Tác hại thức khuya
Thời gian để não bộ nghỉ ngơi ít nên dễ mệt mỏi và làm giảm khả năng ghi nhớ;
Thức khuya thường xuyên sẽ kiềm cơ thể tiết ra những hormone cần thiết cho việc duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó khiến cơ thể dễ bị cảm cúm, nhanh mệt mỏi;
Các tế bào niêm mạc dạ dày không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu nếu thiếu ngủ. Hơn nữa, thức khuya sẽ khiến cho dịch dạ dày tiết nhiều hơn và ăn mòn lớp niêm mạc dẫn đến viêm loét;
Thức khuya sẽ khiến cho da nhanh bị lão hóa, xỉn màu, xuất hiện nhiều nếp nhăn và làm ảnh hưởng đến những chức năng khác của biểu bì;
Thức khuya dễ làm giảm thị lực, đôi mắt dễ mỏi khi làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên, thậm chí có khả năng mắc các bệnh về mắt như: cận thị, loạn thị,…
Tầm quan trọng của việc ngủ sớm, ngủ đủ giấc đối với sức khỏe con người
Một giấc ngủ chất lượng mà chúng được đánh giá bởi thể trạng và tinh thần sau khi ngủ dậy:
- Cơ thể khỏe khoắn, không có dấu hiệu nhức mỏi cơ khớp;
- Tinh thần sảng khoái, thư thái và dễ chịu;
- Giảm stress, mệt mỏi và các bất ổn về tâm lý;
- Nâng cao độ tập trung, không ngáp ngắn, ngáp dài.
Tăng cường hệ miễn dịch
Cơ thể có đủ thời gian để sửa chữa các mô tổn thương và tăng cường tiết ra hormone giúp cải thiện sức đề kháng, chống viêm, nhiễm trùng nếu bạn ngủ đủ giấc.
Chi tiết là khi cơ thể ngủ sẽ tiết ra chất quan trọng với tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch khỏi sự xâm nhập của vi rút hay vi khuẩn gây hại cytokines. Nhiều thực nghiệm cho thấy những người không ngủ đủ giấc dễ mắc các bệnh vặt như cảm, sổ mũi và ho.
Kiểm soát cân nặng
Mất ngủ hay thức khuya khiến cơ thể tiêu hao nặng lượng và thèm ăn. Nếu bạn ăn vào khung giờ này sẽ tạo áp lực lên hệ tiêu hóa và lớp mỡ bụng ngày càng dày hơn.
Vậy nên, đi ngủ đúng giờ và ngủ sâu sẽ ngăn ngừa cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho biết ngủ đủ giấc có tác dụng giảm cân tương đương với việc tập thể dục.
Tăng khả năng tập trung và ghi nhớ
Bạn có biết rằng, ngủ là lúc bộ não xử lý thông tin và đưa chúng vào bộ nhớ dài hạn. Nên một giấc ngủ chất lượng sẽ giúptăng khả năng ghi nhớ và tập trung tốt hơn. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng phát hiện ra mối quan hệ giữa thiếu ngủ và nguy cơ mắc bệnh đãng trí Alzheimer.
Điều chỉnh tâm trạng
Một giấc ngủ ngon sẽ giúp tâm trạng của bạn được cải thiện tốt hơn ngày hôm trước. Đó là tác dụng kỳ diệu của giấc ngủ ngon mà nhiều người chưa biết. Có thể hiểu đơn giản, khi ngủ sâu bạn sẽ không còn thời gian để suy nghĩ những điều tiêu cực.
Cải thiện vẻ đẹp cho làn da
Nhiều chị em chắc chắn không biết rằng giấc ngủ đủ và sâu sẽ giúp chữa lành các tổn thương do mụn, nám… Vì khi ngủ đủ cơ thể sẽ sản sinh mạnh mẽ hàm lượng collagen giúp làn da căng mịn và tươi trẻ hơn.
Làm thế nào khắc phục thức khuya và có giấc ngủ ngon?
Bí quyết để có giấc ngủ ngon, khắc phục tình trạng thức khuya. Trong đó, một số cách dưới đây mang lại hiệu quả nhanh nhất cho bạn một giấc ngủ sâu mỗi đêm như:
- Tập thể dục mỗi ngày làm tăng tác dụng của các hormone giấc ngủ tự nhiên như melatonin. Đồng thời, hỗ trợ cho nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể hoạt động trơn tru hơn.
- Ăn vừa đủ vào bữa tối vì để bụng đói hay ăn quá no sẽ khiến cơ thể mất tập trung và gây nên tình trạng khó ngủ. Cũng không nên ăn một bữa lớn trong vòng từ 2-3 tiếng trước khi đi ngủ.
- Nhịp sinh học tự nhiên thường bị gián đoạn bởi các ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử. Vậy nên, tắt hết ánh sáng xanh và dùng đèn ngủ với ánh sáng ấm, màu sắc dịu sẽ tạo thư giãn và dễ có giấc ngủ ngon.
- Sử dụng liệu pháp hương thơm và nên "cài đặt" thói quen ngủ đúng giờ và ngủ đủ. Nếu bạn nào phải dùng tới thuốc thì cần có sự tư vấn của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng và lạm dụng thời gian dài.
Ăn gì để giúp bạn có giấc ngủ chất lượng |
5 điểm xoa bóp bấm huyệt giúp ngủ ngon |
7 quan niệm sai lầm về giấc ngủ gây hại sức khoẻ bạn nên tránh |