Gặp triệu phú ốc nhồi vùng chiêm trũng, lộ bí quyết bán ốc quanh năm

Vùng đồng chiêm trũng xã Khánh Tiên (huyện Yên Khánh, Ninh Bình) từng chật vật vì cấy lúa bấp bênh. Nhưng vài năm gần đây đã trở nên khấm khá nhờ nuôi ốc nhồi. Điển hình là lão nông Bùi Văn Thiệp năm nay 66 tuổi, được mệnh danh là triệu phú ốc nhồi. Sau nhiều năm nuôi loài ốc đặc sản ông đã tìm ra bí quyết nuôi ốc giống và ốc thương phẩm bán quanh năm, bất kể thời tiết giá rét ở miền Bắc.
Bắt vài con ốc về nuôi tìm ra bí quyết cho ốc đẻ liên tục bán trên 1 triệu đồng/kg Những bí quyết nuôi ốc độc lạ, mùa đông giá rét vẫn sinh sôi thu nửa tỷ mỗi năm Triệu phú ốc nhồi ở Thanh Hóa lộ bí quyết thả đâu trúng đó
lão nông Bùi Văn Thiệp năm nay 66 tuổi, được mệnh danh là triệu phú ốc nhồi.
Lão nông Bùi Văn Thiệp năm nay 66 tuổi, được mệnh danh là triệu phú ốc nhồi.

Nghề nuôi ốc nhồi phát triển khá mạnh ở xã Khánh Tiên khoảng 4 năm nay. Trên địa bàn xã có khoảng 20 trại nuôi ốc quy mô lớn của 20 hộ dân. Dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán giá ốc nhồi tăng cao từ 70.000 – 100.000 đồng/kg nên các hộ nuôi ốc có thu nhập cao, nhiều nhà thu về hàng trăm triệu đồng. Các hộ dân còn áp dụng thành công việc cho ốc đẻ và nhân ốc giống bán với giá 300 – 500 đồng/con. Hiện nay nhu cầu ốc thương phẩm và ốc giống tăng cao, do chuẩn bị bước vào vụ ốc mới, nên các hộ đang chủ động mở rộng diện tích để tăng thu nhập.

Để nghề nuôi ốc nhồi ở địa phương chủ động đầu ra, phát triển bền vững, từ tháng 3/2022, Chi hội nông dân nghề nghiệp nuôi ốc nhồi sinh sản và thương phẩm xã Khánh Tiên được thành lập với khoảng 17 hộ tham gia. Từ đây, các hoạt động từ kỹ thuật nuôi đến mở rộng thị trường đều được các hộ dân thảo luận, liên kết với nhau. Khi tham gia vào chi hội, các gia đình sẽ được các đơn vị chức năng chuyển giao công nghệ, có các chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc và không còn phải lo đầu ra. Nhờ đó, thu nhập từ nghề nuôi ốc nhồi ngày càng tăng cao.

Khu ao nuôi cá không hiệu quả được ông Thiệp chuyển đổi sang trại nuôi ốc nhồi.
Khu ao nuôi cá không hiệu quả được ông Thiệp chuyển đổi sang trại nuôi ốc nhồi.

Điển hình trong số hộ nuôi ốc nhồi là gia đình ông Bùi Văn Thiệp, một triệu phú ốc nhồi ở vùng đồng chiêm trũng. Được biết, ông Thiệp là một trong những người đi đầu về nuôi ốc nhồi.

Đến nay, ông Thiệp đã bước sang năm thứ 4 gắn bó với con ốc đặc sản này. Ông cho biết, trước đây khu ao nuôi chỉ để thả cá, nhưng hiệu quả không cao. Do vậy, qua tìm hiểu ông nhận thấy con ốc nhồi đặc sản được nhân nuôi nhiều nơi và nhu cầu thị trường lớn nên rất hiệu quả. Do đó, ông quyết định tận dụng ao cá của gia đình để nuôi ốc.

Vụ ốc nhồi đầu tiên thất bại, ông Thiệp đã kiên trì và tìm ra bí quyết nuôi ốc phát triển quanh năm.
Vụ ốc nhồi đầu tiên thất bại, ông Thiệp đã kiên trì và tìm ra bí quyết nuôi ốc phát triển quanh năm.

Ông Thiệp cho biết, nuôi ốc nhồi không cần bỏ quá nhiều vốn, thậm chí là không mất tiền mua thức ăn mà giá trị kinh tế thu được từ ốc nhồi cao. Cứ khoảng 3 tháng là có một lứa ốc xuất thành phẩm. Riêng ốc nhồi giống, ông Thiệp tự tin đang có khoảng hơn chục vạn con.

Để nắm bắt được kỹ thuật nuôi đâu thắng đó như hiện nay, ông Thiệp cũng từng nếm trải thất bại. Ông cho biết, cũng nhiều người mới bắt tay nuôi ốc nhồi, thấy người khác làm thì làm theo mà không tìm hiểu về kỹ thuật do vậy lứa đầu nuôi không thu được đồng nào. Đó là năm 2019, khi bắt tay vào nuôi mà không áp dụng kỹ thuật nuôi, ông Thiệp đã mất trắng nhưng vẫn không bỏ cuộc.

Sau nhiều lần tìm hiểu khắp nơi về kỹ thuật, về nguồn giống mới, ông Thiệp đã bắt đầu "khởi nghiệp" lại với số lượng rất ít. Rút kinh nghiệm từ lần mắt trắng trước đó, lần thứ 2 nuôi ốc nhồi, ông Thiệp nuôi đến đâu thì nhân giống đến đó. Lứa này đẻ thì nuôi lứa mới rồi tiếp tục "kế gối" lứa sau.

Trại nuôi ốc nhồi của ông Thiệp được đầu tư khá bài bản từng khu nuôi.
Trại nuôi ốc nhồi của ông Thiệp được đầu tư khá bài bản từng khu nuôi.

Cứ như vậy, ông Thiệp đã thành công và chủ động được việc nuôi ốc nhồi bất kể trời nắng, mưa, nóng hay lạnh. Cũng vì quá hiểu đặc tính ốc, ông Thiệp cũng không ngần ngại chia sẻ bí kíp nuôi, nhân giống ốc với người xung quanh để cùng phát triển.

Ông Thiệp cho biết, ốc nhồi đẻ rất nhanh và rất nhiều. Tuy nhiên, người nuôi phải biết ốc rất sợ thời tiết quá nóng, quá lạnh. Do đó, ở thời điểm miền Bắc đang trở lạnh, người nuôi phải điều tiết nguồn nước để đảm bảo nhiệt độ trong ao.

Hoặc để đảm bảo sự sống cho ốc ở mùa Đông, người nuôi có thể thu gom ốc vào lưới cước đặt bên cạnh bờ, hoặc đưa ốc vào bể nước có mái che để đảm bảo nền nhiệt độ cơ bản cho ốc.

Khu trại nuôi ốc được trồng cây và phủ lưới che nhằm điều tiết nhiệt độ.
Khu trại nuôi ốc được trồng cây và phủ lưới che nhằm điều tiết nhiệt độ.

Cũng theo ông Thiệp, nuôi ốc nhồi không tốn kém thức ăn, thậm chí không phải bỏ ra một đồng nào mua thức ăn cho chúng, vì chúng chỉ ăn những loại rau, củ quả, lá cây luôn sẵn có trên vườn hoặc các hàng bán rau ngoài chợ lượm xong bỏ đi đều đưa về thả xuống ao.

Tuy nhiên, nguồn nước nuôi ốc phải đảm bảo sạch sẽ, thậm chí, để tránh nước chua chảy từ bờ xuống, người nuôi phải rắc vôi bột ở khu vực quanh bờ để khử chua.

"Nếu người nuôi giữ được ốc nhồi giống sống qua mùa Đông chắc chắn là thắng lợi. Bởi ốc giống rất đắt, mà nuôi được qua mùa Đông là coi như đã nắm được kỹ thuật cơ bản trong nuôi ốc" ông Thiệp cho biết thêm.

Sau khi kết thúc mùa Đông, các trại nuôi ốc bắt đầu xuống giống nhu cầu ốc giống sẽ tăng cao. Nếu giữ được ốc giống qua mùa đông sẽ thắng lớn.
Sau khi kết thúc mùa Đông, các trại nuôi ốc bắt đầu xuống giống nhu cầu ốc giống sẽ tăng cao. Nếu giữ được ốc giống qua mùa đông sẽ thắng lớn.

Những chia sẻ của ông Thiệp rất hữu ích với người nuôi ốc nhồi hiện nay. Thực tế, phong trào nuôi ốc nhồi từng phát triển rộng khắp cả nước, tuy nhiên không phải ai cũng gặt hái thành công. Con ốc nhồi nhạy cảm với thời tiết bởi vậy người nuôi cần áp dụng kỹ thuật để ổn định nhiệt độ khu nuôi giúp cho ốc phát triển quanh năm. Ốc nhồi dễ nuôi có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn nên chi phí thấp. Chỉ cần ổn định thị trường, người nuôi ốc sẽ có cơ hội làm giàu từ loại vật nuôi này./.

Kim Ngân

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

"Hội chùa Tây Phương" chính thức khai hội và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

"Hội chùa Tây Phương" chính thức khai hội và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2/4 (tức ngày 5/3 Âm lịch), UBND huyện Thạch Thất long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.
Phù điêu Kala Núi Bà được công nhận là bảo vật quốc gia

Phù điêu Kala Núi Bà được công nhận là bảo vật quốc gia

Phù điêu Kala Núi Bà được công nhân là bảo vật quốc gia. Đây là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên được Thủ tướng công nhận; là hiện vật duy nhất, thuộc phong cách Tháp Mẫm muộn, là chiếc đầu Kala cuối cùng…
Làm lễ cúng Tết Thanh minh vào ngày, giờ nào là tốt?

Làm lễ cúng Tết Thanh minh vào ngày, giờ nào là tốt?

Tết Thanh Minh là dịp lễ quan trọng để người Việt bày tỏ lòng thành kính và biết ơn tổ tiên. Mâm cúng được chuẩn bị chu đáo, tùy theo vùng miền và điều kiện gia đình.
Những điều nên làm trong ngày Tết Thanh minh để cả năm đón may mắn

Những điều nên làm trong ngày Tết Thanh minh để cả năm đón may mắn

Tết Thanh Minh là một ngày lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam, mang đậm ý nghĩa tâm linh và lòng hiếu thảo.
Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025

Tối 29/3 (tức mùng 1/3 năm Ất Tỵ), tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.
Tết Thanh minh năm 2025 là ngày nào?

Tết Thanh minh năm 2025 là ngày nào?

Tết Thanh Minh không chỉ là một ngày lễ đơn thuần mà còn là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tiên.
Tranh Đông Hồ - Di sản Văn hóa đặc biệt của làng Việt

Tranh Đông Hồ - Di sản Văn hóa đặc biệt của làng Việt

UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu Đông Hồ” diễn ra từ ngày 29 - 30/3 tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Thanh Hóa: Hàng nghìn người dân nô nức tham gia Lễ hội Cầu Ngư

Thanh Hóa: Hàng nghìn người dân nô nức tham gia Lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội Cầu Ngư tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một trong những sự kiện văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân vùng biển Diêm phố. Năm nay, lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 21/3 đến 23/3/2025 (tức ngày 22/2 đến 24/2 âm lịch)…Lễ hội đã thu hút hàng nghìn lượt nhân dân và du khách trong và ngoài địa bàn tham quan.
Để bánh mì Việt Nam vươn tầm thế giới

Để bánh mì Việt Nam vươn tầm thế giới

Bánh mì không chỉ là món ăn tiện lợi mà còn mang trong mình câu chuyện về văn hóa, lịch sử và sự giao thoa của các nền ẩm thực. Theo các chuyên gia, yếu tố cốt lõi để bánh mì Việt Nam vươn tầm chính là kiểm soát chất lượng đồng nhất.
Lễ hội Cầu Ngư xã Ngư Lộc – Nét đẹp văn hóa linh thiêng và niềm tự hào văn hóa dân tộc

Lễ hội Cầu Ngư xã Ngư Lộc – Nét đẹp văn hóa linh thiêng và niềm tự hào văn hóa dân tộc

Vừa qua, Trung Tướng, PGS,TS. Đồng Đại Lộc đã tham dự Lễ hội Cầu Ngư tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa và cảm thấy rất tự hào về lễ hội truyền thống ở địa phương.
Rộn ràng Lễ hội chùa Tây Phương – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng xứ Đoài

Rộn ràng Lễ hội chùa Tây Phương – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng xứ Đoài

Huyện Thạch Thất (Hà Nội) sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia – Lễ hội chùa Tây Phương; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng tại chùa được công nhận là Bảo vật quốc gia (2015 – 2025), đồng thời khai hội chùa Tây Phương vào ngày 2/4/2025 (tức ngày 5/3 Âm lịch).
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Sáng 21/3, tại Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025, kỷ niệm 1777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.
An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Thời gian qua, các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh An Giang đều được quản lý, trùng tu, tôn tạo để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định Luật Di sản văn hóa.
20 năm “Người gác đền xứ biển”

20 năm “Người gác đền xứ biển”

Cậu Vũ Ngọc Chinh - Thủ nhang Đền thờ Đức Thánh Cả, người gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình cho việc trùng tu tôn tạo ngôi đền. Từ năm 2005 Thủ nhang Đền thờ Đức Thánh Cả đã gắn bó với ngôi Đền đến nay cũng đã tròn 20 năm.
Lễ hội Đền Đức Thánh Cả - Những giá trị truyền thống còn mãi về sau

Lễ hội Đền Đức Thánh Cả - Những giá trị truyền thống còn mãi về sau

Lễ hội truyền thống Đền Đức Thánh Cả diễn ra từ ngày 13, 14, 15 tháng 2 âm lịch hàng năm lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa tâm linh của nhân dân xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá), thu hút nhiều du khách thập phương về dâng hương, chiêm bái.
Về Đa Lộc nghe kể chuyện “đất linh”

Về Đa Lộc nghe kể chuyện “đất linh”

Khu di tích Đền Đức Thánh Cả, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá) trải qua thăng trầm của thời gian, nơi đây là một địa điểm di tích tâm linh cấp tỉnh đặc biệt thu hút đông đảo Nhân dân và du khách về dâng hương, chiêm bái hàng năm.
Công nhận nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Công nhận nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Tại Trung tâm thiết kế sáng tạo giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, UBND huyện Gia Lâm đã long trọng tổ chức Lễ công bố các quyết định công nhận nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và công nhận điểm du lịch Kim Lan.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Dấu mốc về bước tiến mới của cà phê Việt Nam

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Dấu mốc về bước tiến mới của cà phê Việt Nam

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 lần đầu tiên đã đón người đứng đầu Tổ chức cà-phê quốc tế (ICO) đến tham và có bài phát biểu tại Lễ Khai mạc. Đây có thể nói là một dấu mốc đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao vị thế cà-phê Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Lễ hội truyền thống phường Định Công: Nơi tôn vinh giá trị văn hóa, khuyến học, khuyến tài

Lễ hội truyền thống phường Định Công: Nơi tôn vinh giá trị văn hóa, khuyến học, khuyến tài

Lễ hội truyền thống phường Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) không chỉ là sự kiện văn hóa quan trọng, tôn vinh bề dày lịch sử và truyền thống địa phương, mà còn là nguồn động lực để các thế hệ tiếp nối. Đây không chỉ là dịp để con cháu bày tỏ niềm tự hào với di sản cha ông, mà còn là cơ hội tổng kết, báo cáo những thành tựu đạt được trong năm qua.
Cà phê vào hội

Cà phê vào hội

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 đã chính thức khai mạc vào tối qua (10/3). Đây là sự kiện nhằm tôn vinh những nông dân, các nhà chế biến, kinh doanh, xuất khẩu... cà phê.
Phú Thọ tung loạt combo du lịch hấp dẫn dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Phú Thọ tung loạt combo du lịch hấp dẫn dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 với chủ đề "Âm vang nguồn cuội" sẽ có loạt sự kiện, sản phẩm, dịch vụ mới và các gói ưu đãi với các gói combo hấp dẫn cho du khách khi về trẩy hội Đền Hùng.
Hải Phòng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Kỳ Phúc

Hải Phòng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Kỳ Phúc

Lễ hội Kỳ Phúc với tuổi đời hơn 300 năm không chỉ là một nghi lễ tín ngưỡng, mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khẳng định giá trị của truyền thống lịch sử.
Công nhận tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Công nhận tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành quyết định đưa tri thức trồng và chế biến cà phê của tỉnh Đắk Lắk vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia, ghi nhận giá trị đặc sắc của nền nông nghiệp và văn hóa dân gian vùng cao nguyên.
Về làng Đường Yên xem nam nhân thi tài "kén rể"

Về làng Đường Yên xem nam nhân thi tài "kén rể"

Lễ hội kén rể ở làng Đường Yên mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, tái hiện những công việc thường ngày của cư dân lúa nước, gửi gắm trong đó những ước vọng về một cuộc sống ấm no, mùa màng tươi tốt.
Bản Cát Cát giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá cổ của người Mông

Bản Cát Cát giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá cổ của người Mông

Không chỉ là một trong những ngôi làng cổ được mệnh danh là đẹp bậc nhất Tây Bắc, bản Cát Cát luôn là điểm đến hấp dẫn du khách khi đến Sapa bởi công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị truyền thống, nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng dân tộc Mông Sapa.
Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch

Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, những năm qua, tỉnh Hoà Bình đã có nhiều giải pháp khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội đền Hai Bà Trưng” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được tổ chức vào sáng 5/3/2025 (tức ngày 6 tháng Hai năm Ất Tỵ).
Nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?

Nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?

Sự cố liên quan đến tình trạng mất kiểm soát của trâu chọi số 17 tại lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) diễn ra vào ngày 14/2/2025 dẫn đến tin đồn trâu bị “chích điện chết trên sân đấu”. Nhiều tranh luận gay gắt về việc nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?
Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu không chỉ là nghi lễ độc đáo có ý nghĩa tâm linh cầu phúc, góp phần bảo tồn các giá trị vật chất, tinh thần mà còn thiết thực góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động