô Lô trong Chợ tình Khâu Vai
“Điệu nhảy trên cây” của dân tộc Lô Lô trong Chợ tình Khâu Vai

Theo Ban Tổ chức, Chương trình Khai mạc Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2022 và đón Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ bắt đầu từ 20h00 - 21h15' ngày 26/4/2022 (tức ngày 26/3 âm lịch) tại sân khấu Mê cung đá, xã Khâu Vai và được truyền hình trực tiếp trên các kênh truyền hình VTV (hoặc VTC); HGTV; đồng thời phát trên các nền tảng số và mạng xã hội.

Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra chuỗi các hoạt động đặc sắc, hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc tại Hà Giang sẽ diễn ra như: Hội thi người đẹp miền Cao nguyên đá vào tối 25/4 tại sân vận động huyện Mèo Vạc; Lễ dâng hương và Lễ cầu duyên tại miếu Ông, miếu Bà, xã Khâu Vai; Lễ cầu an tại sân Mê cung đá xã Khâu Vai.

Các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống tại khu vực Mê cung đá và trung tâm xã Khâu Vai với nội dung như: Trình diễn thổi khèn Mông của xã Sủng Trà và thị trấn Mèo Vạc; hát dân ca dân tộc Nùng; hát dân ca dân tộc Giáy; múa trống đồng, múa kéo nhị của dân tộc Lô Lô, thị trấn Mèo Vạc; múa nón, múa khăn của dân tộc Giáy thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà; múa kiếm của dân tộc Giáy xã Nậm Ban; múa nhảy lửa của dân tộc Lô Lô, xã Xín Cái; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, thị trấn Mèo Vạc; múa trống của dân tộc Giáy thôn Nà Trào, xã Tát Ngà; hát đối giao duyên qua ống dây của dân tộc Mông các xã: Lũng Pù, Giàng Chu Phìn; múa, thổi khèn đơn, khèn đôi của dân tộc Mông xã Sủng Trà...

Đặc biệt, đến với Lễ hội, du khách có cơ hội tham gia các hoạt động trò chơi dân gian truyền thống tại khu vực Mê cung đá và trung tâm xã Khâu Vai như: Thi leo cột chinh phục tình yêu; thi đánh yến; thi ném pao; tung còn giao duyên; tổ chức thi bắn nỏ, thi bịt mắt bắt vịt; địu nước (Giếng nước tình yêu); tổ chức thi giã bánh dày tại sân khấu nhà sàn xã Khâu Vai...

Hà Giang: Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2022 diễn ra từ ngày 25 - 27/4
Một hoạt động tại Lễ hội Chợ tình Khâu Vai

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, du khách có thể tham quan các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng, ẩm thực của địa phương ngay tại các địa điểm tổ chức lễ hội và tham gia chuỗi hoạt động tham quan, trải nghiệm, như: khám phá thung lũng hoa tam giác mạch, hoa Sao nhái tại Mê cung đá (xã Lũng Pù, Khâu Vai); khám phá chinh phục tuyến đi bộ Vách đá thần Mã Pì Lèng; tham quan, chụp ảnh Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi; đi thuyền trên lòng hồ thủy điện Nho Quế 1 ngắm hẻm vực Tu Sản, Mã Pì Lèng; tham quan, chụp ảnh cầu tình yêu tại Mê cung đá, xã Khâu Vai…

Cùng với đó, trong 03 ngày diễn ra Lễ hội, du khách có thể tham quan các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng, ẩm thực của địa phương ngay tại các địa điểm tổ chức lễ hội và tham gia chuỗi hoạt động tham quan, trải nghiệm, bao gồm: Khám phá thung lũng hoa Tam giác mạch, hoa Sao nhái tại Mê cung đá (xã Lũng Pù, Khâu Vai); khám phá chinh phục tuyến đi bộ Vách đá thần Mã Pì Lèng; tham quan, chụp ảnh Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi; đi thuyền trên lòng hồ thủy điện Nho Quế 1 ngắm hẻm vực Tu Sản - Mã Pì Lèng; tham quan, chụp ảnh cầu tình yêu tại Mê cung đá, xã Khâu Vai.

Chợ Phong lưu Khâu Vai từ khi hình thành đến nay đã trải qua hơn 100 năm, đây là phiên chợ tình nổi tiếng ở tỉnh Hà Giang, mỗi năm chỉ họp duy nhất một ngày. Chợ nằm ở thôn Khâu Vai, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, cách thành phố Hà Giang gần 200 km.

Cứ vào ngày 27/3 âm lịch hằng năm, những chàng trai cô gái dân tộc nơi đây khoác trên mình những bộ trang phục đẹp nhất để cùng đến với chợ Phong lưu Khâu Vai.

Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai là nơi tái hiện những giá trị bản sắc văn hóa, mang đậm tính nhân văn cao đẹp truyền thống của đồng bào các dân tộc; nơi giao lưu, gặp gỡ trao đổi những nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc riêng có.

Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2022 là điểm nhấn trong hoạt động văn hóa, du lịch hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị khi đến với Hà Giang./.

Lê Mai

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Về Đa Lộc nghe kể chuyện “đất linh”

Về Đa Lộc nghe kể chuyện “đất linh”

Khu di tích Đền Đức Thánh Cả, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá) trải qua thăng trầm của thời gian, nơi đây là một địa điểm di tích tâm linh cấp tỉnh đặc biệt thu hút đông đảo Nhân dân và du khách về dâng hương, chiêm bái hàng năm.
Công nhận nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Công nhận nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Tại Trung tâm thiết kế sáng tạo giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, UBND huyện Gia Lâm đã long trọng tổ chức Lễ công bố các quyết định công nhận nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và công nhận điểm du lịch Kim Lan.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Dấu mốc về bước tiến mới của cà phê Việt Nam

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Dấu mốc về bước tiến mới của cà phê Việt Nam

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 lần đầu tiên đã đón người đứng đầu Tổ chức cà-phê quốc tế (ICO) đến tham và có bài phát biểu tại Lễ Khai mạc. Đây có thể nói là một dấu mốc đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao vị thế cà-phê Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Lễ hội truyền thống phường Định Công: Nơi tôn vinh giá trị văn hóa, khuyến học, khuyến tài

Lễ hội truyền thống phường Định Công: Nơi tôn vinh giá trị văn hóa, khuyến học, khuyến tài

Lễ hội truyền thống phường Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) không chỉ là sự kiện văn hóa quan trọng, tôn vinh bề dày lịch sử và truyền thống địa phương, mà còn là nguồn động lực để các thế hệ tiếp nối. Đây không chỉ là dịp để con cháu bày tỏ niềm tự hào với di sản cha ông, mà còn là cơ hội tổng kết, báo cáo những thành tựu đạt được trong năm qua.
Cà phê vào hội

Cà phê vào hội

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 đã chính thức khai mạc vào tối qua (10/3). Đây là sự kiện nhằm tôn vinh những nông dân, các nhà chế biến, kinh doanh, xuất khẩu... cà phê.
Phú Thọ tung loạt combo du lịch hấp dẫn dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Phú Thọ tung loạt combo du lịch hấp dẫn dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 với chủ đề "Âm vang nguồn cuội" sẽ có loạt sự kiện, sản phẩm, dịch vụ mới và các gói ưu đãi với các gói combo hấp dẫn cho du khách khi về trẩy hội Đền Hùng.
Hải Phòng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Kỳ Phúc

Hải Phòng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Kỳ Phúc

Lễ hội Kỳ Phúc với tuổi đời hơn 300 năm không chỉ là một nghi lễ tín ngưỡng, mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khẳng định giá trị của truyền thống lịch sử.
Công nhận tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Công nhận tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành quyết định đưa tri thức trồng và chế biến cà phê của tỉnh Đắk Lắk vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia, ghi nhận giá trị đặc sắc của nền nông nghiệp và văn hóa dân gian vùng cao nguyên.
Về làng Đường Yên xem nam nhân thi tài "kén rể"

Về làng Đường Yên xem nam nhân thi tài "kén rể"

Lễ hội kén rể ở làng Đường Yên mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, tái hiện những công việc thường ngày của cư dân lúa nước, gửi gắm trong đó những ước vọng về một cuộc sống ấm no, mùa màng tươi tốt.
Bản Cát Cát giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá cổ của người Mông

Bản Cát Cát giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá cổ của người Mông

Không chỉ là một trong những ngôi làng cổ được mệnh danh là đẹp bậc nhất Tây Bắc, bản Cát Cát luôn là điểm đến hấp dẫn du khách khi đến Sapa bởi công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị truyền thống, nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng dân tộc Mông Sapa.
Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch

Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, những năm qua, tỉnh Hoà Bình đã có nhiều giải pháp khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội đền Hai Bà Trưng” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được tổ chức vào sáng 5/3/2025 (tức ngày 6 tháng Hai năm Ất Tỵ).
Nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?

Nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?

Sự cố liên quan đến tình trạng mất kiểm soát của trâu chọi số 17 tại lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) diễn ra vào ngày 14/2/2025 dẫn đến tin đồn trâu bị “chích điện chết trên sân đấu”. Nhiều tranh luận gay gắt về việc nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?
Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu không chỉ là nghi lễ độc đáo có ý nghĩa tâm linh cầu phúc, góp phần bảo tồn các giá trị vật chất, tinh thần mà còn thiết thực góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái.
Bảo tồn và phát huy tính chất thiêng liêng của lễ hội cổ truyền

Bảo tồn và phát huy tính chất thiêng liêng của lễ hội cổ truyền

Lễ hội truyền thống là nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Thế nhưng những năm gần đây, hiện tượng "tam sao thất bản" hay mất tính nguyên gốc... khiến nhiều người cảm giác đó là một festival du lịch thì. Vậy làm sao để giữ được tính thiêng của lễ hội?
Những điểm mới trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

Những điểm mới trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

So với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 sẽ có nhiều điểm nhấn mới.
Lễ hội chùa Tây Phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội chùa Tây Phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Về đền Tranh "cầu gì được nấy"

Về đền Tranh "cầu gì được nấy"

Đền Tranh (Hải Dương) được người dân cùng du khách thập phương truyền tụng "cầu gì được nấy”. nhưng ít ai biết được những giá trị mà Lễ hội đền Tranh mang lại trong đời sống tín ngưỡng, văn hóa, tinh thần của nhân dân địa phương.
Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

Với bề dày lịch sử hơn 500 năm, nghề làm bún tại làng Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đặc sắc Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường

Đặc sắc Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường

Trong 2 ngày 15 và 16/2, xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã tổ chức Ngày hội Văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường, xã Tiến Xuân năm 2025, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Vì sao hàng vạn người chen nhau mong giành được ấn ở đền Trần?

Vì sao hàng vạn người chen nhau mong giành được ấn ở đền Trần?

Không chỉ riêng năm nay mà năm nào cũng xuất hiện tình trạng người dân người dân xếp hàng dài, chen lấn nhau trước giờ diễn ra lễ khai ấn đền Trần. Vậy lý do nào đã khiến cho đền Trần những ngày đầu năm luôn "chật cứng” bởi hàng vạn người từ tứ xứ đổ về?
Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì để "kích hoạt" tài lộc?

Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì để "kích hoạt" tài lộc?

Trong văn hóa Việt Nam, lễ cúng Rằm tháng Giêng vô cùng quan trọng bởi đây là ngày rằm đầu tiên trong năm. Vậy mâm cỗ cúng trong ngày này, phải chuẩn bị những gì để "kích hoạt" tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ?
Đi chùa Rằm tháng Giêng: 7 điều chớ cầu, 3 điều không nguyện

Đi chùa Rằm tháng Giêng: 7 điều chớ cầu, 3 điều không nguyện

Từ rất xa xưa người Việt thường có phong tục đi chùa lễ Phật với mục đích lễ chùa cầu an cho bản thân gia đình. Khi đi lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng thì nên nhớ kỹ những điều tuyệt đối không được cầu khi đi lễ chùa kẻo phạm phải cấm kỵ.
Những việc nên làm trong Rằm tháng Giêng để phúc lộc ngập nhà

Những việc nên làm trong Rằm tháng Giêng để phúc lộc ngập nhà

Theo các chuyên gia phong thủy, có 4 việc cần làm trong ngày Rằm tháng Giêng năm 2025 mà gia chủ nên lưu ý để cầu nguyện sức khỏe, bình an, hạnh phúc, sung túc, kinh doanh buôn bán nhiều may mắn…
Quốc gia nào “tẩy chay” Valentine, thậm chí bị bắt giữ nếu tổ chức?

Quốc gia nào “tẩy chay” Valentine, thậm chí bị bắt giữ nếu tổ chức?

Lễ tình nhân 14/2 ngày càng được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng ở một số quốc gia, các cặp tình nhân có thể bị bắt giữ, bị cắt tóc hoặc bôi đen nếu như bị phát hiện đang kỷ niệm Valentine, chuyện tưởng như đùa này nhưng lại hoàn toàn có thật.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động