Tác dụng bất ngờ từ vỏ sầu riêng Đắk Lăk: Truy tìm đối tượng phá hoại hàng loạt cây sầu riêng sắp thu hoạch Sầu riêng Musang King gặp khó: Thực hư thế nào? |
Sầu riêng, được mệnh danh là "vua của các loại trái cây". |
Sầu riêng, được mệnh danh là "vua của các loại trái cây", đang ngày càng khẳng định vị thế khi được Trung Quốc và nhiều quốc gia ưa chuộng.
Theo số liệu mới nhất từ hải quan, trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng đạt 1,32 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Sầu riêng hiện chiếm 65% tỷ trọng trong nhóm quả xuất khẩu.
Giá sầu riêng xuất khẩu cũng tăng mạnh 6 tháng qua, dao động 4,3-4,5 USD (110.000-115.000 đồng) một kg, tùy thị trường. Hiện giống Monthong được ưa chuộng nhờ chất lượng cao, hạt lép, mùi thơm ngon và không bị nhão. Thời gian bảo quản của loại này cũng dài hơn so với Ri 6 và các giống khác.
Trong số 10 thị trường hàng đầu nhập khẩu sầu riêng Việt Nam nửa đầu năm, Trung Quốc dẫn đầu với kim ngạch 1,22 tỷ USD, chiếm 92,4%. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng 46%. Thị trường Thái Lan đứng thứ hai, với 47 triệu USD, tăng 90,5% so với nửa đầu năm 2023.
Ngoài hai thị trường lớn này, Nhật Bản và Campuchia cũng tăng cường mua sầu riêng Việt. Nhật Bản chi 2,6 triệu USD, Campuchia chi 1,6 triệu USD, tăng lần lượt gấp 2 và 23 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Chia sẻ tại Tọa đàm: Đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng, cơ hội nào cho nông dân, doanh nghiệp?. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng, cần quan tâm đến đào tạo, nâng cao năng lực cho địa phương, các DN, HTX và các bên liên quan.
Nếu như chúng ta chỉ quan tâm đến chất lượng trái sầu riêng mà không quan tâm đến người sản xuất trái sầu riêng thì chắc chúng ta sẽ không có được trái sầu riêng đáp ứng yêu cầu. Công tác đào tạo, tập huấn để chuyên nghiệp trong sản xuất trái sầu riêng vô cùng quan trọng.
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam. |
Như ý kiến của các chuyên gia, nếu mình sản xuất sầu riêng đông lạnh mà không có công nghệ thì không ổn, sẽ không đạt được kết quả đó. Hiện nay, rất nhiều giải pháp công nghệ được đưa ra để bảo quản không chỉ sầu riêng mà còn nhiều sản phẩm nông sản thực phẩm khác.
Đối với mặt hàng sầu riêng, đúng là chúng ta phải quan tâm đến nguồn gốc, giống, vùng trồng, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm. Tôi lấy ví dụ rất thực tiễn, người nhà tôi trong Gia Lai vô tư chặt cà phê để trồng sầu riêng trong khi chưa nắm rõ kỹ thuật, công nghệ chỉ vì thấy nhà hàng xóm trồng được mình cũng trồng. Tôi cho rằng đây chưa phải là cách làm hay, bởi họ cần phải am hiểu về mặt kỹ thuật, kinh nghiệm, nguồn gốc vùng trồng.Do vậy, việc tập huấn, nâng cao kỹ thuật cho bà con rất cần thiết. Muốn vậy, phải chuẩn hóa cho bà con ngay từ đầu vào và trong cả quá trình sản xuất, xuất khẩu. Phải có cơ chế giám sát, đồng quản lý cho cả chuỗi sản xuất từ người thu mua, thương lái đến người trồng sầu riêng.
“Chúng ta phải bỏ tư duy ăn xổi, mỗi bên trong chuỗi sản xuất cần giảm lợi ích đi một chút thì mới phát triển bền vững được”, ông Nam nhấn mạnh.
Từng có thời gian làm việc với các nhà vườn và doanh nghiệp Thái Lan, bà Phan Thị Mến, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Khoa học và Công nghệ Sutech cho hay, nông dân cắt sầu riêng non có thể bị bắt, nếu mã số vùng trồng vi phạm nhiều lần, người chịu trách nhiệm có thể phải ngồi tù.
Bà Mến chia sẻ, ngoài mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, Thái Lan chú trọng tới độ già của trái sầu riêng xuất khẩu. Thái Lan đã quy định độ khô tối thiểu với trái sầu riêng xuất khẩu là 32%. Tuy nhiên năm 2023, sau khi sầu riêng Việt Nam xuất khẩu mạnh sang Trung Quốc, Thái Lan đã nâng tiêu chuẩn về độ khô lên 35% và đang hướng tới mục tiêu 37%.
"Chúng ta nên học họ cách kiểm soát tiêu chuẩn này. Bởi vì khi trái sầu riêng đạt được độ khô tối thiểu quả mới đạt được độ chín, độ ngọt, sầu mới ăn được", bà Mến nhấn mạnh và kiến nghị cần phải có chế tài để nông dân, thương lái luôn phải thu hoạch sầu riêng đủ già, ai thu hoạch sầu riêng non cần bị xử phạt.
Bà Mến dẫn chứng tại Thái Lan, luật rất răn đe tất cả những bên tham gia vào chuỗi liên kết đều sợ. Ví dụ chỉ cần một nông dân cắt sầu non có thể bị bắt, nếu mã số vùng trồng vi phạm nhiều lần người chịu trách nhiệm có thể phải ngồi tù.
“Ở Việt Nam chúng tôi chưa thực hiện công tác tư vấn xong thương lái đã vào vườn đặt cọc rồi. Đến khi thu hoạch, chỉ cần chênh nhau giá một chút thôi, người dân đã bỏ cọc để bán cho người khác rồi. Bởi vậy, rất cần vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, trọng tài để đảm bảo quyền lợi cho người dân, doanh nghiệp. Còn nếu cứ để như hiện nay, mức độ rủi ro sẽ cao hơn”, bà Mến nói.
Để sầu riêng không còn nỗi lo chung |
Vụ 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi: Không phát hiện mẫu nào vượt ngưỡng như cảnh báo |
Giá sầu riêng Ri6 giảm 70% so với mức đỉnh |