Phú Thọ: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn Du lịch cả nước dịp lễ giỗ Tổ nơi đông đúc, nơi ế khách |
Khách quốc tế tăng vọt
![]() |
Lượng khách tăng kỷ lục, trên khắp cả nước, từng địa phương cũng lần lượt "khoe" 1 mùa du lịch đầu năm bội thu. |
Theo báo cáo từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính), khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2025 đạt hơn 2,05 triệu lượt người, tăng gần tăng 28,5% so với cùng kỳ 2024. Tính chung quý I/205, cả nước đón hơn 6 triệu lượt khách, tăng gần 30% và là lượng khách đến trong một quý cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Trong 10 thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam, Trung Quốc dẫn đầu với 1,58 triệu lượt; Hàn Quốc thứ hai với 1,26 triệu lượt. Hai thị trường này đóng góp 47% tổng số khách đến Việt Nam.
Đáng chú ý, khách từ thị trường Nga, Campuchia, Philippines và Trung Quốc được xem là động lực tăng trưởng của quý 1 khi có mức tăng cao nhất, lần lượt bằng 210%, 205%, 195% và 178%. Trung Quốc và Nga vốn là hai thị trường khách quốc tế lớn hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam ở thời điểm trước đại dịch Covid-19. Vì một số lý do mà hai thị trường này đều bị sụt giảm đáng tiếc trong vài năm trở lại đây.
Bên cạnh đó, thị trường Ba Lan và Thụy Sĩ cũng ghi nhận gia tăng lượng khách, lần lượt 52,9% và 14,1% so với cùng kỳ năm 2024. Sự tăng trưởng vượt bậc này không đến từ may mắn. Chính sách thị thực thuận lợi, đặc biệt là Nghị quyết 11/NQ-CP miễn visa cho Ba Lan, Séc, Thụy Sỹ từ tháng 3, đã mở rộng cửa đón khách châu Âu. So với năm 2019 – thời điểm trước đại dịch, lượng khách quốc tế quý I/2025 tăng 134%, vượt 98% mức hồi phục của năm 2024.
Lượng khách tăng kỷ lục, trên khắp cả nước, từng địa phương cũng lần lượt "khoe" 1 mùa du lịch đầu năm bội thu. Đón hơn 1,63 triệu lượt khách ngoại trong 3 tháng qua, tăng 18,2% so cùng kỳ năm ngoái và đạt 1 9,2% so với kế hoạch năm 2025, ngành du lịch TP.HCM đã đóng góp 19.245 tỉ đồng doanh thu, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2024. Trong số này cũng có đóng góp không nhỏ từ chi tiêu của gần 3 triệu lượt khách nội địa, mặc dù mức độ tăng trưởng không cao, chỉ tăng 6,3%.
Nếu tính về con số tuyệt đối, mức thu 2.600 tỉ đồng từ các hoạt động du lịch 3 tháng đầu năm của TP.Huế khá nhỏ so với TP.HCM, nhưng mức tăng trưởng lại gần gấp 3 lần, đạt 53% so cùng kỳ năm ngoái. Có được kết quả ấn tượng này nhờ từ đầu năm đến nay, Huế có nhiều hoạt động lễ hội văn hóa đặc sắc được tổ chức, đặc biệt là tổ chức thành công Lễ khai mạc năm du lịch quốc gia gắn với Festival Huế đã tạo điểm nhấn, kích cầu, thu hút gần 1,5 triệu lượt khách, tăng 62%. Trong đó, khách quốc tế tới cố đô ước đạt hơn 650.000 lượt, tăng gần 50%.
Trên cả nước, doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống trong quý 1 tăng mạnh tới 14% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 200.100 tỉ đồng, chiếm 11,7% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Cục Thống kê ghi nhận doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong quý 1 tại các địa phương khác cũng tăng mạnh, như Quảng Ninh tăng 20,1%; Đà Nẵng tăng 16,7%; Hà Nội tăng 14,9%; Hải Phòng tăng 14,6%; Khánh Hòa tăng 11,4%; Cần Thơ tăng 11,2%...
Cùng với đó, doanh thu du lịch lữ hành cũng ước đạt 21.500 tỉ đồng, tăng 18,3%; doanh thu dịch vụ khác ước đạt 175.000 tỉ đồng, chiếm 10,2% tổng mức và tăng 12,5%. Nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao trong các kỳ nghỉ lễ, tết đầu năm cùng số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao là các nhân tố đóng góp tích cực cho tăng trưởng của ngành thương mại, dịch vụ, góp phần vào tăng trưởng GDP 6,93% của toàn nền kinh tế 3 tháng đầu năm.
Cơ hội để bước vào vận hội mới
![]() |
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, nên nếu thúc đẩy được du lịch thì sẽ mang lại tác động lan tỏa cho nhiều ngành kinh tế khác. |
Nhìn lại xuyên suốt quá trình phục hồi của du lịch Việt Nam sau đại dịch đến nay, ông Đặng Minh Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group cho rằng, du lịch nước ta đang hội tụ rất nhiều cơ hội để bước vào vận hội mới. Trong những năm gần đây, các chính sách phát triển du lịch của Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, thể hiện rõ quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
Sự chuyển biến này không chỉ dừng ở mức độ nhận thức mà đã được cụ thể hóa thành những hành động thực tiễn quyết liệt và sát sao với thực tế. Ấn tượng nhất là chính sách thị thực ngày càng linh hoạt, nới lỏng hơn, tạo điều kiện cho du khách quốc tế đến Việt Nam và hiệu quả từ chính sách visa đã được xác tín thông qua số liệu tăng trưởng khách quốc tế. Tuy nhiên, để tạo được sức mạnh đột phá thì chưa, nhất là khi đặt cạnh các "đối thủ" như Thái Lan, Malaysia, Singapore…
Điều này vừa là bất lợi nhưng đồng thời cũng cho thấy du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để khai thác, phát triển bùng nổ. Vì thế, lãnh đạo Sun Group đề xuất Chính phủ và các bộ, ban ngành liên quan tiếp tục tháo gỡ, mở rộng danh sách các quốc gia miễn thị thực, đặc biệt ưu tiên những thị trường khách mục tiêu, giàu tiềm năng như New Zealand, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ; nhóm khách từ các thị trường mới nổi và tiềm năng cao như UAE, Ả Rập Xê Út, Qatar, Kuwait cùng các nước Trung Á, khách châu Âu và Bắc Mỹ…
Nhìn chung tổng quan nền kinh tế, GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế TP.HCM, đánh giá để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 và tăng trưởng 2 con số trong những năm tới, kinh tế Việt Nam vẫn phải dựa vào các động lực chính, đó là tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của Chính phủ và xuất khẩu. Trong đó, tiêu dùng hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của Việt Nam. Sau giai đoạn chững lại vì đại dịch Covid-19, tiêu dùng trong nước đang có xu hướng tăng lên đáng kể, năm 2024 tăng hơn 30% so với 2019.
Theo ông Vinh, khuyến khích người dân chi tiêu, kích thích tiêu dùng luôn là "vũ khí" để các nền kinh tế lớn trên thế giới tạo động lực cho nền kinh tế chuyển động, phát triển. Tuy nhiên, khoảng 77% tỷ lệ tiêu dùng trong nước hiện nay vẫn là hàng thiết yếu; còn dịch vụ, sản phẩm khác chiếm tỷ trọng nhỏ, cho thấy người dân còn tương đối tiết kiệm. Để khuyến khích chi tiêu, cần có những chính sách không chỉ kích cầu người tiêu dùng trong nước mà còn một đối tượng rất quan trọng, đó là du khách nước ngoài tới Việt Nam.
"Nếu ngành du lịch hoàn thành mục tiêu đón 22 - 23 triệu khách quốc tế trong năm nay, đồng thời có những sản phẩm, dịch vụ để khách chi tiêu mạnh tay thì đây sẽ là một trong những yếu tố chủ lực thúc đẩy tiêu dùng trong nước trở thành động lực bứt phá kinh tế", GS.TS Võ Xuân Vinh nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Vietravel Corporation phân tích, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, nên nếu thúc đẩy được du lịch thì sẽ mang lại tác động lan tỏa cho nhiều ngành kinh tế khác. Không chỉ tiêu dùng, dịch vụ mà bất động sản, hạ tầng… cũng có thể khởi sắc ngay nếu có các hoạt động du lịch sôi động. Bởi trong tỷ trọng cấu trúc kinh tế địa phương, ngành xây dựng và kinh tế công nghiệp rất được quan tâm, chú trọng.
Khi du lịch phát triển thì khối bất động sản du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng cũng hồi sinh, từ đó tăng tỷ lệ ngành công nghiệp, xây dựng. Cùng với đó, du lịch cũng góp phần quan trọng đóng góp vào mảng kinh tế tri thức, thông qua việc chuyển đổi số từ hệ thống mạng bán trực tuyến, các kênh OTA kết nối, điều hành…
"Có thể thấy, du lịch có vai trò quan trọng kích hoạt tất cả các ngành đang được coi là động lực chính giúp kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng cao 8% trong năm nay, đó là đầu tư, là tiêu dùng, dịch vụ, là kinh tế số. Quan trọng nhất là tốc độ lan tỏa rất nhanh. Để đạt mục tiêu kinh tế lớn trong thời gian tương đối ngắn thì không gì hiệu quả bằng việc thúc thật mạnh phát triển du lịch, dịch vụ", ông Nguyễn Quốc Kỳ khẳng định.à tiềm năng cao như UAE, Ả Rập Xê Út, Qatar, Kuwait cùng các nước Trung Á, khách châu Âu và Bắc Mỹ…