Đắk Lắk: Kiểm tra các doanh nghiệp "vượt rào" gây ảnh hưởng thương hiệu sầu riêng xuất khẩu Krông Pắc

Chủ tịch huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) yêu cầu các đơn vị liên quan vào cuộc kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp "vượt rào" làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sầu riêng, thương hiệu sầu riêng địa phương này; chỉ đạo làm rõ việc Hợp tác xã cây ăn trái Krông Pắc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

Ông Đinh Xuân Diệu – Chủ tịch huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, đang chỉ đạo các đơn vị vào cuộc để xử lý vụ việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã do đã vi phạm khoản 2 Điều 56 Luật Hợp tác xã.

“Công an tỉnh họ đã thu hồi con dấu của HTX. Do đó, Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện đã thu hồi giấy phép (giấy chứng nhận) vì họ sai phạm. Tôi đang chỉ đạo các đơn vị vào cuộc để xử lý làm rõ, nhằm tránh việc ảnh hưởng thương hiệu sầu riêng xuất khẩu ở huyện Krông Pắc. Việc xuất khẩu sầu riêng Krông Pắc có tầm ảnh hưởng rất lớn, đó là một thương hiệu của huyện nói riêng và nói chung của nước ta. Vì vậy, chúng tôi không thể vì một lý do nào đó mà làm ảnh hưởng đến thương hiệu này được, ngăn chặn các doanh nghiệp đang “vượt rào” gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh xuất khẩu ở địa phương”- ông Diệu nói.

Bài 1: Hợp tác xã cây ăn trái Krông Pắc vì sao bị thu hồi giấy đăng ký chứng nhận?
Những chuyến xe chở lô hàng sầu riêng đầu tiên đi Trung Quốc đã lăn bánh trước đó.

Ông Diệu nhấn mạnh: "Hiện tại, sầu riêng ở huyện Krông Pắc đang vào mùa thu hoạch. Do đó, lượng thương lái đổ xô về thu mua rất nhiều. Để tránh việc mua bán mã vùng trồng, chính quyền đã yêu cầu các đơn vị liên quan vào cuộc nhằm đảm bảo thương hiệu sầu riêng xuất khẩu đi Trung Quốc đúng theo quy định."

Trước đó, tại Quyết định số 04/QĐ-TCKH về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã Krông Pắc do bà Nguyễn Thị Thu Hương - Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Krông Pắc ký ngày 20/6/2023 lấy căn cứ dựa trên Quyết định số 65/QĐ-XPHC, ngày 21/02/2023 của Công an tỉnh Đăk Lăk về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Phạm Anh Tuấn và Thông báo số 07/TCKH-KTHT ngày 9/5/2023 của phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Krông Pắc về việc vi phạm.

Ngày 19/6, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Công văn số 5105/UBND-KT gửi UBND huyện Krông Pắc về việc xử lý Đơn kiến nghị việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

Bài 1: Hợp tác xã cây ăn trái Krông Pắc vì sao bị thu hồi giấy đăng ký chứng nhận?
Hiện tại các nhà nông ở huyện Krông Pắc đang vthu hoạch sầu riêng

Theo công văn, UBND tỉnh đề nghị UBND huyện Krông Pắc chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu Đơn kiến nghị nêu trên, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn, trả lời Hợp tác xã cây ăn trái Krông Pắc theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước

Theo nội dung đơn thư, ngày 9/5, Hợp tác xã cây ăn trái Prông Pắc nhận được thông báo số 07/TCKH/KTHT của UBND huyện Krông Pắc với nội dung hợp tác xã thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã do đã vi phạm khoản 2 Điều 56 Luật Hợp tác xã.

Do nhận thấy những căn cứ được áp dụng trong thông báo là trái quy định của pháp luật nên lãnh đạo Hợp tác xã cây ăn trái Krông Pắk đã có đơn kiến nghị gửi UBND huyện Krông Pắc đề nghị thu hồi thông báo này. Tuy nhiên, các văn bản báo cáo và kiến nghị của hợp tác xã không được giải quyết và trả lời.

Đến ngày 20/6, UBND huyện Krông Pắk tiếp tục ban hành Quyết định số 04/QĐ-TCKH về việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Anh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã cây ăn trái Krông Pắk cho rằng, sự việc có dấu hiệu hết sức bất thường khi UBND huyện Krông Pắc cố tình xử lý sự việc một cách vội vàng.

“Tôi không hiểu vì sao lãnh đạo UBND huyện không xem xét đến ý kiến chính đáng của hợp tác xã và nhân dân địa phương mà lại ra quyết định thu hồi giấy đăng ký của chúng tôi vội vàng như vậy. Đáng nói, những căn cứ mà huyện đưa ra hoàn toàn trái với quy định pháp luật”- ông Phạm Anh Tuấn nói.

Thời điểm từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2023, mùa sầu riêng tại thị xã Buôn Hồ bắt đầu vào vụ thu hoạch.

Giá sầu riêng tăng cao luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh các loại tội phạm như trộm cắp tài sản, hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích … Không những thế, tình trạng bảo kê, dắt mối, thu phí, ép giá người dân và thương lái cũng diễn ra gây mất ANTT trên địa bàn.

Bên cạnh đó, hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm như các đối tượng sử dụng thuốc cấm không được các cơ quan Nhà nước cho phép sau khi thu hoạch nhằm ép chín nhanh, làm đẹp vỏ trái sầu riêng ...Việc này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng trái sầu riêng và sức khỏe của người tiêu dùng.

Bài 1: Hợp tác xã cây ăn trái Krông Pắc vì sao bị thu hồi giấy đăng ký chứng nhận?
Công an thị xã Buôn Hồ cảnh báo về việc trộm cắp sầu riêng tại thời điểm đang thu hoạch.

Công an thị xã Buôn Hồ đã ban hành kế hoạch số 195/KH-CATX ngày 10/7/2023, về việc đảm bảo ANTT vụ mùa sầu riêng năm 2023 trên địa bàn thị xã Buôn Hồ. Theo đó, Công an thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua nhiều loại hình phương tiện thông tin đại chúng; Tăng cường công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, đối tượng, rà soát đưa vào diện quản lý, gọi hỏi, răn đe các đối tượng hình sự, đối tượng nghiện chất ma túy, đối tượng nổi có biểu hiện nghi vấn hoạt động; Tiếp tục duy trì tổ tuần tra 191 của công an thị xã phối hợp với các tổ tuần tra của các phường, xã để khép kín địa bàn, góp phần phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm nói chung và tội phạm trộm cắp; cung cấp số điện thoại để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân liên quan đến nạn trộm cắp, bảo kê, đầu cơ, ép giá của các đối tượng phạm tội….

Trước tình trạng trên, Công an thị xã Buôn Hồ đề nghị người dân trồng cây sầu riêng trên địa bàn thị xã nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức bảo vệ tài sản, các hộ trồng sầu riêng ở gần nhau thành lập các tổ tự quản, chốt ở các lối ra, lối vào để canh gác, bảo vệ; làm hàng rào bao kín vườn, rẫy; lắp đặt hệ thống camera giám sát … tránh sơ hở để các đối tượng lợi dụng đột nhập cắt trộm sầu riêng hoặc lấy trộm các tài sản khác có giá trị trong vườn, rẫy.

Đối với việc ký hợp đồng mua bán, các hộ dân cần ghi rõ từng nội dung, cẩn trọng trong ký kết hợp đồng, nếu không thành thạo các nội dung giao kết hợp đồng cần nhờ người có kinh nghiệm tư vấn để ký kết, tránh trường hợp thương lái đặt cọc với số tiền ít, rồi đến lựa cắt các quả đẹp mang bán hưởng lợi chênh lệch cao, sau đó bỏ cọc không cắt số quả còn lại theo hợp đồng. Đặc biệt cần chốt thời điểm bàn giao, trả vườn để tránh các trường hợp phát sinh tranh chấp không thỏa thuận được mà không cắt, không trả lại vườn, trái rụng phải đem bán với giá rẻ, thương lái không đến cắt đẫn đến cây bị suy kiệt, thiệt hại cho sản lượng quả trong vụ mùa sau.

Đối với các vựa, hộ kinh doanh, mua, bán trái sầu riêng cần cạnh tranh lành mạnh theo đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra tình trạng đe dọa các nhà vườn, tranh giành, nâng ép giá trong việc mua bán trái sầu riêng. Tuyệt đối chấp hành quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình trước và sau thu hoạch trái sầu riêng. Các hành vi vi phạm sẽ bị cơ quan Công an xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Khi phát hiện các dấu hiệu nghi vấn, hành vi phạm pháp luật, người dân cần nhanh chóng thông báo cho cơ quan Công an gần nhất hoặc điện thoại trực ban hình sự Công an thị xã số 0262 3872286

Thanh Hải

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đồng Nai: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Đồng Nai: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Song song với hoạt động quảng bá du lịch, huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) cần đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tìm kiếm, phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, phát triển du lịch trên địa bàn.
Ninh Hòa không ngừng trau dồi, nâng cấp sản phẩm OCOP

Ninh Hòa không ngừng trau dồi, nâng cấp sản phẩm OCOP

Tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các chủ thể của thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) đã trình làng nhiều sản phẩm chất lượng, đa dạng và không ngừng được trau dồi, nâng cấp.
Hà Nội tìm hướng đi phát triển sản phẩm OCOP

Hà Nội tìm hướng đi phát triển sản phẩm OCOP

Hà Nội là vùng đất trăm nghề cùng với nhiều nông sản đặc sản, một tiềm năng, lợi thế để phát triển thêm sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tính đến nay, TP. Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về sản phẩm OCOP với xấp xỉ gần 3.000 sản phẩm.
Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái vươn xa

Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái vươn xa

Người dân Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) đã phát triển nhiều sản phẩm sơn mài đa dạng và xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới. Những năm gần đây, sản phẩm sơn mài Hạ Thái được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Tỉnh Quảng Trị đang tập trung phát triển các sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng và lợi thế khu vực nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện hiệu quả và bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
OCOP Thái Bình: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm địa phương

OCOP Thái Bình: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm địa phương

Công tác quản lý, giám sát sản phẩm OCOP Thái Bình còn nhiều khó khăn. Thời gian tới, tỉnh Thái Bình sẽ tập trung vào phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương với các đặc sản, sản phẩm truyền thống.
Vì sao sản phẩm OCOP khó “chen chân” vào siêu thị?

Vì sao sản phẩm OCOP khó “chen chân” vào siêu thị?

Mặc dù tỉnh Bạc Liêu có nhiều sản phẩm OCOP đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hóa theo quy định, song chỉ có số ít sản phẩm OCOP của tỉnh “chen chân” được vào siêu thị.
Nâng cao chất lượng cho sản phẩm OCOP, "chìa khoá vàng" giữ thương hiệu Việt

Nâng cao chất lượng cho sản phẩm OCOP, "chìa khoá vàng" giữ thương hiệu Việt

Những vướng mắc trong thủ tục, chi phí đánh giá lại là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, thiếu vốn đầu tư. Để đạt tiêu chuẩn OCOP là một chặng đường, giữ thương hiệu lại là bài toán khó hơn.
Phát triển sản phẩm OCOP: “Đại sứ” của du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP: “Đại sứ” của du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP thành công không chỉ là câu chuyện về kinh tế mà còn là giải pháp bền vững cho bảo tồn và phát triển nông thôn, hướng tới một tương lai du lịch gắn kết chặt chẽ với giá trị văn hóa, sinh thái và cộng đồng.
Thanh Hóa tìm kiếm, nuôi dưỡng các sản phẩm OCOP tiềm năng

Thanh Hóa tìm kiếm, nuôi dưỡng các sản phẩm OCOP tiềm năng

Để phát triển sản phẩm OCOP trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục tìm kiếm và nuôi dưỡng các sản phẩm tiềm năng; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể đã có sản phẩm OCOP được công nhận hoàn thiện và nâng cấp lên hạng sao cao hơn.
Hà Nam phấn đấu có thêm 25 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2025

Hà Nam phấn đấu có thêm 25 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2025

Mục tiêu năm 2025, Hà Nam phấn đấu có thêm 20 - 25 sản phẩm được công nhận OCOP hạng 3 sao trở lên. Đồng thời, đánh giá nâng hạng, đánh giá lại các sản phẩm OCOP đã hết hạn và phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP đã được công nhận.
Quảng Bình: Xây dựng gian hàng thực tế ảo 3D trưng bày sản phẩm OCOP

Quảng Bình: Xây dựng gian hàng thực tế ảo 3D trưng bày sản phẩm OCOP

Gian hàng thực tế ảo 3D được trang trí và mô phỏng dựa trên bài trí của gian hàng thực tế. Qua đó, tiếp cận khách hàng rộng rãi hơn do không giới hạn về địa lý, người tiêu dùng từ khắp nơi có thể tham quan và mua sắm sản phẩm OCOP mà không cần đến tận nơi.
Huyện Yên Thủy quảng bá, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP

Huyện Yên Thủy quảng bá, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP

Để phát triển các sản phẩm OCOP, tạo thương hiệu riêng cho địa phương, thời gian tới, huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình) tạo điều kiện hỗ trợ các tập thể, cá nhân giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Yên Bái gia tăng giá trị, thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Yên Bái gia tăng giá trị, thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Không chỉ dừng lại ở việc phát triển số lượng sản phẩm, tỉnh Yên Bái còn tập trung nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và thương hiệu cho các sản phẩm OCOP, trong đó đặc biệt quan tâm đến cải tiến quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc.
Cả nước có 15.590 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên: Mừng nhưng chưa vui

Cả nước có 15.590 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên: Mừng nhưng chưa vui

Với con số gần 15,6 nghìn sản phẩm OCOP thì đây là kết quả “rất đáng mừng, nhưng chưa vui” vì còn có những sản phẩm có vấn để về chất lượng, hoặc sản phẩm không đúng thông số ghi trên bao bì. Điều này ảnh hưởng đến uy tín chung của sản phẩm OCOP.
Vĩnh Phúc đưa sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Vĩnh Phúc đưa sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Để chương trình OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, thời gian tới, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ; bảo vệ môi trường,...
Đồng Tháp: Thu hồi giấy chứng nhận đối với 47 sản phẩm OCOP

Đồng Tháp: Thu hồi giấy chứng nhận đối với 47 sản phẩm OCOP

Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho biết đã ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đối với 47 sản phẩm (trong đó có 44 sản phẩm đạt 3 sao và 3 sản phẩm đạt 4 sao) của 27 chủ thể.
Đặc sản cam giòn Thượng Lộc sẵn sàng đón Tết Nguyên đán

Đặc sản cam giòn Thượng Lộc sẵn sàng đón Tết Nguyên đán

Vào những ngày giáp Tết Nguyên đán người dân xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) lại háo hức thu hoạch “đặc sản” của địa phương để đưa ra thị trường, đó chính là cam giòn Thượng Lộc, sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 4 sao.
“Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N” đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia

“Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N” đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia

Mới đây, tại Hà Nội, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã họp, đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Sau khi tiến hành đánh giá, chấm điểm 52 sản phẩm, hội đồng đã chọn ra được 28 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao, trong đó có sản phẩm nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N của Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia (Mắm Lê Gia).
Sản phẩm OCOP Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế

Trong 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du lịch có 2 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm…
Hà Nội dẫn đầu cả nước trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Hà Nội dẫn đầu cả nước trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Đến hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch TP. Hà Nội đề ra từ đầu năm.
Phát triển sản phẩm OCOP: Không thể trùng lặp, ồ ạt

Phát triển sản phẩm OCOP: Không thể trùng lặp, ồ ạt

Hiện nay, tình trạng trùng lặp và một màu của các sản phẩm OCOP đang trở thành một bài toán khó giải quyết. Việc làm thế nào để vừa phát triển sự đa dạng của sản phẩm nhưng đồng thời cũng phải giữ được tính đặc trưng của từng vùng miền là câu hỏi đặt ra trong hành trình phát triển bền vững của OCOP.
Ninh Thuận có 42 sản phẩm OCOP 4 sao và 225 sản phẩm OCOP 3 sao

Ninh Thuận có 42 sản phẩm OCOP 4 sao và 225 sản phẩm OCOP 3 sao

Ninh Thuận đã rất chú trọng hỗ trợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP của địa phương tại các hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối giao thương; các hội chợ trong nước và quốc tế, nhiều sản phẩm đã tìm được đối tác ký kết tiêu thụ lâu dài.
Huyện Thạch Thất đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm  OCOP

Huyện Thạch Thất đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao.
Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 có gì đặc biệt?

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 có gì đặc biệt?

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 sẽ diễn ra từ ngày 17/01 đến hết ngày 22/01/2025 (tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn) tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh.
Phú Thọ có thêm 99 sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024

Phú Thọ có thêm 99 sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, năm 2024 tỉnh có thêm 99 sản phẩm mới, trong đó có 94 sản phẩm hạng 3 sao và 5 sản phẩm hạng 4 sao.
Khát vọng lan tỏa giá trị trà Việt của nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu

Khát vọng lan tỏa giá trị trà Việt của nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu

Với nghệ nhân Đào Đức Hiếu, mỗi búp trà không chỉ đơn thuần là sản phẩm của đất trời mà còn là biểu tượng văn hóa, là sợi dây kết nối con người với thiên nhiên hùng vĩ của vùng Tây Bắc. Nhưng ít ai biết, đối với anh, trà không chỉ là một nghề mà còn là sứ mệnh thiêng liêng nhằm gìn giữ những giá trị quý báu của cha ông để lại.
Đồng Tháp có thêm 35 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp có thêm 35 sản phẩm OCOP 4 sao

35 sản phẩm vừa được UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận OCOP 4 sao là của 20 chủ thể thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động