Giải pháp nào kích cầu tiêu dùng nội địa theo hướng bền vững?

Trong bối cảnh giá cả sinh hoạt tăng, nhiều người dân chọn cách ưu tiên cho những chi tiêu thiết yếu và tìm cách cắt giảm những mặt hàng không thực sự cần thiết. Theo các chuyên gia, kích cầu tiêu dùng cần nhìn hai chiều vừa kích cầu vừa cần tạo ra việc làm, phải làm đồng bộ hai phía.
Nhiều giải pháp kích cầu, bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn Siêu thị, doanh nghiệp “tung chiêu” khuyến mại kích cầu mua sắm Tết Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, siêu thị tung khuyến mại kích cầu tiêu dùng
Giải pháp nào kích cầu tiêu dùng nội địa theo hướng bền vững?
Giải pháp nào kích cầu tiêu dùng nội địa theo hướng bền vững?

Cầu tiêu dùng trong nước phục hồi nhưng chưa cao

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy sức mua mạnh mẽ của người tiêu dùng Việt Nam trong 9 tháng của năm.

Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 9 ước đạt 535,8 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh thu nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 10,6% và lưu trú, ăn uống tăng 7,9%. Trong quý III/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.591,0 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với quý trước và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 9 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.703,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,8%.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng năm 2024 ước đạt 3.630,2 nghìn tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 5,4%).

Song theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, mặc dù tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng so với cùng kỳ năm 2023, nhưng chưa đạt được mức tăng trưởng như thời kỳ trước dịch Covid-19 (tăng trên 10%) và mức tăng 9 tháng năm nay thấp hơn 2,5 điểm phần trăm so với mức tăng bình quân 9 tháng các năm giai đoạn (2015-2019). 9 tháng năm 2024 phản ánh cầu tiêu dùng trong nước phục hồi nhưng chưa cao.

Tại Diễn đàn Xu hướng tiêu dùng Việt Nam, kết quả khảo sát NielsenIQ Việt Nam cho thấy, do kinh tế khó khăn nên có đến 62% người tiêu dùng Việt Nam cắt giảm chi tiêu vào các mặt hàng không thiết yếu. Khoảng 50% người dùng đã giảm bớt mua sắm những món đồ sang trọng, hơn 30% hoãn các chi phí lớn.

Cũng theo NielsenIQ, 36% người tiêu dùng Việt Nam lo ngại về tình hình suy thoái kinh tế và 25% lo ngại về việc mất an ninh, mất việc làm. Họ cũng cảm nhận được tác động của lạm phát thông qua việc tăng giá bán hàng hóa.

Có thể thấy, thời gian qua, chúng ta chứng kiến những điều chỉnh đáng kể trong tiêu dùng. Điều đáng lo, Việt Nam đang giai đoạn phục hồi, còn khá khó khăn. Tốc độ tăng tiêu dùng giảm trong khi đây là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Việc người tiêu dùng giảm sức mua đã dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp trong nước sụt giảm mạnh, tác động liên hoàn đến chuỗi sản xuất, kinh doanh.

Nhiều đề xuất về việc kích cầu tiêu dùng

Tại phiên họp thường kỳ tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương phải tập trung khắc phục hậu quả bão số 3, thúc đẩy phục hồi sản xuất, kinh doanh, khôi phục hạ tầng thiết yếu, kiểm soát nguồn cung, giá cả hàng hóa.

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả năm khoảng trên 7%, tăng trưởng quý IV từ 7,5-8%. Trong đó phải có giải pháp kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường trong nước

Để thúc đẩy thị trường nội địa, trước đó, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm gắn kết giữa sản xuất với phân phối hàng hóa, tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị hàng hóa gắn với thực hiện tốt các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, hình thành các chuỗi liên kết hàng thuần Việt.

Tiếp tục triển khai mạnh mẽ các hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa, nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước tại các kênh phân phối truyền thống và hiện đại.

Tổ chức các chương trình khuyến mại trên phạm vi vùng và toàn quốc, phối hợp với các địa phương tăng cường các hoạt động kết nối cung cầu, phân phối các sản phẩm OCOP, đưa hàng hóa đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp để kích cầu tiêu dùng trong nước.

Khuyến khích các sàn thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam triển khai các chương trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước. Phát động phong trào tiêu dùng hàng hoá Việt, sản phẩm địa phương thông qua các mô hình gian hàng Việt, sản phẩm Việt trên thương mại điện tử.

Thực hiện chỉ đạo, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Công điện về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3; yêu cầu đảm bảo cung ứng hàng hoá đến các địa phương cả nước. Từ nay đến cuối năm, Bộ Công Thương sẽ triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại, trong đó trọng tâm là Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia tổ chức vào dịp cuối năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, Bộ Công thương cũng đã phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 (15/3) với chủ đề “Thông tin minh bạch – Tiêu dùng an toàn” để khuyến khích người dân mua sắm, cung cấp thông tin minh bạch để bảo đảm môi trường tiêu dùng an toàn cho người dân.

Mới đây, để hỗ trợ người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2245/QĐ-BCT về tổ chức “Chương trình khuyến mãi tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024”. Theo đó các doanh nghiệp sẽ thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng mua sắm sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp. Thông qua kích cầu tiêu dùng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh góp phần phục hồi và phát triển kinh tế.

Ở quy mô địa phương, để đẩy mạnh tiêu dùng những tháng cuối năm, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức sự kiện Tháng Khuyến mại Hà Nội với khoảng 800-1.000 điểm khuyến mại và 50 điểm Vàng khuyến mại. Các doanh nghiệp tham gia chương trình có mức giảm giá từ 30-100% cho các sản phẩm đăng ký tham gia khuyến mại.

Trong Tháng Khuyến mại sẽ diễn ra nhiều sự kiện như “Lễ hội mua sắm Hà Nội - HaNoi shopping Festival”, “Hà Nội siêu hội mua sắm - HaNoi Mega Sale”, “Ngày Vàng Giá shock”… Tháng 11/2024 sẽ tiếp tục diễn ra Sự kiện Hà Nội đêm không ngủ - Ha Noi Midnight Sale, từ ngày 29/11 đến 30/11, thu hút khoảng 200 doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, các chuỗi, cơ sở sản xuất, kinh doanh; các sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử… Hoạt động giảm giá sẽ áp theo từng khung giờ với mức ưu đãi “Càng khuya - Càng giảm”.

Muốn kích cầu tiêu dùng, phải giúp người dân có tiền để mua sắm

, kích cầu tiêu dùng cần nhìn hai chiều vừa kích cầu vừa cần tạo ra việc làm
Kích cầu tiêu dùng cần nhìn hai chiều vừa kích cầu vừa cần tạo ra việc làm.

Ở góc độ nhà phân phối, đại diện đại diện Saigon Co.op thông tin, trong sáu tháng đầu năm nhìn chung người dân vẫn có xu hướng tiết kiệm chi tiêu. Trong bối cảnh trên, hệ thống bán lẻ Saigon Co.op thực hiện khá nhiều chương trình khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm.

Đơn cử như “Phiên chợ đồng giá” với hơn 100 mặt hàng thực phẩm tươi sống bán đồng giá từ 10.900 đồng trở lên theo khung giờ quy định trong ngày. Nhờ đó, doanh thu tăng trưởng ổn định, đặc biệt là nông sản Việt như các sản phẩm OCOP, hàng bình ổn thị trường.

Ông Đinh Quang Khôi, đại diện hệ thống siêu thị MM Mega Market Việt Nam chia sẻ, trong bối cảnh thị trường nhiều biến động phức tạp, siêu thị nhận được đề nghị tăng giá từ các nhà cung cấp. Tuy nhiên, nhằm đồng hành cùng TP.HCM siêu thị cố gắng kìm hãm sự tăng giá.

“Một số trường hợp đặc biệt, chúng tôi hiểu do nguyên vật liệu đầu vào tăng buộc họ phải điều chỉnh, nhưng siêu thị tìm các giải pháp để đảm bảo việc tăng giá một cách phù hợp. Đặc biệt, chúng tôi đang dùng nguồn lực từ chi phí nội bộ đầu tư cho chương trình khuyến mãi để đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý đến người tiêu dùng”- ông Khôi nói.

Theo ông Khôi, từ đầu tháng 7 khi lương cơ sở, lương hưu, lương tối thiểu vùng tăng người dân e ngại giá cả nhiều hàng hóa tăng. Vì vậy siêu thị đã làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp, tham gia chương trình bình ổn thị trường, chương trình khuyến mãi tập trung của TP.HCM để mang lại lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng.

“Chúng tôi đang đề xuất Sở Công thương TP.HCM kéo dài chương trình bán hàng lưu động tới cuối năm”- ông Khôi nói.

Chuyên gia kinh tế TS Huỳnh Thanh Điền, trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho biết, khi nhà nước giảm thuế, phí cho DN sẽ giúp giá hàng hóa giảm, từ đó mới thu hút người dân mua sắm. Vì vậy, kích cầu tiêu dùng cần nhìn hai chiều vừa kích cầu vừa cần tạo ra việc làm, phải làm đồng bộ hai phía. Nếu Nhà nước chỉ giảm giá hàng hóa sẽ không mang lại hiệu quả cao bởi khi có được công ăn việc làm, có thu nhập người dân mới dám chi tiêu.

“Theo tôi kích cầu đầu tư cho DN có tác động mạnh hơn. Chẳng hạn, Nhà nước tiếp tục chính sách giảm thuế thu nhập, giảm một số loại phí gián tiếp… để hỗ trợ, giúp DN khôi phục hoạt động, sản xuất, việc làm được tạo ra. Từ đó người dân mới có nhu cầu mua sắm.

Chúng ta đang đưa ra rất nhiều chính sách nhưng một số chính sách chưa kèm theo giải pháp, đồng thời làm một cách dàn trải nên hiệu quả đạt được không cao. Do đó, cần phải có trọng tâm trọng điểm”- TS Điền nói.

Bộ Công thương cũng kiến nghị, để tăng tổng cầu của thị trường, đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Triển khai đồng bộ các biện pháp kích cầu tiêu dùng. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất...

Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2021: Góp phần kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2021: Góp phần kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm
Kích cầu tiêu dùng nội địa thông qua các hoạt động mua sắm truyền thống Kích cầu tiêu dùng nội địa thông qua các hoạt động mua sắm truyền thống
Kích cầu tiêu dùng nội địa thông qua các hoạt động mua sắm truyền thống Kích cầu tiêu dùng nội địa thông qua các hoạt động mua sắm truyền thống
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Kết nối tiềm lực, nâng tầm quan hệ kinh tế Việt – Nga

Kết nối tiềm lực, nâng tầm quan hệ kinh tế Việt – Nga

Ngoài các lĩnh vực hợp tác trọng yếu như an ninh, quốc phòng và dầu khí, Việt Nam và Liên bang Nga đang hướng đến việc khám phá những cơ hội mới để nâng cao mối quan hệ hợp tác song phương.
Cán cân thương mại chênh lệch, Việt Nam mở rộng cửa cho nông sản Mỹ

Cán cân thương mại chênh lệch, Việt Nam mở rộng cửa cho nông sản Mỹ

Trước chênh lệch cán cân thương mại với Mỹ, Việt Nam thể hiện thiện chí bằng việc xúc tiến nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản từ đối tác chiến lược này. Bên cạnh tác dụng ngắn hạn về thị trường, động thái còn tạo nền tảng cho hợp tác lâu dài trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và phát triển bền vững.
Sáp nhập Bắc Giang - Bắc Ninh: Cực tăng trưởng mới, “cú hích” cho thị trường bất động sản

Sáp nhập Bắc Giang - Bắc Ninh: Cực tăng trưởng mới, “cú hích” cho thị trường bất động sản

Việc sáp nhập Bắc Ninh và Bắc Giang đang định hình một trung tâm công nghiệp - đô thị mới đầy tiềm năng tại miền Bắc, trở thành cực tăng trưởng chiến lược của vùng Thủ đô. Với hơn 3,6 triệu dân và diện tích hơn 4.700 km², tỉnh Bắc Ninh (mới) không chỉ là “thủ phủ” FDI mà còn mở ra cơ hội vàng cho làn sóng đầu tư vào hạ tầng, đô thị và bất động sản.
Việt Nam tăng cường nhập khẩu sản phẩm chiến lược từ Mỹ

Việt Nam tăng cường nhập khẩu sản phẩm chiến lược từ Mỹ

Trong bối cảnh quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng phát triển mạnh mẽ, Việt Nam đang thể hiện nhu cầu lớn và ổn định trong việc nhập khẩu các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ cao từ Mỹ. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cán cân thương mại hài hòa giữa hai quốc gia.
Bưởi Việt Nam rộng cửa xuất khẩu: Cơ hội vàng từ Australia và Hàn Quốc

Bưởi Việt Nam rộng cửa xuất khẩu: Cơ hội vàng từ Australia và Hàn Quốc

Ngành bưởi Việt Nam đón tín hiệu tích cực khi Australia và Hàn Quốc chính thức mở cửa nhập khẩu bưởi tươi, mở ra cơ hội nâng cao giá trị và giải bài toán dư thừa trong nước cho các giống bưởi chất lượng cao như Da Xanh, Năm Roi, Diễn.
Việt Nam xuất siêu 3,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Việt Nam xuất siêu 3,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Thống kê 4 tháng đầu năm 2025, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam không chỉ ghi nhận mức tăng trưởng hai con số ở cả hai chiều mà còn thể hiện rõ sự dịch chuyển trong cấu trúc cán cân thương mại. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 136,55 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 140,34 tỷ USD, xuất siêu 3,79 tỷ USD.
Tăng tốc đầu tư xanh: Cơ hội vượt lên trong bối cảnh biến động

Tăng tốc đầu tư xanh: Cơ hội vượt lên trong bối cảnh biến động

Trong bối cảnh thời gian hành động cho mục tiêu khí hậu toàn cầu đang rút ngắn, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối mặt với một bài toán kép: vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa phải chuyển đổi nhanh chóng sang mô hình phát triển xanh. Đầu tư xanh, với tiềm năng lớn và dòng vốn đang tăng tốc, được kỳ vọng là chìa khóa giải bài toán này – nhưng chỉ hiệu quả nếu đi kèm hành động phối hợp và tầm nhìn dài hạn.
4 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

4 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Ngày 6/5, Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2025.
Chỉ số PCI đứng thứ 21, Thanh Hóa tăng 9 bậc so với năm 2023

Chỉ số PCI đứng thứ 21, Thanh Hóa tăng 9 bậc so với năm 2023

Ngày 6/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức lễ công bố Chỉ số PCI 2024.
Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân: Mở ra kỷ nguyên đột phá cho nền kinh tế Việt Nam

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân: Mở ra kỷ nguyên đột phá cho nền kinh tế Việt Nam

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của nghị quyết là đến năm 2030, sẽ có 2 triệu doanh nghiệp tư nhân hoạt động, đóng góp từ 55-58% GDP của cả nước, đồng thời tạo ra hàng triệu việc làm và góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia. Nghị quyết này không chỉ là một công cụ thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân mà còn là nền tảng để tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững và hiện đại.
Tận dụng “90 ngày vàng”, doanh nghiệp Việt tăng tốc xuất khẩu sang Mỹ

Tận dụng “90 ngày vàng”, doanh nghiệp Việt tăng tốc xuất khẩu sang Mỹ

Tận dụng 90 ngày Mỹ tạm dừng kế hoạch áp thuế đối ứng, nhiều doanh nghiệp tức tốc đưa hàng sang Mỹ, đồng thời chủ động lên kịch bản ứng phó nếu mức thuế quan cao được áp dụng, trong đó có việc tìm kiếm thị trường mới.
Xuất khẩu sầu riêng, trái cây sang Trung Quốc giảm mạnh

Xuất khẩu sầu riêng, trái cây sang Trung Quốc giảm mạnh

Tính tới ngày 21/4, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 453 triệu USD, giảm 5,3% so với tháng trước và giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm 2024. Ước sơ bộ 4 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả đạt 1,6 tỷ USD, giảm hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỹ và Trung Quốc mua nhiều cá tra Việt Nam nhất

Mỹ và Trung Quốc mua nhiều cá tra Việt Nam nhất

Xuất khẩu cá tra Việt Nam tháng 3 đạt 182 triệu USD, tăng 21% so với tháng 2 và tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Lạng Sơn: Cặp cửa khẩu Cốc Nam-Lũng Nghịu nghỉ lễ từ ngày 1-5/5

Lạng Sơn: Cặp cửa khẩu Cốc Nam-Lũng Nghịu nghỉ lễ từ ngày 1-5/5

Cặp cửa khẩu Cốc Nam-Lũng Nghịu nghỉ lễ từ ngày 1-5/5, các cặp cửa khẩu Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan, Tân Thanh-Pò Chài, Chi Ma-Ái Điểm vẫn thực hiện thông quan bình thường.
Quý I/2025, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 22%

Quý I/2025, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 22%

Trong quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 31,4 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu đạt 4,1 tỷ USD, tăng 21%.
Mỹ mời Việt Nam sang họp khởi động đàm phán trong tuần này

Mỹ mời Việt Nam sang họp khởi động đàm phán trong tuần này

Đây là thông tin được ông Đỗ Ngọc Hưng, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, cho biết tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Công Thương tổ chức chiều 28/4.
Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất cá rô phi Việt Nam

Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất cá rô phi Việt Nam

Mỹ là thị trường mua nhiều nhất cá rô phi Việt Nam, hơn 6 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất cá rô phi Việt Nam với giá trị mua hàng chiếm 46% kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này.
Cơ hội xuất khẩu hàng tỉ USD mặt hàng yến thô sang Trung Quốc

Cơ hội xuất khẩu hàng tỉ USD mặt hàng yến thô sang Trung Quốc

Với sản lượng tổ yến (yến sào) của Việt Nam khoảng 150-200 tấn/năm, Việt Nam đang có cơ hội xuất khẩu hàng tỉ USD mặt hàng yến chính ngạch sang Trung Quốc.
Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước

Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, đặc biệt là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, việc củng cố và phát triển thị trường trong nước trở thành nhiệm vụ cấp thiết đối với Việt Nam.
Việt Nam vươn lên Top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore

Việt Nam vươn lên Top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore

Việt Nam là đối tác cung ứng thủy sản thứ 4 tại thị trường Singapore và hiện đang chiếm được thị phần cao nhất đối với nhóm phi-lê cá và thịt cá ướp lạnh/cấp đông.
Mỹ bất ngờ tuyên bố có thể áp thuế đối ứng sớm hơn thời hạn 90 ngày

Mỹ bất ngờ tuyên bố có thể áp thuế đối ứng sớm hơn thời hạn 90 ngày

Trong bài phát biểu mới đây nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có thể sẽ không cần chờ tới thời hạn 90 ngày, mà có thể sẽ áp trở lại các mức thuế quan "có đi có lại" với một số quốc gia chỉ trong vòng 2-3 tuần tới.
Kazakhastan có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt

Kazakhastan có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt

“Người tiêu dùng Kazakhastan có nhu cầu lớn với trà, cà phê, do đó Kazakhastan mong muốn nhập khẩu các sản phẩm này từ Việt Nam”, Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh tiết lộ.
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Chính phủ Ấn Độ vừa công bố áp dụng thuế tự vệ tạm thời 12% trong vòng 200 ngày đối với 5 loại sản phẩm thép phẳng.
Ngành điều Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu mới trước thách thức thuế quan

Ngành điều Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu mới trước thách thức thuế quan

Gần 10 năm qua, Mỹ luôn là thị trường số 1 của ngành điều Việt Nam, chiếm khoảng 25-27% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, ngành điều muốn hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu trên 4,5 tỷ USD năm nay trước thách thức thuế quan phải tập trung vào ba trụ cột chính.
Mở rộng thị trường xuất khẩu giúp cá ngừ Việt Nam đứng vững trước “cơn sóng” thuế quan từ Mỹ

Mở rộng thị trường xuất khẩu giúp cá ngừ Việt Nam đứng vững trước “cơn sóng” thuế quan từ Mỹ

Trước sức ép từ rào cản thuế quan và chính sách thương mại mới từ phía Mỹ, cá ngừ Việt Nam cần tích cực chủ động mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác như Trung Đông, châu Á..., để tránh phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ.
Xuất khẩu cá tra giữ đà tăng trưởng trước thách thức

Xuất khẩu cá tra giữ đà tăng trưởng trước thách thức

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 3/2025 xuất khẩu cá tra sang các thị trường tiếp tục tăng trưởng dương 16%, đạt 182 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu cá tra quý I/2025 đạt hơn 465 triệu USD, tăng 13% so với quý I/2024.
Nghệ An: Quyết liệt các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Nghệ An: Quyết liệt các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến đề nghị tỉnh Nghệ An tiếp tục chỉ đạo, quyết liệt các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn tỉnh
OMODA C3: mở ra kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo và thiết kế tương lai

OMODA C3: mở ra kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo và thiết kế tương lai

Ngày 26/4/2025, OMODA & JAECOO sẽ chính thức ra mắt một biểu tượng mới – OMODA C3, mẫu xe crossover đầu tiên mang phong cách “energy mecha” – đánh dấu sự khởi đầu cho một kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo và thiết kế tương lai trong ngành ô tô toàn cầu.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% tới hết năm 2026 với nhiều hàng hoá

Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% tới hết năm 2026 với nhiều hàng hoá

Sáng 23/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động