Hai công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả
Ngày 12/4, Bộ Công an đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam 8 bị can liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả với hai tội danh: “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, từ tháng 8/2021, Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà thành lập hai công ty là Rance Pharma và Hacofood Group tại quận Hà Đông (Hà Nội) để tổ chức sản xuất và kinh doanh sữa bột giả. Các sản phẩm này nhắm đến nhóm đối tượng dễ tổn thương như người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non và phụ nữ mang thai.
![]() |
Nhà máy của Rance Pharma được quảng cáo có dây chuyền hiện đại, nguyên liệu nhập khẩu. |
Tổng cộng có 573 loại sữa bột giả được đưa ra thị trường dưới nhiều nhãn hiệu. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy sản phẩm không đạt chất lượng, một số chỉ tiêu dinh dưỡng chỉ đạt 30–70% so với mức công bố, đủ căn cứ xác định là hàng giả.
Ngoài hai công ty trên, nhóm này còn liên kết thành lập thêm 9 doanh nghiệp để đứng tên công bố và phân phối sản phẩm. Hoạt động tài chính – kế toán của Rance Pharma và Hacofood đều có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng.
Rance Pharma: Thành lập tháng 8/2021 tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông; ngành nghề đăng ký là bán buôn đồ dùng gia đình, nhưng thực tế sản xuất sữa bột quy mô lớn. Công ty ba lần tăng vốn, từ 22 lên 52 tỷ đồng, và đổi người đại diện pháp luật vào tháng 8/2024.
Hacofood Group: Thành lập tháng 4/2022 tại phường Phú Lương, quận Hà Đông, đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm và sữa bột. Vốn điều lệ ban đầu 10 tỷ đồng, sau tăng lên 15 tỷ vào đầu 2025, cũng thay đổi người đại diện pháp luật.
Dữ liệu doanh nghiệp cho thấy cả hai công ty có liên hệ mật thiết về nhân sự, vốn và địa chỉ đăng ký. Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà là hai nhân vật chủ chốt điều hành đường dây, dù hiện tại cả hai công ty đã thay người đại diện pháp luật.
Phát hiện 4 cơ sở sản xuất sữa giả tại Bình Dương
Vào tháng 1/2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương phối hợp với Cảnh sát kinh tế tiến hành kiểm tra đồng loạt 4 cơ sở sản xuất sữa giả do Vũ Thành Công (36 tuổi, ngụ quận 12, TP.HCM) điều hành tại Bình Dương và TP.HCM.
![]() |
Lực lượng chức năng phát hiện xưởng sản xuất sữa giả quy mô lớn liên tỉnh Bình Dương và TP. HCM. |
Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ hơn 7.500 lon sữa bột thành phẩm, 150.000 vỏ lon sữa, 70 thùng nắp kim loại, hàng ngàn nắp nhựa, cùng máy móc, thiết bị sản xuất. Tổng giá trị tang vật ước tính khoảng 14,5 tỷ đồng.
Vũ Thành Công khai nhận đã thuê nhà xưởng tại TP. Dĩ An để sản xuất sữa bột giả các thương hiệu nổi tiếng, giả danh hàng nhập khẩu từ Australia, New Zealand – những sản phẩm chưa được phép lưu hành tại Việt Nam. Sau đó, y đăng bán hàng trên mạng xã hội, giao qua các dịch vụ vận chuyển.
Để tránh bị phát hiện, Vũ Thành Công thường xuyên thay đổi địa điểm sản xuất, kho chứa hàng sau mỗi tháng. Hàng hóa chủ yếu rao bán trên nền tảng thương mại điện tử. Để tạo niềm tin cho khách hàng, cơ sở của Vũ Thành Công sẵn sàng cho khách hàng hàng đồng kiểm bằng cách quét mã QR code trực tiếp trên các lon sữa khi nhận được, bởi khi khách hàng quét mã này sản phẩm vẫn trả ra kết quả ra là hàng chính hãng.
Theo điều tra, Vũ Thành Công đã bắt đầu hoạt động từ cuối tháng 11/2023 và thu lợi bất chính khoảng 3 tỷ đồng từ việc sản xuất sữa bột giả.
![]() |
![]() |
![]() |