Thủ phủ sầu riêng hướng đến xây dựng ngành hàng tử tế, lấy chữ tín làm đầu Đắk Lắk: Nông dân sầu chung vì sầu riêng “sượng” Trung Quốc chi 247 triệu USD để nhập sầu riêng Việt Nam trong tháng 7 |
Ngày 1/9, trong khuôn khổ Lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần thứ 2 tại Đắk Lắk, UBND huyện Krông Pắk tổ chức chương trình đấu giá 3 trái sầu riêng thu về hơn 2,55 tỷ đồng.
Chương trình đấu giá “nữ hoàng sầu riêng” lần đầu tiên được tổ chức tại Đắk Lắk mang nhiều kịch tính. Cụ thể, trái sầu riêng đầu tiên đưa ra đấu giá được lấy từ cây cổ thụ hơn 100 năm trồng ở đồn điền CADA, với mức giá khởi điểm 60 triệu đồng. Cuối cùng, một doanh nghiệp đã trúng đấu giá trái sầu riêng nêu trên với mức giá 350 triệu đồng.
Trái sầu riêng thứ 2, được đưa ra đấu giá thuộc giống Dona với mức giá khởi điểm là 70 triệu đồng. Nhiều doanh nghiệp đưa ra mức giá đấu giá với các bước nhảy 200, 400 rồi 700, 800 triệu đồng.
Cuối cùng, với "quyết tâm sở hữu trái sầu riêng Dona", nữ doanh nhân của Công ty Hồng Sang đã trúng đấu với mức giá 800 triệu đồng. Khi nhận quả sầu riêng Dona mạ vàng, nữ doanh nhân này còn tuyên bố hỗ trợ thêm 100 triệu đồng nữa cho địa phương làm an sinh xã hội.
Đấu giá 3 trái sầu riêng thu về hơn 2,55 tỷ đồng. |
Trái sầu riêng thứ 3, được một doanh nghiệp thu mua sầu riêng Chánh Thu đấu giá trúng. Mức đấu giá trái sầu thứ 3 là 60 triệu đồng, là loại sầu riêng Ri6, được mệnh danh là “nữ hoàng sầu riêng”.
Rất nhiều doanh nghiệp mong muốn sở hữu trái sầu riêng thứ 3. Tuy nhiên, nữ doanh nhân Công ty Chánh Thu đã cố gắng đẩy giá lên đến 500 triệu đồng và được sở hữu. Sau khi trúng đấu giá, nữ doanh nhân kêu gọi những người quen biết để góp thêm tiền cho địa phương làm an sinh xã hội. Cuối cùng, mức giá chốt tại phiên đấu giá quả sầu riêng Ri6 là hơn 1,4 tỷ đồng.
Nữ doanh nhân này cho biết giống sầu riêng Ri6 là niềm tự hào của Việt Nam xuất phát từ huyện Chợ Lách (Bến Tre), quê hương của bà.
"Mục đích của việc đấu giá hôm nay là để góp phần vào an sinh xã hội, nên việc trúng đấu giá này là niềm vui, hạnh phúc của doanh nghiệp. Trái Ri6 trúng đấu giá này, sẽ không thuộc sở hữu của ai mà tôi sẽ mang về tặng chú Sáu Ri - cha đẻ của giống sầu riêng này", nữ doanh nhân này nói.
Lễ hội Sầu riêng lần thứ 2 - năm 2024 |
Bà Ngô Thị Minh Trinh - phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk - cho biết người trúng đấu giá ngoài việc được nhận quả sầu riêng đã mua còn được tặng thêm sầu riêng mạ vàng để trưng bày, lưu niệm.
Trong đó, sầu riêng mạ vàng Ri6 trị giá 50 triệu đồng, sầu riêng Dona lưu niệm trị giá 70 triệu đồng.
"Toàn bộ số tiền trúng đấu giá, huyện sẽ dành để phục vụ công tác an sinh xã hội cho người dân", bà Trinh nói.
Trước đó, đêm 31/9, tại Quảng trường hồ Tân An (thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) Lễ hội Sầu riêng lần thứ 2, năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Sầu riêng Krông Pắc - phát triển và hội nhập”.
Krông Pắc được xem là thủ phủ sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk. Từ loại cây trồng xen canh, sầu riêng đang đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, trở thành hàng hóa xuất khẩu, tạo nên thương hiệu sầu riêng Krông Pắc.
Lễ hội Sầu riêng là dịp để tôn vinh nông dân sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là người trồng sầu riêng, người đã tạo nên thương hiệu đặc sản của Krông Pắc; đồng thời là cơ hội để quảng bá tiềm năng kinh tế, văn hóa, du lịch của địa phương, thu hút đầu tư trong và ngoài nước; kết nối giao thương,.. để quả sầu riêng Krông Pắc khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường.
Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk lần thứ II năm 2024 diễn ra trong 3 ngày với 12 hoạt động sôi nổi, trong đó có cuộc thi nông dân sản xuất sầu riêng giỏi; văn hoá ẩm thực các dân tộc, trưng bày sản phẩm OCOP, thưởng thức sầu riêng tại vườn và tham quan cây sầu riêng cổ thụ,...
Cần nâng cao năng lực cho người làm ra trái sầu riêng |
Nông dân xót xa khi bán sầu riêng rụng sớm chỉ 3.000 đồng/kg |
"Vua" của các loại sầu riêng rớt giá thảm, đâu là nguyên nhân? |